Dạ dày hấp tiêu ăn vào tuần bao nhiêu năm 2024

Đánh dấu đã đọc

Vốn là mang bầu tập một nên mình chẳng có mấy kiến thức về vấn đề này. Dù cũng chăm chỉ lên mang học hỏi thông tin vào những giờ rảnh rỗi nhưng kiến thức thu thập được toàn thuộc dạng khoa học cao siêu mà chả biết có áp dụng được gì trong thời gian bầu bí không. Cứ gặp ai mình cũng hỏi han về kinh nghiệm mang bầu nhất là những người đã từng trải qua một vài lần sinh nở.

Nói thật là hầu hết những người mang bầu lần đầu đều “mù tịt” về kinh nghiệm mang thai, sinh nở và chỉ những người đã từng trải qua mới có nhiều mẹo quý báu. Cái tính tò mò, ham học hỏi của mình cũng có lợi lắm nhé. Nhờ đó mà mình đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu để chăm sóc thai kỳ và chuẩn bị cho thời gian sinh nở.

Hôm trước, mình đã được nghe một chị trong cơ quan mách cho phương cách rất hay giúp bé sau này sinh ra không bị tướt khi mọc răng và có đường tiêu hóa tốt đó là ăn dạ dày lợn hấp tiêu. Chị bảo cách này chị đã áp dụng trong cả hai lần mang bầu và 2 thằng cu nhà chị hiện tại chẳng bao giờ phải lo đến việc mua thuốc mem tiêu hóa. Mình thấy kinh nghiệm này rất hay nên chia sẻ cùng chị em bầu ngay.

Dạ dày hấp tiêu ăn vào tuần bao nhiêu năm 2024

Với dạ dày, các mẹ cần sơ chế sạch sẽ trước khi hấp để đảm bảo vệ sinh.

Chị bảo đến tuần thứ 32 thai kỳ, hãy mua một chiếc dạ dày lợn về, làm sạch và hấp với tiêu như các món hấp bình thường rồi ăn khi đang nóng mà phải ăn hết cả một cái dạ dày lợn rồi ăn nhắc lại một lần nữa vào tuần thứ 33, đảm bảo sau này con sinh ra sẽ không phải lo đến vấn đề đau bụng, hệ tiêu hóa kém hay những chứng bệnh kiên quan đến đường ruột. Chị còn bảo, thằng cu lớn nhà chị giờ đã hơn 3 tuổi mà chưa bao giờ phải nghĩ đến chuyện mua men tiêu hóa, ngay cả lúc mọc răng cũng chỉ sốt nhẹ chứ không như con người ta sốt rồi đi ngoài rất khổ sở.

Chị còn mách mình tỉ mỉ về cách làm món này là ra hàng mua một cái dạ dày lợn (nhỏ thôi để còn ăn hết được) và một ít hạt tiêu sọ. Dạ dày sau khi làm sạch hãy nhồi hạt tiêu vào trong và khâu lại khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút là được. Khi ăn, các mẹ cần chú ý bỏ hết hạt tiêu ra, chỉ ăn nguyên cái dạ dày và phải ăn hết sạch vào đúng tuần thai thứ 32. Chị em cũng cần nhớ phải ăn nhắc lại một lần nữa vào tuần thứ 33 của thai kỳ mới có hiệu quả được.

Ngoài ra mình còn học được cách ăn món này cũng có hiệu quả tương tự là từ tuần thứ 32 thai kỳ, mỗi tuần bạn có thể ăn 1-2 bữa dạ dày lợn hấp tiêu (không phải ăn hết cả cái dạ dày), ăn cho tới lúc sinh nở. Cách làm này cũng giúp bé sau này chào đời có được bộ tiêu hóa tốt.

Mình hiện tại đang mang bầu tháng thứ 7 rồi, đang mong chờ đến tuần 32 để ăn món này. Các mẹ bầu hãy áp dụng nhé. Đây là phương cách dân gian đã được rất nhiều mẹ bầu chịa sẻ với nhau. Món ăn này cũng không hề ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe nên các mẹ có thể thoái mái thưởng thức nhé, nhất là nó lại có công dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của con yêu thì còn gì bằng phải không?

P/S: Mách mẹ bầu cách làm dạ dày lợn

Thông thường thì người bán hàng đã sơ chế qua dạ dày trước khi bán, nhưng tốt nhất là các mẹ nên làm lại cho thật sạch trước khi chế biến. Đây là công đoạn mình lười nhất, nhưng thực ra việc này cũng không tốn quá nhiều công sức.

Đầu tiên mình lộn trái dạ dày, rửa trực tiếp dưới vòi nước đồng thời dùng dao cạo sạch lớp màng nhầy. Sau đó mình rắc bột mỳ lên trên bề mặt trái đó và bóp thật kỹ để lớp nhầy và bẩn bám vào bột mỳ rơi ra ngoài. Mình tiếp tục rửa đi và bóp kỹ với muối, sau đó chần qua nước sôi. Cuối cùng mình lấy chanh chà lên bề mặt dạ dày cả mặt trái và phải cho thật trắng rồi rửa sạch với nước. Nếu mẹ nào cẩn thận hơn thì có thể làm đi làm lại mỗi công đoạn nhiều lần cho an tâm nhé.

Nhiều bà mẹ đã truyền nhau bí quyết giúp con không bị đi tướt khi mọc răng bằng những mẹo nhỏ trong chế độ ăn uống. Nhưng lại không biết Bà bầu ăn dạ dày hấp tiêu khi nào là được.

Theo kinh nghiệm dân gian khi mang thai đến tuần thứ 32 và 33 các mẹ ăn món dạ dày lợn hầm tiêu. Như vậy, em bé sinh ra không bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt.

Bà bầu ăn dạ dày hầm tiêu có tốt không?

Dạ dày chứa một hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Bao gồm đạm, đường, mỡ, các nguyên tố vi lượng và các vitamin A, B1 và B2 cùng một số men như pepsin, gastrin và gastric mucoitin.B

Theo y học phương Đông, dạ dày của heo có tính ấm, vị ngọt có công dụng bổ hư nhược, ích vị nên bà bầu có thể ăn món ăn này. Món ăn từ dạ dày có thể hỗ trợ trị viêm gan, vàng da, đái đường, bệnh thiếu máu, di tinh hay sa tử cung.

Việc ăn dạ dày hầm tiêu được cho là tốt đối với bà bầu. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều khi mang thai: tức là ăn vào tuần thứ 32 và 33 (theo dân gian truyền miệng để tốt cho con) thì sẽ phản khoa học. Việc ăn nhiều dạ dày cùng một lúc sẽ khiến mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu, gây nên sự khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Đến nay, chưa có nghiên cứu nào xác minh việc ăn dạ dày liên tiếp vào các tuần 32 và 33 sẽ tốt cho bà bầu và giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây chỉ là lời đồn thổi từ dân gian các mẹ không nên áp dụng. Thay vào đó, nếu muốn ăn dạ dày hầm tiêu, chỉ nên ăn một lượng phù hợp để kích thích vị giác, đổi khẩu vị bữa ăn và làm đa dạng hóa các nguồn dưỡng chất hơn.

Một điểm đáng chú ý khác mẹ bầu cần lưu ý rằng dạ dày là bộ phận nội tạng dễ bị nhiễm khuẩn. Món dạ dày hấp tiêu lại có vị cay nên sẽ không tốt nếu mẹ ăn quá nhiều vì sẽ có nguy cơ bị trĩ hoặc táo bón. Chung quy lại, bà bầu có thể ăn dạ dày hầm tiêu nhưng phải ăn với lượng vừa phải để không gặp tác dụng phụ.

Cách chế biến dạ dày hấp tiêu

Biết bà bầu ăn dạ dày hấp tiêu khi nào, vậy các mẹ đã biết nấu món này như thế nào chưa? Tham khảo cách chế biến dạ dày hấp tiêu như dưới đây để thay đổi khẩu vị và ăn ngon miệng hơn. Các mẹ chú ý ăn số lượng ít và dùng ít tiêu để không bị quá cay nóng nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 cái dạ dày lợn

15g hạt tiêu

2-3 miếng quế nhỏ

1-2 bông hoa hồi

Gia vị: muối, chanh, ớt, giấm ăn, rượu

Cách chế biến:

- Lộn ngược dạ dày, rửa sạch với nước

- Rắc bột mì lên bề mặt dạ dày, sau đó, chà xát bằng muối, chanh, gừng rồi lại dội với nước nhiều lần để dạ dày đảm bảo thật sạch

- Cho dạ dày vào bát có nắp, ướp cùng hạt tiêu, quế, hoa hồi vào bên trong cùng 1 thìa rượu trắng. - Đậy nắp và đem hấp chín

- Đợi nguội thì gắp dạ dày ra đĩa, thái mỏng và ăn

Lưu ý khi bà bầu ăn dạ dày hấp tiêu

Như đã đề cập, món dạ dày hầm tiêu được xem là món ăn ngon miệng, giúp bà bầu thay đổi món, kích thích vị giác và nhận được một số chất dinh dưỡng tốt khác. Tuy nhiên, khi ăn dạ dày hấp tiêu, bà bầu cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây để tránh gặp tác dụng phụ sau khi ăn.

- Không mua dạ dày không còn tươi, ôi thiu.

- Sơ chế dạ dày thật sạch bằng muối, chanh, gừng để chắc chắn rằng dạ dày không có vi khuẩn gây bệnh trước khi chế biến

- Không nên ăn các món nội tạng, đặc biệt món có hầm tiêu nếu bà bầu có tiền sử mỡ máu cao

- Chỉ nên ăn dạ dày hầm tiêu với số lượng ít. Nếu ăn nhiều, bà bầu sẽ có nguy cơ bị táo bón và trĩ.

Bài viết này đã lý giải bà bầu ăn dạ dày hấp tiêu khi nào là hợp lý nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bà bầu ăn món ăn này đúng cách hơn để đảm bảo vừa bổ dưỡng vừa an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con.