Cách chữa đau nhức cho bà bầu

Tình trạng đau đầu ở mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, là hiện tượng vô cùng phổ biến. Vậy đâu là các cách chữa đau đầu cho bà bầu?

Rất nhiều phụ nữ bị đau đầu khi mang thai, có khi là đau dữ dội đến mức không thể ngủ được và không có dấu hiệu thuyên giảm. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng đáng báo động. Vậy các cách chữa đau đầu cho bà bầu là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 8 phương pháp tuy đơn giản mà hữu hiệu giúp giảm đau đầu sau đây nhé.

1. Tìm ra nguyên nhân để có cách chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả

Các chuyên gia khuyên bạn nên ghi chú vào một cuốn “nhật ký sức khỏe” để giúp bạn nhận ra đâu là tác nhân kích hoạt cơn đau. Nếu lần tới khi bạn bị đau nửa đầu, hãy ghi lại tất cả mọi thứ bạn đã ăn trong 24 giờ trước và những việc bạn đang làm khi cơn đau bắt đầu.

2. Dùng túi chườm có thể là cách giảm đau đầu cho bà bầu

Đối với đau đầu căng cơ, bạn hãy áp túi chườm ấm hoặc mát vào trán hoặc đầu. Theo đó, chườm nóng có tác dụng làm cho thân nhiệt tăng dẫn đến giãn cơ, dây chằng và giảm các kích thích thần kinh nên giúp xoa dịu cơn đau. Riêng nhiệt độ lạnh làm các mạch máu co lại từ đó giảm tuần hoàn tại chỗ, ngăn phản ứng viêm, đau diễn ra. Túi chườm lạnh sẽ thích hợp cho các cơn đau cấp tính như đau nửa đầu.

3. Cách chữa đau đầu cho bà bầu: Mẹ hãy thử tắm vòi sen

Đối với một số người bị đau nửa đầu, tắm nước mát cũng giúp giảm đau nhanh chóng. Nếu không thể tắm, bạn hãy vốc nước lên mặt. Tắm vòi sen hoặc tắm bồn với nước ấm có thể làm dịu cơn đau đầu căng cơ.

4. Đừng để quá khát hoặc đói

Đừng để bản thân quá khát hoặc đói cũng là cách chữa đau đầu cho bà bầu đấy! Ngoài ra, muốn tránh bị hạ đường huyết [một nguyên nhân cũng thường gây đau đầu], bạn hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa. Khi đi du lịch hay đi chơi, bạn hãy mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh như bánh quy, trái cây, sữa chua nhưng tuyệt đối tránh mang các loại bánh kẹo và nước ngọt vì chúng có thể làm lượng đường trong máu tăng hoặc giảm đột ngột.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên uống nhiều nước. Nếu bạn bị đau đầu kèm nôn ói, hãy nhấp từng ngụm chậm rãi để hạn chế tình trạng này.

5. Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng để cơ thể có thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Vì thế mà cách giảm đau đầu khi mang thai là bạn hãy tập trung dành nhiều thời gian hơn vào giấc ngủ ban đêm. Khi bị đau nửa đầu, bạn nên ngủ trong một căn phòng thật tối và yên tĩnh.

6. Cách chữa đau đầu cho bà bầu: Tập thể dục

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tần số và mức độ của những cơn đau nửa đầu và đau đầu căng cơ. Nếu bạn bị đau nửa đầu, hãy bắt đầu tập luyện từ từ bởi vì những hoạt động đột ngột có thể sẽ làm khởi phát cơn đau. Một lưu ý nhỏ nữa là bạn không nên tập khi đang đau đầu vì sẽ càng làm cơn đau thêm nặng hơn.

Những bài tập giúp duy trì vóc dáng sẽ rất hữu ích cho trường hợp đau đầu ở tam cá nguyệt thứ ba.

7. Cách trị đau đầu cho bà bầu – Hãy áp dụng các kỹ thuật thư giãn

Nếu băn khoăn không biết bà bầu bị đau đầu phải làm sao thì mẹ nên tìm đến các liệu pháp phản hồi sinh học [Biofeedback] chẳng hạn như: thiền định, yoga và tự thôi miên sẽ giúp giảm căng thẳng và đau đầu nhanh chóng.

8. Massage

Mặc dù hiệu quả của phương pháp massage chưa thực sự rõ ràng nhưng nhiều người vẫn lựa chọn phương pháp này như là cách chữa đau đầu nhanh chóng cho bà bầu. Nếu muốn được massage toàn thân, tốt nhất bạn nên đi tới những trung tâm spa uy tín để được các chuyên viên về massage giúp bạn thư giãn và giảm căng cơ ở cổ, vai và lưng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những phương pháp hiệu quả giúp làm giảm đau đầu căng cơ ở mẹ bầu.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tình trạng đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do theo thời gian, thai nhi càng lớn sẽ tạo một áp lực ảnh hưởng tới vùng xương chậu và cột sống của mẹ khiến cho mẹ bầu rất dễ bị đau ở khu vực này. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng chị em phụ nữ cũng nên bỏ túi cho mình một số bí kíp chữa đau lưng khi mang thai hiệu quả để công cuộc thai nghén trở nên đỡ vất vả hơn.

1. Tổng hợp các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai

Mẹ thay đổi hormone khi có bầu:

Thông thường cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tiết ra một loại hormone có tên là relaxin nhằm giúp giãn nở phần khung chậu, chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới. Bộ phận khung chậu gồm có các dây chằng và cơ vùng lưng dưới sẽ chịu áp lực ngày càng lớn khi thai nhi phát triển, tử cung to ra tì đè vào các bộ phận này khiến chúng căng giãn và gây đau lưng hông. Ngoài ra khi khung chậu giãn nở, các khớp xương cũng thiếu đi sự liên kết như ban đầu, kết cấu trở nên lỏng lẻo hơn dẫn tới tình trạng đau.

Do sự suy yếu của các cơ vùng bụng:

Nhiệm vụ của các cơ vùng bụng là chịu đựng sức ép từ trọng lượng cơ thể khi chúng ta nằm sấp hoặc giúp co giãn linh hoạt mỗi khi ta gập người. Đối với phụ nữ đang mang thai, những cơ vùng bụng sẽ yếu đi rất nhiều, thậm chí còn bị kéo căng giãn quá mức vì thai nhi lớn dần lên trong bụng mẹ. Theo thời gian các cơ ở lưng sẽ bị chèn ép khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau đớn.

Đau lưng khi mang thai là một sinh lý bình thường của cơ thể

Mẹ bầu tăng cân:

Sự gia tăng trọng lượng của cả thai nhi lẫn thai phụ sẽ tạo nên một sức nặng đè lên khung xương chậu và cột sống, từ đó làm cho mẹ bầu luôn cảm thấy bị đau, nhức mỏi lưng.

Cảm xúc căng thẳng:

Mặc dù căng thẳng là một trạng thái tâm lý nhưng cũng có một tác động nhất định đối với sức khỏe mẹ bầu. Cảm xúc này có thể khiến cho các cơ không được thư giãn, luôn trong trạng thái căng cứng. Nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ gây mệt mỏi và đau lưng.

Vị trí của thai nhi:

Càng tiến dần đến những tháng cuối của thai kỳ thì em bé sẽ tích cực hấp thu nhiều chất dinh dưỡng để đạt tới cân nặng lý tưởng khi chào đời. Những cơn đau lưng cũng vì thế mà tăng lên. Nếu thai nhi có tư thế lưng nằm ngược so với lưng của mẹ thì sẽ tạo ra một sức ép đáng kể lên khu vực xương lưng của mẹ.

Động thai:

Động thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lưng mẹ bầu bị đau. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng này bao gồm: tiết dịch âm đạo một cách bất thường, ra máu nâu hoặc đỏ tươi, đau bụng, đặc biệt là đau vùng thắt lưng. Do đó nếu mẹ bầu thấy lưng đau kèm theo những biểu hiện trên cần đi khám ngay để có phương án xử trí kịp thời và phù hợp.

Căng thẳng quá mức cũng là yếu tố khiến mẹ bầu bị đau lưng

Do thay đổi tư thế:

Khi mang bầu, tử cung sẽ cùng lớn lên với thai nhi khiến cho cột sống thắt lưng có xu hướng cong nhiều hơn về phía trước, trọng tâm cơ thể do đó cũng thay đổi theo. Nhằm giữ tư thế thăng bằng mỗi khi di chuyển, các mẹ thường có thói quen ngả người về đằng sau càng khiến cho lưng bị cong và dễ gây nên tình trạng đau nhức.

Do bị đau dây thần kinh tọa:

Khi thai nhi phát triển lớn, có thể gây gia tăng áp lực lên cột sống làm đè ép vào dây TK tọa gây đau. Biểu hiện này rõ nhất ở các trường hợp phụ nữ lười vận động hoặc có bệnh lý về xương khớp trước đó, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, các vấn đề về giảm mật độ xương, thoái hoá, loãng xương bắt đầu xuất hiện….

2. Cách chữa đau lưng khi mang thai

Vì đối tượng bà bầu cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc do lo ngại những ảnh hưởng không mong muốn lên thai nhi, vì thế tốt hơn hết để chữa đau lưng khi mang thai, các mẹ nên áp dụng những biện pháp an toàn sau:

  • Không mang vác những vật nặng.

  • Nên đi giày thấp hoặc đế bằng, rộng rãi, mềm mại và vừa chân. Ngoài ra nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thắt lưng thấp hỗ trợ vùng lưng bụng.

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... giúp tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, hỗ trợ cho quá trình sinh nở sau này được diễn ra dễ dàng hơn.

Vận động nhẹ nhàng cũng là một trong những cách chữa đau lưng khi mang thai hiệu quả

  • Có thể chườm nóng vùng thắt lưng. Nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, lưu thông khí huyết.

  • Các mẹ bầu nên thực hiện massage toàn thân và vùng lưng để co giãn và tạo độ đàn hồi cho các cơ vùng chân và lưng.

  • Chế độ dinh dưỡng nên được kiểm soát một cách khoa học và hợp lý, tránh nạp quá nhiều năng lượng khiến cân nặng gia tăng nhanh gây áp lực lên vùng lưng hông. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

  • Thai kỳ từ tháng thứ 7 trở đi, lúc này bụng bầu đã khá lớn, các mẹ nên dùng loại đai đỡ bụng chuyên dành cho bà bầu để giảm tác động lên vùng lưng.

  • Điều chỉnh tư thế:

  • Đi đứng đúng cách thông qua tập luyện: hạ mông xuống, đứng thẳng người kéo 2 vai về phía sau, sau đó vươn người lên cao;

  • Khi ngồi ở bất kỳ đâu cũng cần lót một miếng đệm tựa lưng, kê chân lên một vật như ghế, ngồi thẳng, xuôi vai xuống;

  • Khi nằm ngủ không nên sử dụng đệm quá mềm hoặc quá cứng. Khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để tăng cường lưu thông dưỡng chất, máu và oxy tới thai nhi, đồng thời có tác dụng làm giảm áp lực đè vào xương chậu, vùng lưng và thắt lưng. Nên kết hợp dùng gối bà bầu để tư thế ngủ được thoải mái hơn.

3. Ở mức độ đau lưng nào thì mẹ bầu nên đi khám?

  • Đau lưng liên tục và sau khi đã áp dụng nhiều cách vẫn không thể giảm đau;

  • Cơn đau lưng tăng nặng khiến mẹ bầu trở nên căng thẳng;

  • Có cảm giác rát hoặc đau buốt mỗi khi đi tiểu;

  • Đau lưng kèm theo các biểu hiện như chảy máu âm đạo, sốt hoặc dự tính sẽ sinh sớm;

  • Phải dùng tới thuốc giảm đau hoặc không đáp ứng thuốc giảm đau.

Nếu mẹ bầu gặp những biểu hiện đau lưng kéo dài bất thường cần đi khám ngay

Trên đây là những nguyên nhân gây đau lưng và cách chữa đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu. Chị em phụ nữ thường sẽ bị đau lưng nhiều ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và đây cũng là thời điểm rất nhạy cảm. Do đó mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý dù chỉ là những triệu chứng nhỏ nhất vì đó có thể là cảnh báo cho tình trạng động thai, sinh non hoặc thai lưu. Mẹ bầu nên tích cực thăm khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi thai kỳ, đảm bảo em bé luôn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Mẹ bầu hãy truy cập ngay vào website chính thức: medlatec.vn của BVĐK MEDLATEC để tìm hiểu những thông tin bổ ích khi mang thai, đồng thời nếu có bất kỳ băn khoăn nào, mẹ đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được giải đáp hoặc tư vấn các gói dịch vụ thăm khám vô cùng tiện lợi tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề