Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

Khi đón xem tin tức trên các kênh thời sự chính thống, hoặc lướt đọc các bài báo về kinh tế, chúng ta thường nghe đến rất nhiều cụm từ công nghiệp hóa nền kinh tế, đô thị hóa nông thôn. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề đô thị hóa vẫn đang diễn ra ở nước ta, maynenkhikhongdau.net sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm đô thị hóa là gì, và những ảnh hưởng của đô thị hóa đối với đất nước ta như thế nào trong bài viết này nhé!

Đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa có lẽ là một khái niệm khá quen thuộc đối với các bạn học sinh ở cấp trung học cơ sở và THPT, khái niệm này được dùng để nói về quá trình phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua các mặt như: chất lượng cuộc sống, dân số… 

Quá trình này gồm có những sự thay đổi đầu tiên là về mặt phân bố dân cư, sau đó là về mặt lực lượng sản xuất trong kết cấu xã hội, nghề nghiệp… nhằm tập trung nâng cao tỷ lệ dân thành thị và tăng cường phân hóa các hoạt động đô thị cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào
Bài học đô thị hóa là gì trong SGK lớp 7

Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa ở nước ta?

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chủ yếu do những nguyên nhân như: công nghiệp hóa được đẩy mạnh thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút mạnh mẽ nguồn lao động đổ về các thành phố lớn. Không chỉ vậy, đô thị hóa cũng góp phần tạo ra hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất hiện đại càng khiến cho tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh. 

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, đất nước ta đang chứng kiến tốc độ đô thị hóa diễn ra một cách bùng nổ tại những thành phố lớn của cả nước như: Hà Nội TP. HCM, Đà Nẵng… Nhờ đó, giúp tạo ra một hiệu ứng tích cực giúp quá trình đô thị hóa được thúc đẩy và lan tỏa trên phạm vi khắp cả nước. Ngày càng có nhiều khu đô thị đáng sống được hình thành giúp cho cơ sở hạ tầng được nâng cấp, khu đô thị cũ có dấu hiệu xuống cấp được cải tạo. 

Khi quan sát một cách tổng quan về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam thì chúng ta có thể thấy hệ thống đô thị ở nước ta đã có những bước phát triển một cách rất mạnh mẽ. Nếu như tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2009 ở nước ta là 19,6% với 629 đô thị thì tính đến năm 2020 con số này đã tăng lên 39,3% với tổng sự xuất hiện của các đô thị là 833. Trong đó hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chính là những đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất, xếp sau đó là các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. 

Đặc điểm của đô thị hóa 

Số dân cư gia tăng không ngừng

Sự gia tăng của lượng cư dân tại các đô thị tính đến thời điểm hiện tại ngày càng nhanh chóng. Dân số đô thị của nước ta ở thế kỷ 19 chỉ khoảng 29,3 triệu dân, chỉ chiếm khoảng 3% dân cư thế giới, nhưng khi bước sang thế kỷ 20, con số này đã tăng lên 224,4 triệu người, chiếm 13,6% dân số thế giới. Nếu như quá trình đô thị hóa vẫn tiếp diễn thì sự gia tăng dân số đô thị sẽ vẫn diễn ra không ngừng.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

Dân cư tập trung nhiều về các thành phố lớn

Trước đây, trong khoảng nửa đầu thế kỷ 20, số thành phố trên thế giới đã tăng từ 360 lên 962 thành phố, trong đó số lượng thành phố mới triệu dân là 75. Thế giới ngày càng xuất hiện thêm nhiều đô thị cực lớn với số lượng dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn.

Xem thêm: Quần cư là gì? Đặc điểm và các loại hình quần cư

Lãnh thổ đô thị ngày càng mở rộng

Mật độ diện tích của các đô thị còn gia tăng nhanh hơn mật độ dân số. Điều này đã được chứng mình qua các số liệu thực tế khi lãnh thổ của các thành phố lớn trên thế giới chiếm khoảng 2% lục địa của châu Âu. 

Lối sống đô thị ngày càng được phổ biến

Lối sống thành thị cùng với sự thay đổi của quá trình đô thị hóa đã song hành cùng nhau tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến cư dân. Với sức ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho lối sống thành thị ngày càng trở nên phổ biến. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng tới nhiều vùng nông thôn, lối sống của người dân ở những nơi này đang có nhiều sự thay đổi, ngày càng tiến gần với lối sống thành thị. 

Tác động của đô thị hóa đối với Việt Nam

Sự đô thị hóa bên cạnh việc mang lại những lợi ích cũng sẽ không tránh hỏi được những ảnh hưởng tiêu cực. Vậy tính hai mặt này của đô thị hóa được thể hiện như thế nào?

Tác động tích cực

  • Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt nhờ đô thị hóa, khi cơ cấu ngành nông nghiệp ngày càng giảm còn nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên. 
  • Tốc độ phát triển kinh tế của các vùng và địa phương cũng chịu sức ảnh hưởng lớn từ các đô thị. 
  • Đô thị hóa phát triển, nhiều thành phố mới mọc lên, ắt sẽ có dân cư đến sinh sống và tập trung buôn bán đông đúc, giúp lượng hàng hóa lớn được tiêu thụ và ngày càng thu hút thêm lực lượng lao động có trình độ chuyên môn hóa cao. Chính những yếu tố này sẽ góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế. 
  • Đô thị hóa kéo đến một vùng đất sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân vùng đó, giúp cho mức thu nhập của con người tăng lên, đời sống sẽ được nâng cao và cải thiện rõ rệt. 

Tác động tiêu cực

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

  • Môi trường chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp của đô thị hóa. Khi cơ sở hạn tầng càng được xây dựng và mọc lên nhiều, sự ô nhiễm từ các công trình xây dựng, khói bụi và khí thải từ giao thông sẽ ngày một nghiêm trọng và tăng cao. 
  • Tài nguyên thiên nhiên dần biến mất và cạn kiệt. 
  • Phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội, gây mất an toàn trật tự tại nhiều khu phố. 

Hy vọng với những thông tin mà maynenkhikhongdau.net vừa chia sẻ liên quan đến các vấn đề đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến đất nước ta, bạn đọc đã nắm được khái niệm đô thị hóa là gì? Nếu bạn đọc có bất kỳ những thắc mắc gì cần được giải đáp, đừng quên để lại bình luận phía dưới cho chúng mình biết nhé!

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

  • Trang chủ
  • Góc Chia Sẻ
  • Tin tức

Đô thị hoá là quá trình tất yếu khi nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, quá trình này cũng đang diễn ra nhanh chóng tại nhiều tỉnh thành khác nhau. Vậy đô thị hoá là gì và có tác động như thế nào đến kinh tế, giáo dục và văn hoá xã hội của nước ta? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. Rất nhiều người đã nghe đến cụm từ đô thị hoá, nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ đô thị hoá là gì. Thực chất đây chính là quá trình mở rộng thị trường dựa trên tỷ lệ phần trăm dân số trên tổng số dân của toàn khu vực của một quốc gia. Ngoài ra, đô thị hoá còn được tính theo thời gian với tên gọi là tốc độ đô thị hoá.
Những quốc gia có thu nhập cao tại châu  Âu và châu Úc đang dẫn đầu về đô thị hoá, chiếm 80%. Còn với các nước đang phát triển thì tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm hơn, chiếm khoảng 35%. Quá trình này sẽ giúp các khu vực có tiềm năng phát triển được nhà nước quan tâm nhiều hơn cả về kinh tế và xã hội.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của xã hội phát triển

Song song với mô hình đô thị hoá là mô hình đô thị hoá tự phát. Điều này thường diễn ra ở những khu vực có tình trạng dân nhập cư hợp pháp cao dẫn đến dân số tăng đột biến. Khả năng quản lý của cơ quan nhà nước những khu vực này cũng còn hạn chế. Dẫn đến ảnh hưởng lớn vào quá trình đô thị hoá chung của một quốc gia. Khi đô thị hoá diễn ra, lối sống thành thị trở nên phổ biến hơn và có sự điều chỉnh rõ nét. Quá trình này được biểu hiện bởi những đặc trưng sau đây:
  • Tỷ trọng cư dân thành thị tăng nhanh hơn trong tổng số cư dân hiện có.
  • Dân số chuyển từ nông thôn lên thành phố lớn tăng cao.
  • Sinh hoạt theo lối sống thành thị dần được thể hiện rõ nét hơn với: cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đa dạng, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng,…
  • Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành với công suất lớn; thu hút lao động từ các vùng nông thôn lên thành thị để tìm kiếm việc làm.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

 

Đô thị hoá diễn ra khi cư dân di chuyển lên thành phố nhiều hơn

Đô thị hoá là gì là khái niệm ngày càng quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Sự đô thị hoá ở Việt Nam tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường. Dưới đây là những tác động cụ thể:
  • Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, tạo ra nhiều công việc cho người lao động để sử dụng lao động một cách chất lượng hơn. Đồng thời giúp tổng thu nhập bình quân đầu người tăng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Thúc đẩy công cuộc mở cửa hội nhập của đất nước với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
  • Tạo sức hút với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để phát triển lĩnh  vực cơ sở hạ tầng.
  • Giải quyết tình trạng thiếu hụt việc làm cho nhân công lao động trên cả nước, đặc biệt là lao động phổ thông.
  • Áp dụng các phương pháp khoa học tiên tiến để khai thác tối đa tiềm năng một số ngành nghề dịch vụ.
  • Tạo nền kinh tế mở cho các doanh nghiệp mà không cần phụ thuộc vào Nhà nước.
  • Tạo nên thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng hơn.
  • Thời đại công nghệ 4.0 giúp gắn kết thế giới nhanh chóng
  • Vấn đề xử lý nước thải, hạn chế sử dụng tài nguyên môi trường… được triệt để.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

 

Đô thị hoá giúp nâng cao thu nhập cho người lao động

  • Xã hội dần phân chia giai cấp giàu nghèo rõ rệt hơn.
  • