Cơm rượu nếp cẩm giá bao nhiêu

Rượu nếp cẩm hay còn được gọi là rượu nếp than là một trong những loại rượu thơm ngon, là đặc sản của miền Bắc được Ông Đường lưu giữ và sản xuất hoàn toàn thủ công, mang đến cho người uống những giọt rượu tinh túy nhất và an toàn nhất. Rượu nếp cẩm qua quá trình lên men và ủ sẽ có màu nâu nhạt trông rất bắt mắt, khi uống có cảm giác ngọt, tê tê đầu lưỡi

Rượu Ông Đường – Sản Phẩm Chất Lượng Vàng Thủ Đô 2019

Rượu Gia Truyền Ông Đường tự hào là đơn vị duy nhất được vinh danh Sản Phẩm Chất Lượng Vàng Thủ Đô năm 2019 vừa được tổ chức tại thủ đô Hà Nội với các sản phẩm rượu nếp quê truyền thống chất lượng hảo hạng.

Tác dụng của rượu nếp cẩm bạn nên biết

Gạo nếp cẩm không chỉ là một món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng như một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền, gạo nếp cẩm có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt gạo cẩm còn rất tốt cho máu huyết và tim mạch.

Rượu nếp cẩm được hạ thổ trong chum sành ít nhất 8 tháng để lên được màu tự nhiên

Sử dụng rượu nếp cẩm điều độ và thường xuyên rất có lợi cho tim mạch và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, nếp cẩm còn có tác dụng bổ máu, hỗ trợ tăng cân cho người gầy, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, còn hỗ trợ làm đẹp da và tốt cho phụ nữ sau sinh.

Rượu nếp cẩm là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe

Sản phẩm thích hợp sử dụng trong các dịp liên hoan, hội họp, sinh nhật, đám cưới… hoặc có thể sử dụng như một món quà quê dành tặng bạn bè, người thân.

>> Xem ngay: Rượu biếu Tết

Cách làm cơm rượu nếp cẩm đúng chuẩn tại nhà

1. Chọn gạo để làm rượu

– Chọn gạo nếp cẩm phải tròn, dài đều và đảm bảo rằng màu sắc của gạo không phải do nhuộm.
– Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu sẽ không đậm.

2. Men rượu

Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình. Tuy nhiên để an toàn chúng ta nên chọn men gạo tự úp với 32 vị thuốc bắc.

3. Cách chế biến

– chúng ta cho gạo vào ngâm với nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi.
Cơm nếp cẩm cần chín đều, xuê và không bị dón cục

– Khi cơm chín bới cơm ra, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt phẳng tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.

Gạo nếp cẩm có màu nâu đỏ chứa nhiều dưỡng chất

Chuẩn bị men:
Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm.

– Khi chọn men làm cơm hay làm rượu các bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu, men không rõ nguồn gốc vì khi ăn [uống] sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc… chúng ta chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc [Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày].

– Thường dùng 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
– Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tố thì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.

Tiếp theo, các bạn tiến hành rắc men, lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.

Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên. Rắc men xong đổ cơm vào chum ủ khoảng 3-4 ngày và đây là thành quả chúng ta thu được

Ủ cơm, lên men rượu nếp cẩm

– Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.

– Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.

– Ủ rượu khoảng 3 ngày khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được. Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.

Cách sử dụng rượu Nếp Cẩm:

– Đối tượng sử dụng: Nam và nữ
– Mỗi ngày sử dụng lượng rượu tối đa 200ml
– Dùng vào mỗi bữa ăn 1 ly nhỏ khoảng 30 – 50 ml.
– Không dùng cho phụ nữ có thai, đối với phụ nữ sau sinh có thể dùng rượu nếp cẩm ngâm trứng gà sẽ rất lợi sữa.

Quy trình làm rượu nếp cẩm tại nhà

Sản phẩm được lên men thủ công bằng phương pháp gia truyền, qua quá trình ngâm ủ và hạ thổ rượu có màu nâu nhạt tự nhiên trông cực kỳ đẹp mắt.

Thông tin chi tiết sản phẩm:

– Quy cách đóng can: 5L, 10L, 20L, 30L
– Thành phần: Gạo nếp cẩm, men truyền thống
– Xuất xứ: Rượu Ông Đường

Chúng tôi áp dụng hình thức giao hàng thu tiền tận nơi [COD] trên toàn quốc. Để đặt các sản phẩm Rượu nếp cẩm nguyên chất hay các sản phẩm Rượu gia truyền Ông Đường quý khách liên hệ trực tiếp đến số Hotline hoặc đặt hàng trực tuyến TẠI ĐÂY

Giá một kg cơm rượu nếp cái hoa vàng là 50.000 đồng, cơm rượu nếp cẩm là 60.000 đồng. Dịp Tết Đoan ngọ, có tiểu thương bán được cả tạ cơm rượu nếp cái hoa vàng và ngần ấy cơm rượu nếp cẩm.

