Cách nuôi chim cu đặt

Nuôi chim cu gáy bổi nhanh là mong ước của nhiều người nuôi, để phục vụ cho thú vui tao nhã của những người mê chim.

Chim cu gáy thuộc họ chim bồ câu được phân bố ở hầu hết khu vực đồng bằng của Việt Nam. Hiện nay, chim cu gáy được nuôi như là một loài chim cảnh.

  • Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi và giá bán tham khảo

Chim cu gáy khi mới được bắt về [gọi là chim bổi] thường rất nhút nhát, hay nhảy loạn xạ lên khi có người tiếp xúc.

Nuôi cu gáy đẻ: Một hướng kinh doanh mới

Để chúng dạn dĩ hơn, thân thiện hơn bạn hãy theo dõi bài viết hướng dẫn cách thuần cu gáy bổi nhanh nhất, và cách nuôi chim cu gáy nhanh nói dưới đây.

Cách thuần cu gáy bổi nhanh nhất

Khi mới bắt chim cu gáy về điều quan trọng nhất là phải nhốt chúng trong chuồng riêng, yên tĩnh và đổ thức ăn, nước uống đầy đủ. Lúc mới mang về chỉ nên cho ăn thóc.

Để 1 ngày từ sáng đến chiều tối, sờ vào diều của chúng xem chúng có ăn tý nào không, nếu có thì ổn, còn diều rỗng thì phải nhét vào để nó có thể cầm cự những ngày tiếp theo.

Kiên nhẫn với việc quan sát xem chúng có ăn không, không ăn thì phải nhét thức ăn cho đến khi chúng tự mổ ăn được mới thôi.

Bước tiếp theo, bạn nên làm theo động tác sau nếu muốn chim nhanh dạn:

Mỗi sáng bạn cho tay vào chuồng để cung cấp thức ăn [vừa đủ hoặc ít, không nên cho thừa] và đến tối lại cho tay vào lấy dụng cụ cho ăn ra. Hành động này thể hiện khi bạn vén vải che và cho tay vào lồng là đang cho chúng thức ăn chứ không làm hại chúng. Cứ kiên trì như thế trong 1 – 2 tháng thì bạn sẽ thấy chim không còn nhát nữa.

Nếu bạn nhận thấy chim cu gáy đã dạn dĩ hơn, không còn sợ bay loạn xạ hay bỏ ăn nữa, bạn có thể lựa chọn lồng thích hợp để chuyển chim lên lồng.

Thời gian mới lên lồng phải phủ vải kín, đặt ở vị trí yên tĩnh, tránh để chim bị ảnh hưởng bởi những âm thanh do con người gây ra.

Muốn nuôi chim cu gáy bổi nhanh cần làm cho chim nhanh dạn!

Độ 7 ngày bạn mở hé tấm vải 1 ít để chim tập quen dần với môi trường bên ngoài. Mở tấm vải đến khoảng một nửa lồng là được. Hãy quan sát nếu chúng bắt đầu gáy, tiếng gáy tự nhiên hơn thì có thể cho chúng tiếp xúc với những nơi có nhiều cu gáy hơn để tăng tính dữ, hăng và hoàn toàn thích nghi được với nơi ở mới.

Thức ăn cho chim cu gáy nhanh nói

Yêu tố quan trọng nhất trong việc chăm sóc chim cu gáy là thức ăn. Vậy, nên cho chim cu gáy ăn gì cho mau nổi?

Ngoài thóc là loại thức ăn chính của chim cu [90%], các bạn có thể bổ sung thêm các loại hạt như lạc/đậu phộng, vừng/mè [có tác dụng làm mượt lông]; đậu xanh [có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm]; đỗ tương [có tác dụng hỗ trợ vận động, giúp chim khỏe hơn]; hạt kê [có tác dụng giúp chim ăn nhiều hơn, chất giọng cũng trầm ấm hơn].

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm cho chim các loại khoáng chất tự pha trộn. Có nhiều công thức làm khoáng chất cho chim cu khác nhau, các bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:

  • Đất từ các ụ mối đùn + vỏ trứng [đã phơi khô] + sỏi nhỏ đem xay nhuyễn
  • Pha dung dịch nước muối loãng
  • Phân giun
Thức ăn nuôi chim cu gáy bổi nhanh bạn cần biết!

Trộn các thành phần trên lại với nhau cho đều, có thể tạo hình khối, phơi thật khô để tránh nấm mốc, rồi để cho chim ăn dần.

Tắm cho cu gáy thường xuyên

Ngoài thức ăn, các bạn cũng phải cho chim tắm thường xuyên.

  • Tắm chim cu hàng ngày khi thời tiết oi nóng. Tắm trực tiếp chim trên tay mình để chúng dạn hơn và hiệu quả hơn vì chúng có lớp lông không bị thấm nước.
  • Vào những ngày thời tiết dịu mát hay lạnh thì nên tắm chim ít hơn 2 – 3 ngày/lần. Có thể dùng máy sấy để làm ấm cơ thể và lông khô.

Làm sạch lồng chim mỗi ngày để mang lại môi trường sống sạch sẽ, thoái mái nhất cho chim.

Tập chim gáy

  • Minh họa giống như chim đang ngẩng đầu để gáy [bày tay], bạn giả giọng giống như chim cu đang gáy để chúng bắt chước theo. Cứ tập cho chim phản xạ có điều kiện này trong một thời gian bạn sẽ nhận được kết quả như mong đợi.
  • Nếu không làm thế bạn có thể mở tiếng chim cu gáy bằng các audio hay clip trên internet để kích thích chúng gáy [tuy nhiên cách này không hiệu quả bằng cách bạn huấn luyện chúng trực tiếp].

Một số lưu ý

  • Đối với chim cu gáy, nuôi từ 2 con trở lên thì mới nhanh gáy nhanh nổi
  • Nuôi lồng vừa phải, rộng quá hoặc hẹp quá chúng cũng không cất giọng để gáy
  • Không biết cách chăm sóc làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chim, làm chúng yếu dần đi và không muốn gáy.

Nuôi chim gáy như thế nào?

Chúng tôi hy vọng với những kiến thức trên, bạn có thể nuôi chim cu gáy bổi nhanh.

Câu Hỏi Thường Gặp

Ngoài thóc là loại thức ăn chính của chim cu [90%], các bạn có thể bổ sung thêm các loại hạt như lạc/đậu phộng, vừng/mè [có tác dụng làm mượt lông]; đậu xanh [có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm]; đỗ tương [có tác dụng hỗ trợ vận động, giúp chim khỏe hơn]; hạt kê [có tác dụng giúp chim ăn nhiều hơn, chất giọng cũng trầm ấm hơn]

[1] Tắm chim cu hàng ngày khi thời tiết oi nóng. Tắm trực tiếp chim trên tay mình để chúng dạn hơn và hiệu quả hơn vì chúng có lớp lông không bị thấm nước; [2] Vào những ngày thời tiết dịu mát hay lạnh thì nên tắm chim ít hơn 2 – 3 ngày/lần. Có thể dùng máy sấy để làm ấm cơ thể và lông khô.

Originally posted 2017-09-25 19:13:04.

Mục lục

  • 1. Cách nuôi và thuần chim cu gáy
  • a. Chăm sóc chim cu gáy non
  • b. Chăm sóc chim cu gáy nhanh nổi
  • 2. Hướng dẫn cách đặt bẫy hiệu quả

link mp3: tiếng chim cu gáy

Chim Cu là loại chim được nhiều người lựa chọn. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 300.000 đến 500.000 đồng đã có một chú chim ưng ý. Không những giá cả phải chăng, chim Cu được xem là loài chim dễ chăm sóc. Mặc dù vậy, để chim có thể gáy sớm và sống khỏe, bạn cần phải có kỹ thuật đúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn về cách nuôi chim cu gáy lên mồi. Ngoài ra, bài viết còn hướng dẫn thêm về cách đặt bẫy chim cu gáy hiệu quả nhất.

Bạn đang xem: Cách thuần chim cu gáy

1. Cách nuôi và thuần chim cu gáy

Để chăm sóc chim cu gáy một cách tốt nhất, người ta chia làm 2 giai đoạn. Bao gồm giai đoạn chim cu gáy non và chim cu gáy trưởng thành.

a. Chăm sóc chim cu gáy non

Nhiều người chơi chim thường chọn chim cu gáy non để nuôi. Đơn giản bởi vì giai đoạn này bạn sẽ dễ dàng huấn luyện chim hơn. Tuy nhiên,bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như kỹ thuật nuôi chim cu này.

Đầu tiên, đó là việc chọn lồng cho chim non. Các bạn nên chọn lồng có kích thước phù hợp như 50×70 hay 40×60 cm. Thêm vào đó, để tránh làm chim giật mình, bạn nên mua vải che cho lồng. Chim non hay chim trưởng thành đều sợ bóng tối, do đó bạn nên để những nơi có ánh sáng thích hợp. Ngoài ra,bạn cũng nên chọn nơi cao ráo, yên tĩnh để đặt lồng chim cu.

Xem thêm: Chim cu gáy ăn gì? Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản, sắp nổi

Nếu ở miền Bắc, vào mùa đông, bạn nên lắp thêm đèn để sưởi ấm cho chim. Tránh cho chim phải chịu rét, lúc đó chim dễ bị suy nhược.

Thứ hai, chế độ dinh dưỡng. chim non cần phải bón trong thời gian đầu. Bạn có thể sử dụng ống hút hoặc ống tiêm để bón cho chim. Chim non thường ăn dạng thức ăn sệt như cám trộn nước. Bạn cũng nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp chim khỏe hơn.

b. Chăm sóc chim cu gáy nhanh nổi

Đối với chim trưởng thành, thức ăn của chúng cũng rất đa dạng. Bạn có thể mua thóc, các loại hạt như đậu phộng, bắp, đậu xanh. Các loại hạt này vừa giúp chim có giọng gáy khỏe vừa giúp lông chim thêm mượt mà.

Đến khi chim bắt đầu mọc cườm, bạn có thể tập gáy cho chim. Đây là giai đoạn cần sự kiên nhẫn và thường xuyên. Bạn nên cho chim liên tục âm thanh như cục cu, cục cu. Mục đích để chim có thể làm quen với âm thanh và bắt chước. Âm thanh mà bạn phát ra phải càng ngày càng nhanh để chim có thể gáy nếu gặp người lạ.

Trong quá trình luyện tập, bạn cũng nên cho chim phơi nắng, bổ sung dinh dưỡng cho chim. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với người lạ cũng nên hạn chế. Chỉ khi chim đã trưởng thành và gáy một cách khỏe khoắn, lúc đó việc ra bên ngoài thường xuyên không phải là mối lo.

Xem thêm: Cách ghép chim cu gáy đẻ

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc chim cu gáy, bạn cũng gặp một số bệnh của chim. Các bệnh như đau mắt, tiêu chảy hay bệnh hạt đậu là những bệnh thường gặp ở chim cu. Nguyên nhân bệnh chủ yếu do thay đổi thời tiết, hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của chim. Làm chim dễ mắc một số bệnh.

Dấu hiệu nhận biết chim bị đau mắt thường là chim hay dụi cánh vào mắt. Khi gặp trường hợp này, bạn có thể giã nhuyễn khổ qua, vắt nước, nhỏ vào mắt chim ngày 2,3 lần. Hoặc có thể cho chim ăn luôn khổ qua cũng được. Duy trì liên tục vài ngày thì chim sẽ khỏi.

Đối với trường hợp chim bị tiêu chảy. Bạn có thể sử dụng thuốc berberin, hòa nửa viên cho vào nước. Để vào cóng nước trong lồng chim. Quan sát phân của chim đến khi không bị tiêu chảy thì dừng

2. Hướng dẫn cách đặt bẫy hiệu quả

Để bẫy chim một cách hiệu quả, trước tiên bạn phải hiểu về đặc tính của chim cu. Sau đó cần lựa chọn nơi đặt bẫy chim phù hợp. Có thể ở các nơi trồng đậu, mè,… nên ngụy trang kín đáo. Ngoài ra, bạn cần thêm các cành lá cây, sử dụng mồi thượng đặt trên nhánh. Đủ thích hợp để chim đậu vào dễ dàng. Khi chim cu đậu sẽ thấy được chim mồi, lúc đó chim sẽ dễ dàng sập bẫy.

Trên đây là cách nuôi và thuần chim cu gáy nhanh nổi. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra cách đặt bẫy chim cu hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về cách chăm sóc chim cu.

Xem thêm: Cách nuôi chim cu gáy non, chim cu gáy non nuôi bao lâu thì đẻ?

Video liên quan

Chủ Đề