Sản phẩm quảng cáo là gì

Bản chất của quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để xây dựng hình ảnh lâu dài cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vươn tới mọi đối tượng khách hàng rải rác khắp các vùng lãnh thổ, giúp tăng nhanh doanh số bán hàng,… Để thực hiện được mục tiêu này, các công ty, doanh nghiệp phải chi ra một khoảng tiền nhất định nào đó.

>>> TOP 5 hình thức quảng cáo sản phẩm hiệu quả nhất

>> Dịch vụ quảng cáo truyền hình

1. Về bản chất của quảng cáo:

– Quảng cáo mang tính đại chúng: Quảng cáo chính là cách truyền đạt thông tin một chác công khai về sản phẩm, dịch vụ nào đó một cách chuẩn hóa và hợp pháp.Vì thế, mà có nhiều người tiếp nhận thông tin quảng cáo, nhờ đó người mua có thể đã hiểu biết và chấp nhận mua sản phẩm.

– Quảng cáo có sự lan tỏa: Quảng cáo là cách giúp người bán lặp lại thông điệp nhiều lần đến người mua nhận và giúp người mua so sánh thông điệp của các hãng khác nhau để có thể đưa ra lựa chọn khi có nhu cầu. Ngoài ra qui mô quảng cáo còn là cách thể hiện tầm cỡ, danh tiếng và sự thành công của các doanh nghiệp.

– Quảng cáo có tính khuếch đại trong diễn đạt: Quảng cáo trao cơ hội tạo nên kịch tính trong sự trình bày sản phẩm và dịch vụ cũng như công ty qua cách sử dụng khéo léo các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, … Tuy nhiên nếu quá lạm dụng các yếu tố này có thể bạn sẽ làm loãng hoặc rối thông điệp.

– Quảng cáo có tính vô cảm: Quảng cáo thường không thúc ép mua như lực lượng bán hàng, do đó khán thính giả sẽ không cảm thấy bị bắt buộc phải chú ý hay đáp ứng. Quảng cáo thực chất chỉ là một hình thức độc thoại không phải là đối thoại với khách hàng.

2. Mục tiêu của quảng cáo là gì?

Mục tiêu của mọi quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ hay công ty nào đó nhằm ảnh hưởng đến các tập tính của công chúng và nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó, giúp nâng cao doanh số bán hàng. Mục tiêu của một quảng cáo phải tùy thuộc vào những quyết định trước đó của doanh nghiệp về thị trường mục tiêu, về định vị và về Marketing mix. Thông thường mục tiêu của quảng cáo được phân thành hai nhóm:

a. Nhóm hướng đến số cầu:

– Thông tin quảng cáo giúp xây dựng nhận thức của thị trường mục tiêu về một nhãn hiệu, dịch vụ mới. Nhằm tạo sự quen thuộc cho khán thính giả về cửa hàng và cách bán hàng mới. Đồng thời thông tin quảng cao giúp làm giảm thời gian tư vấn cho nhân viên bán hàng về những điều cơ bản của sản phẩm cho khách hàng.

– Quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng để đạt được sự ưa thích nhãn hiệu và gia tăng mức trung thành nhãn hiệu.

– Quảng cáo nhắc nhở khách hàng giúp ổn định mức bán, đặc điểm nhận biết và duy trì hình ảnh nhãn hiệu.

b. Quảng cáo hướng đến hình ảnh sản phẩm, dịch vụ:

– Quảng cáo giúp phát triển và duy trì hình ảnh có lợi về các ngành sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời quảng cáo giúp tạo nhu cầu gốc, phát triển và duy trì những hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm cũng như doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

– Quảng cáo giúp xây dựng và phát triển danh tiếng cho thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra quảng cáo còn giúp thương hiệu được lan tỏa ra mọi vùng lãnh thổ.

