Đặc điểm chung của kinh tế thị trường

Cùng với lịch sử phát triển của loài người thì kinh tế xã hội cũng có bước tiến phù hợp. Hình thái kinh tế chuyển từ kinh tế tự nhiên lên hình thái kinh tế cao hơn đó là kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá ra đời đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tới nay nó đã phát triển và đạt tới trình độ cao đó là nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó các quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm , lợi ích đều do các quy luật của thị trường điều tiết, chi phối.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường mà cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố quan hệ cơ bản, vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục đích sinh lợi.

Thị trường và cơ chế thị trường là yếu tố khách quan, từng doanh nghiệp không thể làm thay đổi thị trường mà họ phải tiếp cận và tuân theo thị trường. Qua thị trường doanh nghiệp có thể tự đánh giá lại mình và biết được mình làm ăn hiệu quả không.

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp biểu hiện qua việc mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng tìm kiếm lợi ích của mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.

Trong cơ chế thị trường, những vấn đề có liên quan đến việc phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên sản xuất khan hiếm như lao động, vốn,…về cơ bản được giải quyết khách quan thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc biệt là quy luật cung cầu.

Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường; quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thu hút thoả mãn nhu cầu của khách hàng với phương trâm “khách hàng là thượng đế”.

Tất cả các mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hoá. Tiền tệ trở thành thước đo hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận là yếu tố trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông qua các quy luật kinh tế đặc biệt là sự linh hoạt trong giá cả nền kinh tế thị trường luôn duy trì sự cân bằng giữa cung- cầu của các loại hàng hoá, dịch vụ, hạn chế xảy ra khan hiếm hàng hoá.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa mục tiêu tăng cường tự do cá nhân và mục tiêu công bằng xã hội, giữa đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn lĩnh vực hoạt động, định ra các phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi đơn vị kinh tế được tự do lựa chọn sản xuất kinh doanh nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Qua đó ta thấy nền kinh tế thị trường có khả năng tập hợp được các loại hoạt động, trí tuệ và tiềm lực của hàng loạt con người nhằm hướng tới lợi ích chung của xã hội đó là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng xuất lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Nhưng nền kinh tế thị trường không phải là một hệ thống được tổ chức hài hoà mà trong hệ thống đó cũng chứa đựng đầy mâu thuẫn phức tạp. Vì vậy, để khắc phục được và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là gì, ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường được nhiều người quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể đều bình đẳng với nhau. Hoạt động trên khuôn khổ nhất định dựa trên những quy định của pháp luật. Kinh tế thị trường là một trong những mô hình kinh tế được nhiều nước sử dụng trên thế giới. Cụ thể như nào hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu nhé! 

Kinh tế thị trường là gì?

Nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế – xã hội. Mà ở đó các quan hệ kinh tế, sự trao đổi, sự mua bán các sản phẩm và nhất là sự phân chia lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận,… Đều do các quy luật của thị trường điều tiết và chi phối.

Không thu được lợi nhuận thì người sản xuất, kinh doanh không còn động lực để tiếp tục. Nhất là để thúc đẩy công việc sản xuất và kinh doanh của họ. Do đó sự trì trệ của xã hội là khó tránh khỏi. Cho nên có thể nói kinh tế thị trường là thành quả quan trọng của sự phát triển lâu dài. Chứ không phải là của riêng hoặc là độc quyền của một hình thái kinh tế – xã hội nào. 

Kinh tế thị trường là gì, ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường ra đời khi nào?

Nền kinh tế thị trường là gì khi đã có mầm mống trong xã hội nô lệ. Hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường. Và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.

Đặc điểm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là gì được thể hiện qua những đặc điểm sau:

Các tài sản trong xã hội luôn lưu thông biến động liên tục. Và mỗi tài sản trong xã hội đều có chủ sở hữu, chủ yếu là thuộc sở hữu tư nhân.

Trong nền kinh tế luôn tồn tại sự cạnh tranh công bằng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Việc kinh doanh hàng hóa lưu thông trên thị trường đều dựa trên nhu cầu của con người, hoạt động dưới khuôn khổ pháp luật.

Nền kinh tế tự vận động điều tiết theo quy luật vận động của thị trường một các tự nhiên.

Nền kinh tế thường có sự quản lý, can thiệp từ nhà nước. Được thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật, hỗ trợ phát triển kinh tế, khắc phục những hạn chế xảy ra,..

Trong nền kinh tế thị trường chắc chắn sẽ có sự đào thảo của những thành phần kinh tế yếu kém. Và thiếu sự cạnh tranh, cạnh tranh không công bằng trong xã hội.

Kinh tế thị trường là gì, ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường

Ưu điểm của kinh tế thị trường

a. Là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất:

Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng cầu cao hơn cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên. Mức lợi nhuận cũng tăng, điều này khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Ai có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhờ đó cho phép tăng quy mô sản xuất. Do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả hơn

b. Có được một lực lượng sản xuất lớn-đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng:

Kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở mức tối đa. Tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng đã bị trượt xuống thấp hơn nhiều. So với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường.

Nhưng khuyết điểm của hệ thống này là đã không cung cấp đủ các mặc hàng thiết yếu. Chẳng hạn như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở,… 

c. Tạo động lực để con người thỏa sức sáng tạo:

Một nền kinh tế cho phép con người tự do cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa đòi hỏi mọi người phải không ngừng sáng tạo để tồn tại. Tìm ra những phương thức mới cải tiến cho công việc, kinh nghiệm. Kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người. Cũng là nơi để đào thải những quản lý chưa đạt được hiệu quả cao. 

d. Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn:

Một ví dụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 99,7% tổng số doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Với nền kinh tế thị trường, sự tập trung vào đổi mới cho phép các doanh nghiệp nhỏ này. Tìm ra những thị trường ngách và cung cấp các công việc với mức lương cao ở địa phương.

Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

Nhược điểm của kinh tế thị trường:

a. Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội

Gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để trở nên giàu hơn. Trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.

Sau một thời gian cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các hãng sản xuất lớn mạnh thôn tính. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm lực mạnh. Họ sẽ thâu tóm phần lớn ngành kinh tế. Dần dần kinh tế thị trường biến thành độc quyền chi phối.

b. Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế:

Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất. Ban đầu, các công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa. Nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, dẫn đến giá cả sụt giảm. Hàng hoá không bán được để thu hồi chi phí đầu tư. Nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản và khủng hoảng kinh tế là kết quả cuối cùng.

Kết luận:

Bài viết trên vừa chia sẻ với bạn một vài thông tin cơ bản về nền kinh tế thị trường là gì. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản chất của nền kinh tế này. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế trọn gói bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.  

Video liên quan

Chủ Đề