Cục thuế tp hcm quản lý những doanh nghiệp nào

(TBKTSG Online) – Doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn TPHCM sau thời điểm 10-10-2015 nếu có vốn điều lệ 100 tỉ đồng trở lên sẽ thuộc sự quản lý của Cục Thuế thành phố trong các hoạt động liên quan đến thuế, theo quyết định vừa được Ủy ban Nhân dân TPHCM (UBND TPHCM) ban hành hôm 13-5.

Cục thuế tp hcm quản lý những doanh nghiệp nào
Doanh nghiệp mới thành lập ở lĩnh vực dịch vụ rất nhiều. Ảnh minh họa: Minh Tâm.

Cũng theo quyết định kể trên, Cục Thuế TPHCM còn được phân công quản lý các doanh nghiệp mới thành lập sau thời điểm 10-10-2015 có một trong những tiêu chí sau: hoặc có vốn nhà nước, hoặc có vốn đầu tư nước ngoài từ 30% trở lên, hoặc doanh nghiệp dự án BOT, BT, hoặc doanh nghiệp thuộc ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất, khu công nghệ cao, Khu công nghiệp phần mềm Quang Trung.

Bên cạnh đó, các doanh nghiêp có ngành nghề kinh doanh chính như khai thác than, dầu thô, khí đốt tự nhiên, quặng sắt, kim loại quý hiếm; vận tải hành khách ven biển, viễn dương; hoạt động tài chính, quỹ đầu tư, bảo hiểm, hoạt động sổ xố, cá cược, đánh bạc… cũng thuộc đối tượng quản lý của Cục Thuế TPHCM.

Ngoài ra, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất xuất khẩu và thường xuyên thuộc trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng cũng được phân công cho Cục Thuế TPHCM quản lý.

Việc Cục Thuế quản lý sẽ được kéo dài đến ngày 31-12-2016. Sau thời điểm này sẽ được phân công lại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Các doanh nghiệp mới thành lập không thuộc các trường hợp trên sẽ thuộc quản lý của các chi cục thuế quận huyện.

Các doanh nghiệp thành lập trước thời điểm 10-10-2015 và đã được phân công quản lý thì vẫn giữ nguyên.

Quyết định của UBND TPHCM được ban hành sau khi Hội đồng Nhân dân thành phố ra nghị quyết về ban hành bộ tiêu thức phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn. Việc ban hành nghị quyết được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 127/2015/TT-BTC về việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý với doanh nghiệp.

Cũng cần nhắc rằng, Thông tư 127 này, được Bộ Tài chính ban hành nhằm thực hiện đồng bộ với các thay đổi, yêu cầu mới của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như Nghị quyết 19 lần 2, năm 2015 của Chính phủ về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong khâu hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập.

Theo đó, việc cấp mã số thuế sẽ được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đồng thời với việc cấp mã số thuế, cơ quan thuế cũng phải thực hiện phân công quản lý doanh nghiệp.

Thông tư 217 cũng quy định các nhóm đối tượng doanh nghiệp sẽ thuộc cục thuế tỉnh, thành phố quản lý. Và trên cơ sở này, các địa phương tùy vào tình hình cụ thể của tỉnh, thành mình để có bộ tiêu thức cụ thể.

Khi thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải chịu quản lý trực tiếp từ cơ quan quản lý thuế. Vậy, doanh nghiệp nào sẽ do Chi cục Thuế và doanh nghiệp nào sẽ do Cục Thuế quản lý?

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;
  • Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016 ban hành quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC và điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 2845/QĐ-BTC, Cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp nhà nước (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), doanh nghiệp có vốn nhà nước (do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ), doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn;
  • Doanh nghiệp dự án hoặc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dự án BOT, BTO, BT, BOO, BLT, BTL, O&M theo quy định của pháp luật về đầu tư (trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án);
  • Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông,…); doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoán;
  • Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thuộc cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh quản lý;
  • Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thường xuyên thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; doanh nghiệp có quan hệ liên kết, quan hệ với một trong các thành viên góp vốn với doanh nghiệp theo quy định của giao dịch kinh doanh giữa các bên có liên kết đang do Cục Thuế quản lý trực tiếp

Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp cùng địa bàn cấp tỉnh/thành phố với doanh nghiệp cũng sẽ do Cục Thuế quản lý doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp không cùng địa bàn cấp tỉnh/thành phố với doanh nghiệp thì sẽ do Cục Thuế nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trực tiếp quản lý.

Trừ những doanh nghiệp nêu trên được quản lý bởi Cục Thuế thì Chi cục Thuế sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp có địa điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cấp quận/huyện.

Chi Cục Thuế do ai quản lý?

- Tổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp ...

Tp.hcm có bao nhiêu chi Cục Thuế?

Riêng công tác tổ chức cán bộ, đến nay toàn Cục Thuế TP có 18 phòng trực thuộc và 24 chi cục thuế quận, huyện với tổng cộng 3.536 CBCC. Với nỗ lực không ngừng để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, những năm qua ngành Thuế TP đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng trân trọng.

Khi nào Cục Thuế quản lý doanh nghiệp?

Theo Quyết định 1789/QĐ-BTC ngày 15/9/2021 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh sách doanh nghiệp phân công Cục Thuế doanh nghiệp lớn trực tiếp quản lý thuế thì từ ngày 01/01/2022, Cục Thuế doanh nghiệp lớn chính thức quản lý 125 doanh nghiệp trên cả nước.

Bộ phần 1 của cục thuế tp.hcm ở đâu?

Điện thoại: (028). 39.106.241.