3. Phương tiện làm quảng cáo

Hiện nay các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Các phương tiện này có thể được phân chia thành các nhóm chính sau:

+ Nhóm phương tiện điện tử như truyền hình và truyền thanh,

+ Nhóm phương tiện trực tuyến như Email, Fabook, Zalo, …

+ Nhóm phương tiện in ấn như băng rôn, áp phích, tạp chí, báo chí, …

+ Nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời như biển hiệu, pano,…

+ Nhóm phương tiện trực tiếp như thư tay, gọi điện thoại,…

Khi lựa chọn phương tiện để quảng cáo, thì các doanh nghiệp cần chú ý đến Phạm vi, Tần suất và Tác động của quảng cáo trên phương tiện đó.

XEM THÊM:

>>> 21 bước để giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng

>>> Tổ chức sự kiện là gì? quy trình tổ chức sự kiện như thế nào?

·        Khái niệm quảng cáo

Trở về nguồn gốc của từ “quảng cáo” trong tiếng La tinh “Advertere”, chúng ta có một khám phá rất thú vị:

- “Ad” nghĩa là hướng về một cái gì đó.

- “Vertere” có nghĩa là trở lại.

Như vậy, bạn có thể hiểu quảng cáo là hướng tâm trí công chúng về một sản phẩm, dịch vụ hay một tư tưởng, để từ đó công chúng yêu thích và mua sản phẩm, dịch vụ đó.

Sau này, khi quảng cáo đã phát triển thành một ngành công nghiệp hùng mạnh và phổ biến trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu về quảng cáo cũng đưa ra những khái niệm không xa bao nhiêu so với từ “quảng cáo” nguyên thuỷ trong tiếng La tinh.

Từ điển Oxford, Nhà xuất bản Đại học tổng hợp Oxford năm 1995 định nghĩa:

“Quảng cáo là mô tả sản phẩm hay dịch vụ để thuyết phục người ta mua hay sử dụng”.

Cụ thể hơn, hiệp hội Marketing Mỹ [AMA] phát biểu:

“Quảng cáo là bất cứ sự hiện diện của loại hình không trực tiếp nào của hàng hóa, dịch vụ, ý đồ, ý tưởng v.v… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”.

Ở Việt Nam, mặc dù quảng cáo mới xuất hiện khoảng hơn mười năm nay, nhưng chúng ta đã có nghị định 194 CP của Chính phủ Việt Nam [ban hành ngày 31-12-1994] về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó quy định:

“Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”.


·        Quảng cáo hướng tới ai?

Nói một cách rộng nhất, đối tượng quảng cáo là tất cả các khách hàng đã, đang hoặc sẽ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng của một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào đó.

Quảng cáo về thực chất là một quá trình giao tiếp, được hiện thực hóa theo mô hình sau:


Các nhân tố cấu thành chủ yếu của quá trình giao tiếp quảng cáo là:

- Người thông báo [chủ thể quảng cáo]: tất cả các cá nhân, tổ chức... muốn làm quảng cáo.

* Đại lý quảng cáo: tổ chức độc lập, bao gồm các chuyên gia chịu trách nhiệm thiết kế, tổ chức thực hiện, giám sát hoạt động quảng cáo.

* Các phương tiện truyền tin: tất cả các phương tiện hay vật thể mang, truyền đi thông tin quảng cáo.

* Khách hàng mục tiêu: những đối tượng mà quảng cáo hướng đến.

Để thực hiện thành công một chiến dịch quảng cáo, người làm quảng cáo trước hết cần phải xác định đối tượng nhận tin: Họ là ai? Nam hay nữ? Già hay trẻ? Giầu hay nghèo? Sành điệu hay không sành điệu? Thích xem truyền hình, nghe đài, đọc tạp chí hay báo? v.v...

Mỗi hình ảnh, lời nói, thông điệp của quảng cáo luôn hướng tới một số nhóm khách hàng mục tiêu nào đó và bị chi phối bởi các hoàn cảnh khách quan khác nhau. Các nhóm khách hàng mục tiêu, bởi vậy, chính là một trong những nguồn cảm hứng để các chuyên gia quảng cáo hình thành nên những ý tưởng quảng cáo độc đáo.

Chẳng hạn trong suốt thời kì khủng hoảng kinh tế những năm 1930, các chuyên gia quảng cáo giới thiệu Pepsi tới khách hàng như một loại đồ uống giá rẻ. Hai mươi năm sau, vẫn loại nước uống Pepsi ấy nhưng đã mang hình ảnh của một sản phẩm dành cho giới quý tộc.

Đến năm 1996, Pepsi chỉ tới 300 triệu USD cho chiến dịch quảng cáo màu xanh. Màu đỏ không còn trên vỏ lon Pepsi nữa mà chỉ có màu xanh tươi trẻ. Màu sắc đặc biệt này nhằm hướng tới giới trẻ, để Pepsi là “Sự lựa chọn của thế hệ mới” [khẩu hiệu quảng cáo của Pepsi].

“Người tiêu dùng là “con mồi”, người làm quảng cáo là thợ săn, mẩu quảng cáo là mũi tên bắn đi”.

Trương Tiếp Trương - Thái Quân

Sự thật về quảng cáo

·        Quảng cáo làm gì?

Dù là bạn làm phim quảng cáo trên truyền hình hay viết quảng cáo đăng trên báo, bạn cũng hãy nhớ rằng thông điệp quảng cáo chỉ trọn vẹn khi nó đảm bảo thực hiện ba chức năng cơ bản sau:


* Cung cấp thông tin về sản phẩm

Dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng hình vẽ, những câu viết ngắn gọn hay những lời đối thoại trong một đoạn phim, quảng cáo luôn chứa đựng những thông tin cơ bản nhất, và tất nhiên là hấp dẫn nhất về sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng.

Bạn hãy nhớ lại câu chuyện về quảng cáo xe ô tô Con bọ của hãng Volkswagen. Trong thông điệp quảng cáo của mình, hãng này đã gửi tới công chúng những ưu điểm nổi trội nhất của Con bọ: hình dáng nhỏ gọn, đơn giản và hợp lý, tiện lợi khi tham gia giao thông hay đỗ xe, một ga-lông xăng có thể đi được tới 32 dặm, tiết kiệm năng lượng, không cần làm nóng máy khi khởi động, lốp xe có thể đi được tới 40.000 dặm, chi phí sửa chữa thấp v.v...

* Thuyết phục khách hàng

Đây là chính mục đích cuối cùng của quảng cáo: thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Với những thước phim hành động hấp dẫn, cùng câu chuyện anh hùng cứu mỹ nhân và khẩu hiệu “Bản lĩnh đàn ông thời nay”, bia Tiger đã thuyết phục khách hàng của họ nên uống bia bởi “nam vô tửu như kì vô phong”. Đây được coi là một trong những quảng cáo thành công ở Việt Nam vì đã thuyết phục người uống bia Việt Nam bằng những chi tiết rất có lý, phù hợp với tâm lý người Việt.

* Gợi nhớ, duy trì sợ quan tâm của khách hàng

Chỉ cần bạn dành thời gian theo dõi đầy đủ một chương trình quảng cáo khoảng 10 phút trên truyền hình, bạn sẽ thấy rất nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được ưa chuộng vẫn xuất hiện liên tục.

Lúc này, quảng cáo còn có một chức năng đặc biệt: duy trì sự quan tâm của khách hàng, khuyến khích họ tiếp tục mua sản phẩm và duy trì hình ảnh, tên nhãn sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, khi các sản phẩm mới liên tục xuất hiện, việc duy trì hình ảnh, tên sản phẩm trong tâm trí khách hàng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.

·        Thế nào là một quảng cáo hiệu quả?

Một quảng cáo được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả khi đảm bảo ít nhất ba yêu cầu:

- Lượng thông tin súc tích, rõ ràng.

- Đảm bảo tính nghệ thuật và hấp dẫn để thu hút khách hàng.

- Đảm bảo tính pháp lý: quảng cáo phải trung thực và có trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

·        Tổng kết về quảng cáo

- Quảng cáo là sự hội tụ của nghệ thuật, văn hóa và kinh tế.

- Quảng cáo là việc thiết kế, truyền tải thông điệp mang tư duy văn hóa, khoa học kỹ thuật, mỹ thuật và marketing.

- Quảng cáo là tiếng nói của sự bùng nổ và phát triển thông tin truyền cảm trong kỷ nguyên hiện đại.

·        Các bước hình thành một chiến lược quảng cáo

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề