Có nên sơn chống thấm trong nhà

Khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện khiến tường nhà của bạn dễ bong tróc, bám rêu cũng như bị thấm ẩm. Mặc dù bạn đã sử dụng sơn chống thấm bên trong hoặc bên ngoài nhưng tường nhà vẫn bị hiện tượng thấm. Vậy lý do gây ra sự cố này là gì?

“Căn bệnh” thấm dột thực chất có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong căn nhà của bạn bởi những tác động từ môi trường xung quanh. Rất nhiều người có quan điểm sai lầm khi chỉ ưu tiên chống thấm ở những vị trí thường xuyên ẩm ướt như: nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp, hồ bơi,… 

Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, việc thấm dột xảy ra rất nhanh. Còn vào mùa hè, thời tiết oi bức, hơi ẩm trong không khí với tác động của gió tự nhiên sẽ len lỏi theo các lỗ li ti trên tường, tích tụ gây nên hiện tượng nấm mốc kèm theo nứt tường và sụt lún, gây tác hại đến cấu trúc của ngôi nhà, làm mất mỹ quan cũng như mất chi phí để sửa chữa. Chính vì những vấn đề đó nên việc sử dụng sơn chống thấm đúng cách sẽ giúp xây dựng lớp áo để bảo vệ cho ngôi nhà của bạn.

Sử dụng sơn chống thấm trong nhà sai quy trình

Sơn chống thấm trong nhà phải đảm bảo thi công đúng kỹ thuật thì mới đạt được hiệu quả cao trong việc chống thấm. Trước khi sơn, phải đảm bảo bề mặt tường sạch, khô và ổn định bằng cách loại bỏ hoàn toàn màng sơn cũ, các chất bẩn, nấm mốc và rong rêu; nếu xuất hiện các vết nứt nhỏ hay lồi lõm thì cần trát xi măng và trám lại. Chỉ cần một trong những yếu tố trên không được đảm bảo thì việc sơn chống thấm cũng không phát huy được tác dụng của nó và tường nhà vẫn có thể bị thấm ẩm. Quy trình thực hiện như sau:

  • Trộn xi măng với nước sệt tỉ lệ 1:1, sau đó cho vào khuấy đều với sơn theo tỉ lệ 1:1 và tiến hành thi công
  • Sơn 1 lớp sơn lót lên bề mặt tường, mục đích để chống kiềm từ bên trong
  • Sơn 2 lớp sơn chống thấm và cuối cùng là 2 lớp sơn phủ

Có nên sơn chống thấm trong nhà
Sơn chống thấm trong nhà phải đảm bảo thi công đúng kỹ thuật thì mới đạt được hiệu quả cao - Nguòn: https://www.freepik.com/

Pha trộn sơn chống thấm sai kỹ thuật

Tỷ lệ pha trộn chất chống thấm cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng giúp việc sơn chống thấm đạt được hiệu quả nhất định.

Trường hợp sử dụng chất chống thấm đi kèm sơn phủ

Trong trường hợp sử dụng chất chống thấm đi kèm với sơn phủ, trộn chất chống thấm với xi măng Portland theo tỷ lệ chuẩn được quy định trong chỉ dẫn. Thông thường, với 0.5 lít nước/1kg xi măng/1kg chất chống thấm.

Trường hợp sử dụng chất chất chống thấm với xi măng tinh

Khi trộn với xi măng tinh thì tỷ lệ pha trộn nên là 1:1, nghĩa là cứ 1kg bột chống thấm nên dùng cùng với 1kg xi măng tinh.

Có nên sơn chống thấm trong nhà
Tỷ lệ pha trộn chất chống thấm là yếu tố quan trọng - Nguồn: https://www.freepik.com/

Sơn chống thấm chưa đạt độ khô chuẩn cũng khiến tường bị thấm

Khi tường chưa đạt được độ khô chuẩn mà lại tiến hành sơn chống thấm thì sau một thời gian sử dụng, hơi ẩm trong tường thoát ra ngoài làm bong tróc lớp sơn tường, đó là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thấm ẩm. Vì vậy, khi thi công sơn tường cần lưu ý:

  • Tiến hành sơn lớp sau sau khoảng 6-8 tiếng từ lúc sơn lớp trước
  • Sơn chống thấm đạt được độ khô và cứng tuyệt đối sau 7 ngày. Vì vậy, trong 7 ngày sau khi sơn không nên đụng đến bề mặt sơn để sơn khô tuyệt đối và không tạo ra các vết nứt
  • Không tiến hành thi công sơn chống thấm khi trời mưa hoặc trong môi trường ẩm ướt

Thấm tường do sàn nhà vệ sinh, ban công hoặc phần mái sân thượng thấm xuống

Những khu vực trên là những khu vực có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước. Vì vậy, nếu không chống thấm từ ban đầu cho những khu vực này thì nó sẽ nhanh chóng dễ bị thấm và có thể lan tới những khu vực khác. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến hiện tượng như thấm trần nhà, ẩm sàn nhà hoặc loang lổ trên tường, khiến toàn bộ cấu trúc nhà bị ảnh hưởng, sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để sửa chữa, khắc phục nhà.

Các vết nứt tường, nứt cổ trần cũng khiến sơn chống thấm không có hiệu quả

Những vết nứt tường, nứt cổ trần chính là nơi hơi nước tích tụ và thấm vào bên trong lớp tường xi măng. Nếu để tình trạng này quá lâu không khắc phục thì nước thấm qua tường bên ngoài vào bên trong gây ra các vết loang lổ, đặc biệt là vào những ngày trời mưa. Vì vậy, chúng ta nên đảm bảo rằng tường không có bất kỳ vết nứt hoặc loang lỗ nào trước khi tiến hành sơn chống thấm.

Có nên sơn chống thấm trong nhà
Vết nứt tường, nứt cổ trần chính là nơi hơi nước tích tụ - Nguòn: https://www.freepik.com/

Do bản chất nguyên vật liệu sơn chống thấm

Tường bị thấm do không được trát xi măng hoặc trát không đủ chất lượng. Mặc dù đã sử dụng sơn chống thấm trong nhà nhưng sau một thời gian vẫn bị thấm ngược. Giải thích đơn giản vì sơn chống thấm có thể chống thấm được là nhờ có gốc xi măng và gốc nhựa Acrylic Styren, nhưng gốc nhựa này chỉ có độ bền trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm tùy điều kiện thời tiết. Vì thế, sau khoảng thời gian 4-5 năm, chúng ta nên tiến hành sơn chống thấm lại để có một lớp bảo vệ tốt cho ngôi nhà của mình.

Để đảm bảo cho ngôi nhà của bạn luôn được bền đẹp theo thời gian thì bạn nên sơn chống thấm càng sớm càng tốt. Nếu bạn cũng đang tìm một người Thợ để giúp bạn khắc phục sự cố thấm ẩm của nhà mình thì ứng dụng Oddjob là lựa chọn lý tưởng cho bạn vào lúc này.

Sơn chống thấm trong nhà có tác dụng gì?

Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công, xảy ra do các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,... Lớp sơn chống thấm này có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn, làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn… cho bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.

Khi nào cần sơn chống thấm?

Chúng ta chỉ có thể sơn chống thấm tường sau tối thiểu 1 tuần đã trát. + Đối với các loại sơn chống thấm nội ngoại thất khác như Dulux, Jotun, Kova,… cần đợi tối thiểu 28 ngày sau trát tường. Khi đó mới đảm bảo được hiệu quả của lớp phủ.

Sơn chống thấm ngoài trời sau bảo lâu thì khổ?

Nhưng xét trong các điều kiện thông thường, thời gian sơn chống thấm khô bề mặt sẽ khoảng 30 - 60 phút và để khô hoàn toàn mất từ 3 - 4 giờ.

Sơn chống thấm đó bên bảo lâu?

Bạn có thể trộn với xi măng, tỷ lệ 1:1 và thi công sơn trực tiếp ngay sau khi làm sạch bề mặt không cần sơn lót. + Sơn chống thấm màu: Sử dụng cho các cấu trúc tường đứng, có độ đàn hồi cao. Khả năng chống thấm bảo vệ tường lên đến 10 năm.