Cây cao su bắt nguồn từ châu lục nào năm 2024

Sản xuất cao su tự nhiên của châu Phi hiện chỉ vào khoảng 500.000 tấn/năm so với 10 triệu tấn trên toàn thế giới. Về tiêu thụ, hầu như không có một nhà máy chế biến cao su nào tại khu vực, ngoại trừ Nam Phi. Khách hàng đầu tiên của châu lục này là tập đoàn Michelin của Pháp.

Đánh giá về tương lai cây cao su ở châu Phi, ông Thierry Serres, Giám đốc phụ trách về cao su tự nhiên của tập đoàn Michelin, cho rằng châu Phi có những lợi thế để phát triển việc trồng cây cao su như khí hậu và đất đai thuận lợi, có sẵn đất để mở rộng diện tích trồng cao su, nhất là ở một số nước đã có truyền thống trồng loại cây này. Ngoài nguồn nhân lực dồi dào, châu Phi còn có một lợi thế khác là gần các cơ sở sản xuất châu Âu.

Cây cao su chủ yếu được trồng ở phía tây châu Phi. Nhiều nhất là Bờ Biển Ngà với năng suất khoảng 160.000 -180.000 tấn, tiếp theo là Libêria và Camơrun (70.000 tấn). Những nước khác là Nigiêria, Gana, Gabông, Xiêra-Lêon, CHDC Côngô và Êtiôpi.

Đứng vị trí thứ 7 trên thế giới, nhưng Bờ biển Ngà còn thua xa các nước trồng cao su ở châu Á. Hiệp hội cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà với 6.800 chủ đồn điền, mỗi năm sản xuất 22.000 tấn cao su. Nhưng nhà sản xuất cao su số 1 của châu Phi là công ty SIPH (Pháp) kể từ khi công ty này tham gia 60% cổ phần trong công ty Cavalla Rubbeer Corporation (CRC) của tập đoàn Salala Rubber Investment (SRI) tại Libêria. SIPH có sự góp vốn của Michelin, hiện quản lý 49.000 ha cao su thuộc 6 đồn điền ở Bờ Biển Ngà, 4 đồn điền khác ở Nigiêria, 1 ở Gana và 1 ở Libêrria. SIPH sở hữu 120.000 tấn mủ cao su, trong đó một nửa được khai thác từ các đồn điền của họ, phần còn lại được mua của các nhà sản xuất khác.

Cao su tự nhiên chiếm 30% trong các thành phần sản xuất lốp xe tải hạng nặng và 40% trong các công trình xây dựng dân sự. Nhu cầu về cao su hiện rất lớn đối với Trung Quốc, Ấn Độ và những nước mới nổi khác. Trong tháng 8/08, Sinochem, tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc, đã mua lại 51% cổ phần của công ty trồng cao su Hévécam tại Camơrun và 51% cổ phần của Tropical Rubber tại Bờ Biển Ngà.

Cây cao su (Hevea brarileneis) thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Năm 1877, cây cao su lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam, trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, cao su đã khẳng định được vị thế là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, với sản phẩm chính là mủ ngoài mủ thì gỗ, dầu từ hạt cao su cũng mang lại giá trị đáng kể…. Bên cạnh đó, việc trồng cao su còn đem lại lợi ích về môi trường (phủ xanh đất trống, chống xói mòn…). Vì vậy, cần phải chăm bón cây cao su ngay từ đầu để đạt được sản lượng mủ cao và ổn định.

  1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

Cao su là cây gỗ có rễ ăn sâu 3 đến 5m nếu đất tốt rễ có thể ăn sâu đến 10m. Chiều cao của cây phụ thuộc vào đỉnh sinh trưởng (chồi ngọn) và có thể cao từ 10-25m. Lá cao su là lá kép lông chim. Hoa cao su là loại hoa đơn tính, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thụ phấn chéo do hoa đực nở sớm hơn hoa cái. Quả nang gồm ba buồng mỗi buồng có một hạt.

Khi cắt ngang thân cây có thể thấy rõ ràng 3 phần là gỗ, vỏ và tượng tầng. Mủ cao su chỉ thấy xuất hiện nhiều trong phần vỏ nên vỏ sẽ được xem xét chi tiết hơn so với các phần khác.

Vỏ gồm 4 lớp.

– Lớp mộc thiềm: Lớp này dưới 1năm tuổi thường mỏng và không đáng kể làm nhiện vụ bảo vệ các lớp bên trong. – Lớp gia cát thô: Lớp này có hoạt động sinh lý kém. Đây là lớp dày nhất, có thưa thớt những tế bào ống nhựa mủ đã già, mất khả năng sản xuất mủ.

– Lớp gia cát tinh: Lớp này khá dày, mật độ tế bào ống mủ nhiều hơn so với lớp trước.

– Lớp da cát lụa: Có độ dày khá mỏng, nhưng ở đây tập trung chủ yếu các tế bào ống mủ hoạt động sinh lý mạnh (90% ống nhựa mủ được tìm thấy ở đây)

– Tượng tầng: Là nơi sản xuất ra tế bào gỗ và tế bào libe trong đó có hệ thống ống mủ cao su. Bên cạnh đó tượng tầng còn hoạt động có tính chu kỳ.

Để khai thác mủ có hiệu quả phải cạo đúng độ sâu, nếu cạo qúa cạo thì cho mủ ít, còn nếu cạo phạm thì cho mủ nhiều, nhưng hàm lượng mủ quy khô thấp, ảnh hưởng đến tượng tầng, vỏ sau khi tái sinh sẽ có hiện tượng u lồi và không thể khai thác tiếp trên lớp vỏ tái sinh đó. Bên cạnh đó, còn gây nên bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo…

  1. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CAO SU

I.Các yếu tố khí hậu, đất đai.

Để trồng cây cao su có hiệu quả kinh tế thì phải xét đầy đủ các yếu tố như: Thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, dinh dưỡng khoáng….

  1. Nhiệt độ

Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm có nhiệt độ trung bình 220C-300C (Nhiệt độ thích hợp là 26-280C). Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình khai thác mủ và sinh trưởng của cây. Nhiệt độ dưới 180C ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu dưới 100C hạt mất sức nảy mầm. Nếu dưới 50C thì cây bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô, cây chết.­­­

Còn trên 300C mủ chóng đông hoặc có thể đông ngay trên miệng cạo và gây hiện tượng khô mủ.

  1. Lượng mưa và ẩm độ không khí.

Cao su thường được trồng ở những vùng có lượng mưa từ 1.500 – 2.500 mm/năm. Số ngày mưa thích hợp trong năm là 100 -150 ngày. Cây cao su cần nước nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cao su có thể chịu hạn được 4 -5 tháng tuy nhiên sản lượng mủ trong những tháng này sẽ giảm.

Ẩm độ không khí có thể tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác. Am độ không khí thích hợp nhất là 75%.

  1. Gió.

Cây cao su không chịu được gió, gió lớn thường gây gãy đổ. Mức độ gió thích hợp cho cao su là từ 2–3 m/s.

  1. Đất đai.

Cao su có thể trồng được trên 3 loại đất là đất đỏ Bazan, đất xám Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch.

Đất trồng cao su phải có độ sâu tầng đất mặt trên 1m vì rễ cao su không xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua mực nước ngầm và tầng đá mẹ.

II.DINH DƯỠNG KHOÁNG.

Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong mủ cao su.

Bộ phận phân tích Các nguyên tố trong chất khô(%) Chất khô (mg/100g) N P K Mg Na Mn Fe Cu Bo Lá 3,4 0,22 0,9 0,4 9 25 15 1,8 5,0 Mủ 0,6 0,12 0,4 0,12 – – – – –

  1. ĐẠM

Đạm rất cần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đạm làm tăng chu vi thân (vanh), tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm. Bón đạm còn điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali. Đạm tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp nên mủ cao su… Tuy nhiên, việc bón đạm nhiều sẽ làm cho gỗ phát triển kém dễ gãy, đề kháng kém với sâu bệnh. Thiếu đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su, làm tán lá phát triển hẹp, cây thấp lùn.

