Cho các thông tin sau đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm trên

Các bất thường ADN có thể xảy ra tự phát hoặc do ảnh hưởng từ những tác nhân gây hại cho tế bào [ví dụ, tia xạ, các chất gây đột biến, virut]. Một số bất thường được sửa chữa bởi các cơ chế sửa sai của DNA tế bào. Các bất thường có thể hoặc không truyền sang các tế bào được nhân bản sau đó; nếu được di truyền nó được gọi là đột biến. Tuy nhiên, con cái cũng có thể bị đột biến khi các tế bào sinh dục bị ảnh hưởng. Các đột biến có thể là duy nhất đối với một cá nhân hoặc gia đình. Hầu hết các đột biến là hiếm gặp.

Đa hình bắt đầu từ những đột biến. Đó là những bất thường của DNA đã trở nên phổ biến trong dân số [tỉ lệ gặp 1%] thông qua nhân bản sai sót hoặc các cơ chế khác. Hầu hết đa hình đều ổn định và không thay đổi đáng kể kiểu hình. Một ví dụ thường gặp là nhóm máu người [A, B, AB, và O].

Khi và ở những đột biến kiểu tế bào nào có thể giải thích một số dị thường nhất trong các mô hình di truyền. Thông thường, một bất thường về tính trạng trội trên nhiễm sắc thể thường sẽ có ở một hoặc cả hai bố mẹ của một người mắc bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh di truyền trội trên NST thường có thể xuất hiện cách thế hệ [ở những người có cha mẹ mang một kiểu hình bình thường]. Ví dụ, khoảng 80% số người có bất sản sụn Bệnh loạn sản xương-sụn [Osteochondrodysplastic Dwarfism] không có tiền sử gia đình lùn và do đó biểu hiện các đột biến mới [de novo]. Ở nhiều người, cơ chế là một đột biến tự phát xảy ra sớm trong cuộc đời phôi thai. Do đó, các con khác không có nguy cơ bị rối loạn tăng lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rối loạn phát triển do đột biến ở tế bào sinh dục ở cha mẹ [ví dụ, một gen trội trên nhiễm sắc thể thường ở một phụ nữ bình thường kiểu hình]. Nếu vậy, con khác có nguy cơ nhận di truyền đột biến.

Một số kỹ thuật được sử dụng để phân biệt tốt hơn các nhiễm sắc thể:

  • Trong kĩ thuật nhuộm band cổ điển[ví dụ: G [Giemsa] -, Q [huỳnh quang] -, và dải C], một loại thuốc nhuộm được sử dụng để nhuộm các băng trên nhiễm sắc thể.

  • Phân tích nhiễm sắc thể độ phân giải cao sử dụng các phương pháp nuôi cấy đặc biệt để có được nhiễm sắc thể ở thời kì tiền phân bào và kì giữa sớm. Các nhiễm sắc thể ít bị cô đặc hơn so với phân tích nhiễm sắc thể ở kì giữa sớm thông thường, và số lượng các băng nhận diện được mở rộng, cho phép phân tích karyotype tốt hơn.

  • Kĩ thuật lập karyotype quang phổ [còn được gọi là sơn nhiễm sắc thể] sử dụng các kỹ thuật lai nhiễm sắc thể huỳnh quang đặc hiệu tại chỗ [chromosome - specific fluorescent in situ hybridization - FISH] giúp cải thiện khả năng phát hiện một số bất thường, bao gồm chuyển đoạn và đảo đoạn.

Các phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn [NIPS] hiện có sẵn. Đối với NIPS, trình tự DNA của bào thai không có tế bào thu được từ mẫu máu mẹ được sử dụng để sàng lọc trước sinh chủ yếu đối với thể tam nhiễm 21 [Hội chứng Down Hội chứng Down [Trisomy 21] ], ba nhiễm sắc thể 13 Ba nhiễm sắc thể 13 , và ba nhiễm sắc thể 18 Trisomy 18 và lệch bội lẻ nhiễm sắc thể giới tính. Mặc dù NIPS có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt đối với một số bất thường về nhiễm sắc thể, nhưng người ta khuyến cáo kết quả cần được xác nhận lại bằng các test chẩn đoán. NIPS đã được sử dụng như là một thử nghiệm sàng lọc cho những hội chứng mất đoạn nhỏ thông thường [ví dụ, xóa đoạn 22q11]; tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu vẫn tương đối thấp.

Bài viết bởi Tiến sĩ Hàn Thị Thu Hương - Khối Di truyền y học, Trung tâm công nghệ cao Vinmec

Mất đoạn nhiễm sắc thể 4q là một rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp do thiếu một phần nhánh dài trên nhiễm sắc thể 4. Người mang đột biến này có thể có phần trán cực kỳ nổi bật [giống như cái bướu lồi hẳn trước trán], phần sau đầu phình ra, tai thấp, bàn tay và bàn chân rộng, ngắn, cơ thể nhỏ bất thường do tăng trưởng chậm, khuyết tật tim bẩm sinh và có thể khuyết tật trí tuệ. Bệnh lý xuất hiện với tỉ lệ khoảng 1: 100.000 người với tỉ lệ trên nam và nữ bằng nhau.

Đặc điểm đặc trưng của người mang mất đoạn 4q là hình dạng hộp sọ bất thường, mũi ngắn với sống mũi bất thường, tai dị dạng thấp, hở vòm miệng, xương ức ngắn, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ từ mức trung bình đến nghiêm trọng, dị tật tim, rối loạn nhịp tim [arrhythmia], khiếm khuyết cơ quan sinh dục và tiết niệu, kích thước cơ thể nhỏ, bàn tay và bàn chân nhỏ, hai mắt cách xa nhau [hypertelorism], ngón tay thứ năm và móng tay nhọn, giảm trương lực cơ [hypotonia].

Một số trẻ có thể có hàm nhỏ [micrognathia] dẫn đến khó thở. Có thể bất thường não [corpus callosum]. Ở một số bệnh nhân, tăng trưởng chậmthiểu năng trí tuệ có thể xuất hiện mà không có bất thường về thể chất rõ ràng, gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh lý này.

Một số trẻ có triệu chứng tâm thần như hung hăng, ảo giác lời nói [verbal hallucinations], tính khí thất thường và ảo tưởng. Không phải tất cả những người mang đột biến mất đoạn 4q đều có những triệu chứng này, và các triệu chứng có thể khác nhau ở những cá thể khác nhau.

Hầu hết mọi người được sinh ra với 23 cặp [tổng cộng 46] nhiễm sắc thể trong mọi tế bào của cơ thể. Mỗi nhiễm sắc thể bao gồm một nhánh dài [q] và một nhánh ngắn [p] được ngăn cách với nhau bởi tâm động [centromere].

Bộ nhiễm sắc thể của một người bình thường

Mất đoạn 4q là bệnh lý nhiễm sắc thể do thiếu một phần nhánh dài trên nhiễm sắc thể 4. Rối loạn này thường không phải do di truyền, mà xảy ra do sự phát sinh ngẫu nhiên [de novo] không rõ nguyên nhân rất sớm trong quá trình phát triển phôi thai.

Các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều, ngay cả trong các thành viên của cùng một gia đình. Mức độ nghiêm trọng và loại triệu chứng phụ thuộc vào kích thước và vị trí của đoạn nhiễm sắc thể bị mất. Một số gen có thể liên quan bao gồm:

Mất đoạn 4q có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm di truyền bao gồm:

  • Karyotyping [Công thức nhiễm sắc thể]: xét nghiệm số lượng và cấu trúc bộ nhiễm sắc thể. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để tìm các mất đoạn lớn.
  • FISH [Lai huỳnh quang tại chỗ]: xét nghiệm phát hiện các đột biến mất đoạn cụ thể trên nhiễm sắc thể nhờ các đầu dò có đánh dấu huỳnh quang. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để tìm các mất đoạn nhỏ khó có thể nhìn thấy trên karyotype.
  • Array-CGH [Lai so sánh hệ gen] phát hiện tất cả các mất đoạn và kích thước của đoạn bị mất.

Một số rối loạn nhiễm sắc thể khác có thể triệu chứng tương tự như mất đoạn 4q:

  • Hội chứng Wolf-Hirschhorn [WHS] là rối loạn nhiễm sắc thể do thiếu một phần nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 4 [bị mất một phần hoặc monosomy]. Các triệu chứng chủ yếu có thể bao gồm hai mắt cách xa nhau [ocular hypertelorism] hoặc mũi khoằm, đầu nhỏ [microcephaly], tai dị dạng thấp hơn bình thường, thiếu hụt tăng trưởng, khuyết tật tim, thiểu năng trí tuệ và động kinh.
  • Nhiễm sắc thể 11, monosomy 11q là một rối loạn di truyền trên nhánh dài của nhiễm sắc thể 11. Các triệu chứng có thể bao gồm mắt cách xa nhau [hypertelorism], mí mắt sụp, mắt lác [strabismus] và định vị mắt bất thường. Các triệu chứng cũng có thể bao gồm phần trán nhô, gốc mũi rộng, mũi hếch, ngắn, miệng [giống] cá chép, cằm lõm, tai dị dạng, khuyết tật trí tuệ.
  • Hội chứng Greig cephalo polysyndactyly là một rối loạn di truyền hiếm gặp với các triệu chứng có thể bao gồm đầu to, đặc điểm khuôn mặt, bàn tay và bàn chân bất thường.

Hội chứng Greig cephalo polysyndactyly với bất thường ở bàn tay và chân

Vì đột biến mất đoạn 4q ảnh hưởng rất khác nhau trên mỗi cá thể nên việc điều trị và can thiệp phải được điều chỉnh theo nhu cầu từng cá nhân mắc bệnh.

Đối với các vấn đề về tim và xương có thể phẫu thuật. Trẻ chậm đi hoặc chậm đạt các mốc quan trọng khác có thể cần thêm các phương pháp vật lý trị liệu. Sử dụng thuốc trong các trường hợp động kinh, trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề tăng trưởng.

Vitamin tổng hợp, trái cây họ cam quýtCoenzyme Q10 được khuyến nghị cho tất cả trẻ em mang đột biến mất đoạn 4q. Can thiệp sớm, giáo dục đặc biệt, hướng nghiệp đặc biệt hữu ích cho trẻ em khuyết tật trí tuệ. Tư vấn di truyền được khuyến nghị cho gia đình có trẻ mang mất đoạn 4q.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: rarediseases.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề