Con hiền cháu thảo nghĩa là gì năm 2024

* Hàng chuẩn đẹp, Dũng Trum cam kết chất lượng, không đúng chất lượng hoàn tiền 200% cho khách hàng.

* Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Việt Nam. * Câu Đối Đỏ là nét đặc trưng không thể thiếu trong tết cổ truyền người Việt Nam.

Chi tiết sản phẩm: - Chất liệu: Vải nhung - Họa tiết: In nhũ vàng chữ Việt Nam sắc nét - Kích thước: 35cm x 97cm (Là những số đo chuẩn đẹp, ví dụ như: 79cm, 97cm, 137cm, 157cm, 197cm, 217cm)

* Câu đối được làm bằng vải nhung, in chữ Việt Nam sắc nét, với các hoa văn đậm chất ngày tết cổ truyền Việt Nam. Thú chơi câu đối ngày Tết ở Việt Nam đã có từ ngàn năm nay. Chơi câu đối ngày Tết được xem là thú chơi tao nhã dành cho tất cả mọi người, mọi nhà. * Ngày xưa, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về hầu như mọi nhà, dù giàu hay nghèo cũng đều treo một câu đối đỏ trước bán thờ tổ tiên, hay nơi cột nhà, cồng ngõ, Ngoài chức năng trang trí, câu đối còn nói lên mong ước của gia chủ về một năm mới bình anh, thịnh vượng và phát tài. Đây là một phong tục đẹp, một lễ nghi độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết cố truyền của dân tộc. * Đã có thời, thú chơi câu đối bị mai một, nhưng trong những năm gần đây, thú chơi tao nhã này đang dần dần được phát triển lại. 🙏 Kết lời: Em xin chúc tất cả mọi người có một kỳ nghỉ tết VUI VẺ, BÌNH AN và ẤM ÁP bên gia đình của mình ạ 🙏 * Mẫu hàng đẹp, chất lượng, y hình, đều ảnh thật mình cầm chụp tại xưởng nên các bạn yên tâm tuyệt đối ạ.

Shop Trang phục đạo cụ biểu diễn DUNGTRUM Chuyên sỉ, lẻ các loại trang phục đạo cụ biểu diễn SĐT : Dũng:0973625926, Linh: 0973635529 Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm

lieng

caudoi

capdoi

caplieng

trangtriTet

Tet2021

caudoido

caudoitrangtri

1capcaudoi

1capdoi

1caplieng

Dũng Trum Shop chuyên sản xuất và sỉ lẻ trang phục, đạo cụ biểu diễn, đồ khiêu vũ Latin trên Toàn Quốc.

Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” được cả hệ thống chính trị của tỉnh quan tâm, các tầng lớp Nhân dân đồng thuận, cùng phấn đấu thực hiện. Phong trào vừa góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống gia đình Việt, vừa tạo không khí thi đua trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư, thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

.jpg)Biểu dương các gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”

huyện Văn Giang

Giữ nếp nhà truyền thống, từ nhiều năm nay, gia đình cụ Thiều Ngọc Đáo, xã Thắng Lợi (Văn Giang) duy trì nếp nhà đầm ấm với nhiều thế hệ. Mỗi người trong gia đình phát triển sự nghiệp riêng nhưng đều chấp hành nghiêm chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cầu tiến bộ. Các thành viên yêu thương, giúp đỡ nhau để có cuộc sống hạnh phúc, thành công. Cụ Đáo cho biết: Tôi thường nhắc bản thân và các con, cháu tích cực học tập, rèn luyện, giữ đạo làm người, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương. Chỉ có sự mẫu mực của ông bà, cha mẹ mới tạo tấm gương tốt để các con, cháu nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình, xã hội.

Theo thống kê của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, giai đoạn 2018 - 2022, toàn tỉnh có 55.967 lượt gia đình được công nhận danh hiệu “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” các cấp. Trong đó, cấp tỉnh có 4.323 lượt gia đình; cấp huyện 20.672 lượt gia đình, cấp xã 30.972 lượt gia đình. Huyện Khoái Châu có số lượng nhiều nhất với 1.630 lượt gia đình, huyện Yên Mỹ 1.400 lượt gia đình, huyện Kim Động 929 lượt gia đình… Hằng năm, tại ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư”, các địa phương tổ chức biểu dương, vinh danh các gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” tiêu biểu.

Để việc xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” trở thành phong trào thi đua, nét văn hoá, động lực phát triển ở khu dân cư (KDC), ngay từ đầu năm, Ban Công tác Mặt trận các KDC tổ chức tuyên truyền, vận động các gia đình đăng ký tham gia; tuyên truyền các tiêu chí, tiêu chuẩn. Trên cơ sở quy định và danh sách đăng ký của các gia đình, cuối năm, KDC tổ chức bình xét công khai, dân chủ.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thuý, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết: Giá trị lớn nhất của các gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” là dưới một mái nhà có nhiều thế hệ sống hòa thuận, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Không chỉ sống yêu thương, có trách nhiệm với nhau mà các thành viên trong gia đình còn là hạt nhân đoàn kết xóm làng, tích cực tham gia các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào thi đua xây dựng KDC “3 không”, hoạt động xã hội, từ thiện ở địa phương... Vì vậy, phong trào xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” không chỉ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mỗi gia đình mà còn đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Đặc biệt, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, với uy tín, trách nhiệm của mình, các bậc cao niên đã vận động gia đình đồng thuận đóng góp tiền của, công sức, hiến đất làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi, trở thành tấm gương sáng để bà con xóm, phố học tập, làm theo. Tiêu biểu như gia đình ông Đào Trung Lập, xã Nghĩa Dân (Kim Động) ủng hộ 195 triệu đồng xây dựng nông thôn mới; gia đình ông Phạm Đình Thuấn, xã Dị Chế (Tiên Lữ) tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã, tặng 350 đầu sách cho thư viện và tặng Quỹ khuyến học của trường tiểu học trong xã với tổng trị giá gần 100 triệu đồng.

Xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng, Nhà nước. Trong đó, phong trào xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra lối sống thực dụng, coi nhẹ giá trị gia đình truyền thống; thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến hạnh phúc của các gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ… Trong khi đó, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, tuyên truyền, tổ chức thực hiện phong trào. Việc phối hợp giữa Ban công tác Mặt trận với các tổ chức thành viên ở KDC trong bình xét gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” chưa chặt chẽ. Việc biểu dương, nhân rộng điển hình trong phong trào chưa được quan tâm đúng mức.

Để phong trào xây dựng gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” mang lại hiệu quả thiết thực, trong thời gian tới, MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của phong trào; tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; nâng cao chất lượng bình xét, công nhận gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” theo quy định. Định kỳ sơ kết, tổng kết phong trào và biểu dương, khen thưởng các gia đình “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” tiêu biểu vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11) hằng năm.