  1. KALI

Kali có khả năng điều tiết quá trình trao đổi chất, góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hoá của tế bào. Kali ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng chảy mủ và tăng hàm lượng mủ quy khô.

Nếu cây thiếu kali thì sẽ làm giảm chu vi thân, chiều cao, số lá và làm cho hàm lượng Magê trong mủ tăng lên dẫn đến mủ dễ bị đông trên miệng cạo. Vì thế, kali có thể hạn chế đựợc bệnh khô cành, tăng tinh chống gió bão, khắc phục một phần khô miệng cạo.

  1. LÂN

Lân cần thiết cho sự phân bào và phát triển của mô phân sinh, kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng sự hình thành thân, lá và quả. Cây thiếu lân thì đỉnh sinh trưởng kém phát triển, lá có màu đỏ hay đỏ gạch, lá nhỏ, vành thân kém phát triển. Lân cần nhất trong giai đoạn cây con.

  1. CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

Vi lượng là những nguyên tố mà cây cao su cần với hàm lượng không nhiều nhưng không thể thiếu được vì nó là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và phẩm chất mủ cao su. Nếu thiếu vi lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Có thể sử dụng vi lượng tổng hợp HUMIX bón cho cây cao su 1 năm bón 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa có tác dụng ổn định độ mủ và lượng mủ.

III.CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CAO SU

Cây cao su sau một thời gian trồng khoảng 3-5 năm tuỳ theo giống, loại cây con và điều kiện ngoại cảnh có thể ra hoa lần đầu. Mỗi năm, cây ra hoa từ 1-2 lần. Tuy nhiên, để phân chia các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su người ta không dựa vào đặc tính sinh lý của cây mà dựa vào các thời kỳ mà cây cho sản lượng mủ khác nhau để phân ra thành các giai đoạn sinh trưởng.

  1. Giai đoạn cây con trong vườn ươm.

Là thời gian từ khi gieo hạt cho đến khi cây xuất khỏi vườn ươm, thời gian này có thể kéo dài từ 6- 24 tháng tuỳ vào loại stump.

Giai đoạn này cây chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao còn chu vi thân tăng chậm. Bình quân mỗi tháng cây có thể cho thêm 1 tầng lá mới.

Trong điều kiện nhiệt độ dưới 180C, khô hạn hoặc bị bệnh thì tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây, số lá, đường kính thân bị chậm lại. Đây là nhược điểm của những vùng có mùa đông lạnh sản xuất cây con.

Cây con cần được chăm sóc cẩn thận từ dinh dưỡng và nước tưới để nhanh chóng đạt được tiêu chuẩn cây ghép.

Cây con cần phải tiến hành tưới nước thường xuyên và kết hợp phun Phân Bón Qua Lá HUMIX CD Cao Su khi cây xuất hiện một tầng lá ổn định và ngừng phun trước khi ghép 1 tháng.

  1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)

Đây là thời gian dài (5-7 năm) mà nhà nông chỉ đầu tư chứ không thu lợi nhuận, vì thế tìm cách rút ngắn giai đoạn này là hướng quan trọng trong sản xuất cao su hiện nay.

Cây cao su từ 1-3 năm tuổi người nông dân cần có kế hoạch trồng xen các loại cây ngắn ngày để góp phần tăng thêm thu nhập đồng thời có tác dụng giữ đất. Tuỳ theo chân đất, nguồn vốn mà chọn loại cây trồng xen cho phù hợp.

Bên cạnh đó, để rút ngắn giai đoạn này cần phải tiến hành chăm sóc ngay từ đầu đặc biệt là khâu bón phân và làm cỏ. Nếu thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này thì giai đoạn kinh doanh sinh trưởng kém, lượng mủ thấp. Hơn thế nữa, việc bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng của cây khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh thường không mang lại hiệu quả cao và tốn kém hơn nhiều.

Cây Cao su có thể tự cân đối về nước tưới trong giai đoạn này không như những cây công nghiệp dài ngày khác (tiêu, cà phê…).

Trong giai đoạn này, tiến hành bón Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên Dùng Cao Su.

  1. Giai đoạn khai thác mủ (hay là giai đoạn kinh doanh)

Đây là thời kỳ dài nhất tính từ cây bắt đầu khai thác mủ cho đến khi cây thanh lý. Căn cứ vào khả năng cho mủ người ta chia làm 3 thời kỳ đó là thời kỳ khai thác cao su non, thời kỳ khai thác cao su trung niên và thời kỳ khai thác cao su già.

  1. Thời kỳ khai thác cao su non.

Thời kỳ này kéo dài từ 10 -12 năm, cây phát triển mạnh về số lượng cành, nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ và sản lượng mủ tiếp tục tăng.

Vỏ ở thời kỳ này mỏng, mềm đang tăng trưởng mạnh nên việc cạo mủ cần phải có tay nghề cao, tránh cạo phạm vào gỗ.

Vườn cao su thời kỳ này thường âm u, ẩm thấp là môi trường rất thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển mạnh thành dịch đặc biệt là bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá mùa mưa…

Trong giai đoạn này cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tăng sản lượng mủ. Dùng phân HCSH HUMIX Chuyên Dùng Cho Cao Su.

b.Thời kỳ cao su khai thác trung niên.

Khi năng suất không còn tăng nhiều nữa và giữ vững mức năng suất đó thì cao su bước vào thời kỳ khai thác trung niên. Tuỳ theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, khai thác hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu vườn trong các thời kỳ trước không được chăm sóc tốt thì khi bước vào thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong 1 thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất. Bên cạnh đó, khai thác giai đoạn trước thái quá và cạo phạm cũng gây trở ngại lớn.

  1. Thời kỳ khai thác cao su già.

Khi năng suất mủ giảm mạnh và không có cách nào phục hồi được thì lúc đó cây đã bước vào thời kỳ khai thác cao su già. Lúc này, vườn cây rất mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa.

  1. TRỒNG MỚI VÀ CHĂM SÓC CAO SU.
  2. GIỐNG.

Thời gian đầu của việc trồng cao su thì thường trồng những thực sinh. Người ta chọn những hạt tốt từ cây bố mẹ để làm giống và mở rộng diện tích. Tuy vậy, những vườn trồng từ hạt thường không đồng đều và có độ biến động cao. Vì thế, ngày nay người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ghép. Có rất nhiều loại giống như: GT1, RRIM 600, PB235, VM515, Pb260, RRIC121

  1. TRỒNG MỚI CÂY CAO SU.
  2. Chọn đất trồng.

Đất có tầng dày sâu từ 1m trở lên, không có lớp đá mẹ hoặc đá ong xen ngang, mực nước ngầm vào thời điểm cao nhất cách mặt đất tối thiểu 1m và mực nước không quá 1 tháng.

  1. Mật độ

Đất đỏ: 7×3 m tương ứng với 476 cây/ha

Đất xám: 6×6 m tương ứng với 555 cây/ha

Hố đào: Dài 70cm, rộng 50cm, sâu 60cm

  1. Thời vu:

Trồng mới vào đầu mùa mưa khi đất có đủ độ ẩm. Lịch trồng cho vùng Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như sau:

Trồng Stump trần: 1/6 – 15/7 dương lịch.

Trồng Stump bầu: 15/5 – 30/8 dương lịch.

  1. Xen canh trong vườn cao su

Trong giai đoạn cây cao su còn nhỏ chưa giao tán người nông dân tiến hành trồng xen giữa 2 hàng cao su các loại rau màu, mè hay các loại cây họ đậu, cây trồng xen phải đảm bảo cách xa hàng cao su khoảng 1m.

  1. BÓN PHÂN.

Sử dụng Các loại phân HUMIX dùng chăm bón cho cây cao su gồm:

Phân Hữu Cơ Tổng Hợp HUMIX SCR Cao Su

Phân Gà Xử Lý HUMIX.

Phân HCSH HUMIX CD Cao Su

Phân Phun Qua Lá HUMIX CD Cao Su.

  1. Vườn ươm.

Chuẩn bị bầu đất: Lượng đất, phân chuẩn bị cho một túi bầu là 20 -30g Phân Gà Xử Lý trộn với 2.000-2.200g đất bột. Khi cây xuất hiện 1 tầng lá ổn định thì sử dụng Phân Phun Qua Lá HUMIX CD Cao Su pha với tỷ lệ 1/200 (1lít phân pha với 200 lít nước). Phun định kỳ 10 ngày 1 lần và ngừng phun trước khi ghép 1 tháng.

  1. Trồng mới.

Sử dụng Phân Hữu Cơ Tổng Hợp HUMIX SCR Cao Su bón lót từ 1-2 kg/hố và trộn phân kỹ vào hố trước khi trồng Stump.

  1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Dùng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên Dùng Cao Su. Mỗi năm bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Năm 1-2 bón 1,2 tấn/ha/năm.

Năm 3-5 bón 1,2- 2 tấn/ha/năm.

Từ sau khi trồng đến 1 năm tuổi bón bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng Phân Phun Qua Lá HUMIX Chuyên Dùng Cao Su pha với tỷ lệ 1/100 để tưới gốc hoặc tỷ lệ 1/200 (40ml/8lit) phun lên lá, định kỳ 7 -10 ngày/lần.

  1. Giai đoạn kinh doanh.

Dùng Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Chuyên Dùng Cao Su 1 năm bón 2 lần.

Lần 1 bón vào tháng 4-5 là 1,5-2 tấn/ha.

Lần 2 bón vào tháng 10 là 1,5 -2 tấn/ha.

Hàng năm bón bổ sung thêm Phân Gà Xử Lý HUMIX với lượng bón 2 tấn/ha vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa giữ ẩm cho đất.

Cách bón: Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, cuốc rãnh theo hình chiếu của tán cây, rải phân đều sau đó lấp đất lại.

Từ năm thứ năm trở đi bón theo băng rộng giữa 2 hàng cao su đã sach cỏ sau đó phủ bằng lá khô.

  1. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH.
  2. SÂU HẠI.

Đối với cây cao su thì vấn đề về sâu hại không đáng lo ngại tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm. Có một số loại sâu hại phổ biến trên vườn cao su như sau.

  1. Câu cấu hại lá.

Câu cấu găm lá già chừa lại gân lá còn đối với ấu trùng thì ăn rễ non của cây. Anh hưởng rất lớn đến quá trình quanh hợp, nếu câu cấu cắn phá nhiều thì sẽ làm cho cây bị suy dinh dưỡng, cây còi cọc và ảnh hưởng đến khả năng cho mủ.

Biện pháp cơ học: Dùng vợt bắt.

Biện pháp hoá học: Phun thuốc trừ sâu qua lá và đất dùng các thuốc Bian 40 ND, Sumiudin 0,05-0,1%

Các loại sâu ăn lá: An chồi ngọn dùng thuốc Rasudin 40 ND, Bian 40ND phun vào giai đoạn hình thành lá non chưa ổn định.

  1. Mối mọt.

Mối mọt gặm rễ cây gây chết cây. Và có khi còn gặm cả vỏ tươi.

Biện pháp canh tác: Tủ gốc giữ ẩm phải cách xa gốc.

Không lấp rác cỏ tươi xuống hố trồng.

Phương pháp hoá học: Bam 5H 15-20 kg/ha.

Lantrek 40 EC nồng độ 0,15- 0,2 % dùng tưới lên gốc.

  1. Nhện đỏ và nhện vàng.

Gây hại vào các đợt ra lộc non, chích hút chủ yếu ở giai đoạn cây con, vườn kiến thiết cơ bản. Chúng chích hút mặt dưới lá làm lá biến dạng, co lại và tạo gợn sóng.

Dùng thuốc: Comite 73 EC, Admire 050 EC, Ortus 5SC

  1. BỆNH HẠI.
  2. Bệnh phấn trắng (Nấm Oidium Heavea).

Bệnh thường xuất hiện khi cây mới mọc lá hay trên những lá non gần trưởng thành. Xuất hiện vào tháng 1- 4 tuỳ thuộc từng vùng, nếu thiếu đạm, sương mù và cây gặp lạnh thì bệnh còn gây hại nhiều hơn.

Triệu chứng:

Lá bị bệnh thường mọc rủ xuống, mất hết vẽ bóng loáng thường ngày, phiến lá cong queo ở rìa mặt dưới thường xuất hiện những đám phấn trắng. Nó thường xuất hiện từ đỉnh lá và kéo xuống viền lá, nếu bệnh nặng thì lá rụng hàng loạt gây nên hiện tượng rụng lá lần thứ hai trong năm, và có thể gây hiện tượng khô cành.

Biện pháp:

– Chọn giống kháng bệnh

– Tăng phân đạm và kali giúp ra lá tập trung tránh lá ra vào tháng cao điểm bệnh.

– Trị bệnh bằng lưu huỳnh bột phun lên cả hai mặt lá 5-6 lần và cách nhau 1 tuần

– Phun Sumieight 0,2%

  1. Bệnh héođen đầu lá nấm Colletortrichum Gloesporioides

Cũng giống như bệnh phấn trắng, bệnh này thường gây hại trên các tầng lá non và chồi non chủ yếu trên cây cao su nhỏ tuổi và bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh nặng có thể làm cho cây chết từ trên xuống dưới.

Triệu chứng:

Các đốm bệnh thường xuất hiện đầu lá có hình tròn và đường kính nhỏ hơn 2 mm, bên trong của đốm có màu vàng và bìa có màu nâu.

Biện pháp:

– Phòng bệnh là chính, phải tạo điều kiện cho vườn cây thông thoáng.

– Không trồng những giống mẫn cảm với bệnh.

– Phun phòng Zineb(0,3-0,5%), oxit clo đồng(0,5-1%)…

  1. Bệnh rụng lá mùa mưa(Nấm Phytophthora Botryosa và P. Palmivora).

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nhất là những vùng xuất hiện ở những vùng mưa dầm và gây hại nặng trên vườn khai thác.

Triệu chứng:

Lá có đốm nâu đen, ở giữa có điểm trắng, tược non có đốm đen, khô rồi chết, trái non cũng có đốm đen khô và rụng. Trên những cuống lá bị rụng đó có những cục mủ khô trắng, bệnh còn lây lan đến miệng cạo gây nên hiện tượng loét sọc miệng cạo rất nguy hiểm.

Biện pháp:

– Cần khơi mương chống úng, làm thông thoáng vườn cây.

– Khi cây bị bệnh nặng trên 50% thì phải tiến hành ngừng cạo cho đến khi mọc lớp lá mới hình chân chim thì tiến hành bắt đầu cạo lại.

– Giai đoạn này khó phòng trị vì lúc này cây cao su quá cao lớn.

  1. Bệnh nấm hồng(Nấm Corticium Salmonicolor).

Bệnh này thường gây hại nặng vào giai đoạn khai thác cao su non, và phá hại nặng nhất vào giai đoạn 3-8 năm tuổi. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa có thể gây chết cành và nếu nặng thì phải cưa ngọn. Bệnh dễ lây lan thành dịch theo gió, mưa và côn trùng.

Triệu chứng:

Bệnh thường xuất hiện ở nơi phân cành, đầu tiên là giọt mủ chảy ra và có nấm trắng giống như màng nhện, sau đó vết bệnh chuyển từ từ sang màu hồng đậm và lan rộng. Bệnh nặng mủ chảy thành những vệt dài và hoá đen. Cuối cùng héo rũ lá chuyển sang màu vàng và ngay dưới vết bệnh mọc những chồi dại.

Phòng trừ:

– Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ những cành khô do bệnh gây ra.

– Làm thông thoáng vườn cây trong mùa mưa ẩm.

– Dùng giống kháng bệnh với nấm hồng.

– Dùng thuốc hoá học: Validacin 5L(thuốc đặc hiệu)1,2 %, Validacin 3L 2%, dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% (quét).

  1. Bệnh loét sọc mặt cạo(Nấm Phytophora palmivora)

Bệnh gây hại trên mặt cạo vào mùa mưa 6-11 bệnh có nhiều tên khác nhau như sọc đen và thối miệng cạo, bệnh là thối, khô miệng cạo tái sinh và làm giảm sản lượng mủ.

Triệu chứng

Phần vỏ tái sinh gần đường cạo xuất hiện các đường chỉ màu đen song song. Sau đó lớn dần tạo thành từng vết lún vào có màu đen rộng hơn cây tăm và dài chừng vài cm. Nấm bệnh tấn công vào vỏ, phá hại hệ thống mủ gây xì mủ có mùi hôi thối, đường miệng cạo bị lở ra, nứt vỏ.

Phòng trừ

– Không cạo khi vỏ cạo còn ướt, không cạo phạm vì nấm dễ xâm nhập gây bệnh.

– Tạo vườn thông thoáng.

– Dùng Ridomil pha với nước vôi nồng độ 2-3 % và quét 1 băng rộng 2-3 cm trên miệng cạo vào thời gian sau khi thu mủ trong mua mưa.

  1. Bệnh khô mủ

Còn có nhiều tên gọi là khô miệng cạo, vỏ nâu. Bệnh thường xuất hiện trong suốt thời kỳ khai thác. Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, hiện vẫn xem là bệnh sinh lý.

Triệu chứng

Mủ đông ngay trên miệng cạo trước khi rơi vào chén, vỏ bên dưới bong dần có nhiều đường nứt dọc, cuối cùng nổi lên những bướu lớn, cứng và dần lên đến tận gốc cuối cùng cây phải bỏ đi.

Phòng trừ

– Cạo đúng kỷ thuật.

– Bón phân đầy đủ nhất là đối với vườn kích thích mủ.

– Khi vườn có hơn 10 % cây bị bệnh thì ngừng cạo.

  1. KHAI THÁC MỦ CAO SU.

Khi có 70% số cây trở lên đạt tiêu chuẩn là vành thân(> 50cm) và chiều cao đo từ mặt đất lên đạt 1m thì bắt đầu tiến hanh khai thác. Đến năm cạo thứ hai thì cạo những cây đạt tiêu chuẩn tiếp theo và đến năm cạo thứ ba thì cạo hết những cây còn lại trong vườn.

Thời vụ cạo: Mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm. Nghỉ cạo khi cao su bắt đầu rụng lá vào tháng 1-2. Khi lá bắt đầu nhú hình chân chim thì tiến hành cạo lại.

Kỷ thuật cạo: Cách mở miệng từ đông sang tây tức là từ mặt tiền sang hậu và mở theo 1 hướng trong lô.

Cách mở: Cạo 3 đường thứ nhất là cạo chuẩn, đường thứ hai là vạc nên, đường thứ 3 là hoàn chỉnh miệng cạo.

Cạo xuôi: Từ năm thứ nhất đến năm thứ 11 và độ dốc miêng cạo là 30-350

Cạo ngược: Từ năm thứ 12 trở đi thì cây cao su bắt đầu bước vào cạo ngược với độ đốc miệng cạo là 350

Giờ cạo: Cạo từ sáng sớm khi nhìn thấy rõ miệng cạo, cạo càng sớm càng tốt mùa mưa thì phải để lúc ráo nước trên mặt cạo mới tiến hành cạo. Trút mủ vào lúc 10-11 giờ trưa tránh trut quá muộn sẽ làm đông mủ.

Cây cao su tự nhiên có nguồn gốc từ đâu?

Cao su là một loại nhựa có tính đàn hồi, được làm bằng mủ lấy từ một vài loại cây gốc Châu Mĩ hoặc Châu Phi. Năm 1876, Henry Wickham - một nhà thám hiểm người Anh chọn lựa khoảng 70.000 hột cao su từ Brasil đem nhập lậu vào nước Anh.

Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ đâu?

Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích (Euphorbiaceae). Những người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su tự nhiên ở thế kỷ 16.

Mủ cao su sản xuất gì?

Nhựa mủ cây cao su dùng để sản xuất lốp xe, găng tay y tế, bao cao su và các sản phẩm cao su khác. Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau.

Cao su sống ở đâu?

Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến 30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.