6h sáng, PV. VietNamNet có mặt tại các chợ dân sinh như chợ làng Hà Trì, chợ 365 Hà Đông, chợ Hà Đông, chợ Vồ, chợ Văn Quán,... [ Hà Nội] đã tấp nập người đi chợ sớm. Các bà nội trợ ai cũng vội vã, nhanh chóng chọn mua những thực phẩm thiết yếu về chuẩn bị cúng Tết Đoan ngọ.

Tại các hàng bán cơm rượu nếp, dòng khách xếp hàng chờ mua. Trong ngày Tết này, nhà nào cũng mua cươm rượu nếp về thắp hương, diệt sâu bọ.

Rượu nếp bán chạy trong ngày Tết Đoan Ngọ

Chị Nguyễn Thị Hồng ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội cho biết: “Sáng nay tôi  phải dậy từ 5h30 để ra chợ mua hoa quả tươi, mua xôi gà và nhất là mua rượu nếp cùng ít mận, quất hồng bì,... về để kịp thắp hương rồi còn chuẩn bị đi làm. Tuy đúng ngày Tết Đoan Ngọ nhưng nhìn chung giá cả chỉ đắt lên 1 chút so với ngày thường”.

Chị Hồng cho hay, từ sớm, các hàng hoa quả và cơm rượu nếp rất đông khách. Để mua được hàng, chị chen vào tự chọn và cho vào túi, sau đó ra thanh toán tiền với người bán.

“Cơm rượu nếp có 2 loại là cơm rượu nếp cẩm và cơm rượu nếp cái hoa vàng. Do cả năm có khi chỉ ăn vào ngày này nên nếu tự làm ở nhà thì lích kích, mình mua luôn tại chợ cho tiện. Mỗi hộp rượu nếp cẩm 300-500 gram tùy từng hàng mà bán giá khác nhau”, chị nói.

Có hai loại là rượu nếp cái hoa vàng và rượu nếp cẩm

Giá 1 hộp cơm rượu nếp cẩm chị Hồng mua là 30.000 đồng hộp 500 gram, cơm rượu nếp cái hoa vàng thì rẻ hơn, chỉ 25.000 đồng hộp 500 gram. Mua về thắp hương xong, chị bỏ xuống cả nhà cùng ăn để diệt sâu bọ ngày 5/5 âm lịch.

Bà Ngọc bán cơm rượu nếp cẩm và nếp cái hoa vàng tại chợ Hà Đông suốt từ chiều mùng 4/5 âm lịch đến sáng nay. “Cả năm mới có ngày Tết Đoan ngọ nên hầu như nhà nào cũng mua cơm rượu nếp về cúng và ăn. Chiều qua rất nhiều gia đình mua về cúng sớm, sáng nay thì lượng khách càng đông. Tôi phải huy động thêm 3 người nữa ra bán hàng”, bà Ngọc chia sẻ.

Bà Ngọc nói thêm, cơm rượu nếp do bà tự ngâm gạo, tự ủ men nên rất thơm ngon và đảm bảo.

Bà kể, do bán cơm rượu nếp đã nhiều năm nay nên khách hàng quanh đây rất tin tưởng. Ngày thường, họ mua xôi chè, còn ngày này thì chọn cơm rượu nếp cẩm và nếp cái hoa vàng. Đặc biệt, tất cả các mẻ cơm rượu nếp nhà bà đều là những mẻ mới ủ, được test trước khi bán nên khách nào cũng thích vì vừa độ ngon, vừa miệng. “Tuyệt đối cơm rượu nếp nhà bà không phải đi lấy buôn nên ai cũng yên tâm”, bà khẳng định.

Giá rượu nếp dao động từ 50.000-60.000 đồng/kg

Giá một kg cơm rượu nếp cái hoa vàng là 50.000 đồng, cơm rượu nếp cẩm là 60.000 đồng. Một ngày dịp này, bà bán cả tạ cơm rượu nếp. “Nhiều khách đặt mua cả kg về ăn. Trong đó, loại cơm rượu nếp cái hoa vàng vẫn được mọi người đặt mua nhiều hơn. Cơm rượu nếp cẩm thường chỉ những khách hàng trẻ tuổi thích, song hôm qua cũng bán được cả tạ”, tiểu thương này nói.

Để mua được cơm rượu nếp ngon cúng Tết Đoan ngọ, người phụ nữ có kinh nghiệm nhiều năm này khuyên các bà nội trợ nên mua ở những cửa hàng uy tín và tuyệt đối đừng ham rẻ. Lý do bởi men rượu và gạo khác nhau. Nhiều nhà làm thật, nhiều nhà lại bát nháo trộn đường để bán. Ngoài ra, mang tiếng là 1kg cơm rượu nếp nhưng thực chất phần cái chỉ được 6-7 lạng, còn lại là nước đường. Do đó, tưởng mua rẻ mà lại hóa đắt.

Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề