Câu 4: thế nào là hoocmon thực vật? có những loại hoocmon thực vật nào?

Nội dung Bài 35: Hoocmôn Thực Vật thuộc Chương III: Sinh Trưởng Và Phát Triển môn Sinh Học Lớp 11. Bài học giúp bạn trình bày được khái niệm về hocmôn thực vật, từ đó kể ra 5 hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động của những hoocmôn này đối với họat động sinh trưởng của thực vật. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

Hoocmôn thực vật [còn gọi là phitôhoocmôn] là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

Hoocmôn thực vật có những đặc điểm chung sau:

– Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

– Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

– Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

Tuỳ theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng, các hoocmôn thực vật được phân thành 2 nhóm nhỏ là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.

Auxin phổ biến trong hầu hết các loại cây là axit inđôl axêtic [AIA].

Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành. Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, trong tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa.

Câu hỏi 1 bài 35 trang 139 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 35.1 và nêu nhận xét về ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây.

Hình 35.1. Hạt là nguồn cung cấp AIA cho quả phát triển: Nếu hạt [quả bế] của dâu tây bị loại bỏ sau khi thụ tinh, có thể thay thế nó bằng cách xử lí AIA ngoại sinh.

Giải:

– Quan sát hình 35.1 ta thấy, hạt là nguồn cung cấp auxin [AIA] cho quả phát triển.

+ Quả bị loại bỏ hạt và xử lí auxin [AIA] ngoại sinh có kích thước tương đương với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.

+ Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí auxin [AIA] có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.

→ Auxin kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào [tác động sinh lí ở mức tế bào] nhờ đó làm tăng kích thước của quả dâu tây [tác động sinh lí ở mức cơ thể].

Tác động sinh lí của AIA:

– Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên nhân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.

– Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh [chồi đỉnh ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên].

Các chất auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA,ví dụ, ANA, AIB… Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nó, nên được tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật.

Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo như ANA, AIB,… được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả [cà chua,…], tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. Không nên dùng các chất auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

Gibêrelin được viết tắt là GA. Trong cây, gibêrelin được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chôi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng.

Tác động sinh lí của GA:

– Ở mức tế bào, GA tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào.

– Ở mức cơ thể:

Câu hỏi 2 bài 35 trang 140 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 35.2 và trình bày tác động của giberelin đối với sinh trưởng của thân cây ngô lùn.

Hình 35.2. Ảnh hưởng của GA đến sinh trưởng của thân cây ngô lùn

Giải:

Gibêrelin kích thích làm tăng số lần nguyên phân và sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào.

Quan sát hình 35.2 ta thấy cây ngô lùn được xử lí bằng gibêrelin có thân cây cao vượt trội so với cây ngô lùn đối chứng.

→ Gibêrelin kích thích làm tăng số lần nguyên phân và sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở thân cây ngô lùn làm cho nó cao lên nhanh chóng.

Gibêrelin được dùng để kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ [khoai tây]; kích thích sinh trưởng chiều cao của cây [cây lấy sợi,…]; tạo quả không hạt [quả nho,…]; tăng tốc độ phân giải tinh bột [ứng dụng vào sản xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống].

Xitôkinin là một nhóm các chất tự nhiên [ví dụ, zeatin] và nhân tạo [ví dụ, kinetin] có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào.

Tác động sinh lí của xitôkinin:

– Ở mức tế bào, xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.

– Ở mức cơ thể:

Câu hỏi 3 bài 35 trang 140 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 35.3 và cho nhận xét về vai trò của xitôkinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus [trong nuôi cấy mô thực vật].

Hình 35.3. Ảnh hưởng của kinêtin đến sự hình thành chồi ở mô callus [xitôkinin được dùng trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật]

Giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy:

– Nếu thêm xitôkinin cùng với auxin thì tế bào phân chia.

– Chỉ riêng xitôkinin thì mô không sinh trưởng. Tỉ lệ của xitôkinin với auxin có tác dụng điều hòa sự phân hóa tế bào.

+ Khi nồng độ của 2 hoocmôn này ở mức nào đó, khối tế bào tiếp tục sinh trưởng nhưng nó vẫn là một cụm tế bào không phân hóa gọi là mô sẹo.

+ Nếu mức xitôkinin nhỏ hơn nhiều so với auxin thì rễ hình thành.

+ Nếu mức xitôkinin nhiều hơn auxin, các mầm chồi sẽ phát triển từ mô sẹo.

→ Xitôkinin hoạt hóa sự phân hóa phát sinh chồi thêm trong nuôi cấy mô callus dựa vào tác động kích thích phân bào làm tăng số lượng tế bào.

Khí êtilen được sản ra trong hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật. Tốc độ hình thành êtilen phụ thuộc vào loại mô [mô phân sinh, mấu, mắt, nốt, quả…] và giai đoạn phát triển của cơ thể. Êtilen cũng được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi [ngập úng, rét, hạn, nóng và bị bệnh]. Quả đang chín sản ra nhiều êtilen.

Êtilen có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá.

Câu hỏi 4 bài 35 trang 141 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 35.4 và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì.

Hình 35.4. Êtilen và quả cà chua đang chín

Giải:

Người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để quả cà chua chín giải phóng êtilen kích thích tăng nhanh quá trình chín của các quả cà chua xanh được xếp chung với nó [quả chín].

Axit abxixic [viết tắt là AAB] là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên. AAB liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí không và loại bỏ hiện tượng sinh con AAB có ở trong mô của thực vật có mạch. Ở thực vật có hoa, AAB được sinh ra ở trong lá [lục lạp], chóp rễ. AAB được tích luỹ ở cơ quan đang hoá già.

Tương quan AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt.

Tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển của thực vật gồm:

– Tượng quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng. Ví dụ: Tượng quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trang thái sinh lí của hạt. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.

– Tượng quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau. Ví dụ: Tương quan giữa xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô callus. Khi ưu thể nghiêng về auxin, mô callus ra rễ. Khi ưu thế nghiêng về xitôkinin, chồi xuất hiện.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 35: Hoocmôn Thực Vật thuộc Chương III: Sinh Trưởng Và Phát Triển môn Sinh Học Lớp 11. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.

Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.

Nêu 2 biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật.

Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo là gì, vì sao?

Lý thuyết Bài 35: Hoocmôn thực vật Sách giáo khoa sinh học lớp 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.

a. Auxin: có 3 dạng chính là auxin a: \[\]\[C_{18}H_2O_5\]; auxin b: \[C_{18}H_{30}O_4\] và heterôauxin: \[C_{10}H_9O_2N\] [AIA – axit inđôl axêtic].

– Auxin có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ. Ở đỉnh chồi ngọn auxin vận chuyển tới cơ quan khác với tốc độ 5 – 15 mm/giờ.

– Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm trương giãn tế bào, làm tế bào lớn lên, tác động đến sự hướng sáng và hướng đất, làm cho chồi ngọn và rễ chinh sinh trưởng thành, kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, kìm hãm sự rụng [hoa, quả, lá], thúc đẩy sự chuyển động chất nguyên sinh.

b. Gibêrelin

– Giberelin là nhóm phitôhoocmôn phát hiện sau auxin. Khi nghiên cứu bệnh nấm lúa von đã phân lập được axit gibêrelic [GA] còn gọi là gibêrelin A3.

– Gibêrelin với nồng độ thích hợp có tác động về nhiều mặt. Kích thước thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài ra, kích thước ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và thân ngầm, có tác động tới quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ, axit nuclêic, hoạt tính enzim và thành phần hoá học trong cây.

c. Xitôkinin

Xitôkinin là dẫn xuất của ađênin \[[C_5H_6N_4]\] có tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già [có liên quan tới sự ngăn chặn sự phân hủy prôtêin, axit nuclêic và diệp lục].

a. Axit abxixic [AAB = chất gây ngủ]: \[C_{14}H_{19}O_4\]

Axit abxixic là phitôhoocmôn của sự hoá già được tách chiết từ cơ quan đang nghỉ hay sắp rụng. Vai trò chủ yếu là kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, hạt, làm khí không đóng.

b. Êtilen \[[H_2C = CH_2]\]

Êtilen là phitôhoocmôn dạng khí, làm tăng nhanh quá trình chín quả, làm rụng lá, làm chậm sự sinh trưởng của các mầm thân củ [ví dụ mầm khoai tây].

c. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ

Chất làm chậm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi tính đặc trưng của sinh sản. Dùng chúng dễ làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ,… ví dụ: CCC [Clocôlinclorit], MH [malêin hiđrat], ATIB [axit 2, 3, 5 triiođôbenzôic].

Chất diệt cỏ là các chất diệt các loại cỏ dại bằng cách phá hoại màng tế bào và màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp, còn cây trồng không bị hại. Ví dụ: 2,4D; 2,4 T, cacbamit, percloram…

Câu 1: Hormone thực vật là

A. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây

B. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng điều tiết ức chế của cây

C. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây

D. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây

Câu 2: Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra

A. chỉ có tác dụng ức chế sinh trưởng của cây.

B. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.

C. có tác dụng điều tiết sinh trưởng của cây.

D. chỉ có tác dụng kháng bệnh cho cây.

Câu 3: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao

B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể

C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác

Câu 4: Các chất kích thích và ức chế sinh trưởng ở thực vật đều có chung các đặc điểm sau ngoại trừ

A. Là những chất hữu cơ có phân tử lượng thấp

B. Có hiệu quả rất lớn ở nồng độ thấp

C. Được vận chuyển theo cả hai hướng

D. Có tính chuyên hóa cao

Câu 5: Nhóm các hooc môn kích thích ở thực vật bao gồm

A. Gibêrelin, Xitôkinin, Axit abxixic

B. Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin

C. Etilen, Axit abxixic, Xitôkinin

D. Auxin, Êtilen, Axit abxixic

Câu 6: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.

B. Auxin, Etylen, Axit absixic.

C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.

D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.

Câu 7: Tác dụng nào dưới đây không phải vai trò sinh lý của auxin

A. Kích thích giãn dài tế bào

B. Kích thích sự ra hoa

C. Kích thích ra rễ ở cành giâm

D. Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt

Câu 8: Auxin có vai trò:

A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa.

B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.

C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.

D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.

Câu 9: Nhóm hormone nào dưới đây có thể là chất diệt cỏ ở nồng độ cao

A. Xitokinin

B. AAB

C. Auxin

D. Etylen

Câu 10: Người ta dùng nồng độ cao chất 2,4D làm chất diệt cỏ, chất này thuộc nhóm hoocmon

A. Cytokinin

B. AAB

C. Etylen

D. Auxin

Câu 11: Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này chất nào có vai trò chính

A. Xitokinin

B. Axetilen

C. Auxin

D. AAB

Câu 12: Người ta sư dụng Auxin tự nhiên [AIA] và Auxin nhân tạo [ANA, AIB] để:

A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.

Câu 13: Ưu thế ngọn là hiện tượng

A. Mô phân sinh ngọn được phân chia liên tục làm cho cây cao lên

B. Auxin được tạo ra ở mô phân sinh ngọn ức chế sinh trưởng của các chồi bên

C. Cây chỉ phát triển cành lá ở ngọn

D. Các hormone sinh trưởng đều tập trung ở mô phân sinh ngọn

Câu 14: Auxin ức chế quá trình nào sau đây?

A. Ra rễ cành giâm.

B. Sinh trưởng tế bào

C. Sinh trưởng chồi bên.

D. Hướng động, ứng động.

Câu 15: Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây là để

A. Kích thích cây phát triển chiều ngang

B. Loại bỏ ưu thế ngọn

C. Tăng cường ưu thể ngọn

D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả

Câu 16: Trong sản xuất trồng trọt, để kích thích chồi bên phát triển, cây ra nhiều cành, người ta thường

A. Loại bỏ ưu thế ngọn

B. Bổ sung auxin cho cây

C. Tăng cường chất dinh dưỡng

D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả

Câu 17: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì

A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.

B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc

C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.

D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân

Câu 18: Gibêrelin được sinh ra ở bộ phận nào của cây:

A. Hạt, quả.

B. Thân,cành

C. Chồi ngọn.

D. Lá, rễ.

Câu 19: Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở

A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.

B. Thân,cành

C. Lá, rễ.

D. Đỉnh của thân và cành

Câu 20: Gibêrelin được sinh ra ở bộ phận nào của cây:

A. Hạt, quả.

B. Thân,cành.

C. Chồi ngọn.

D. Lá, rễ.

Ở trên là nội dung Bài 35: Hoocmôn Thực Vật thuộc Chương III: Sinh Trưởng Và Phát Triển môn Sinh Học Lớp 11. Bài học giúp các bạn biết thế nào Hoocmôn thực vật? Hoocmôn thực vật có bao nhiêu dạng? Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 11.

Bài Tập Liên Quan:

Video liên quan

Chủ Đề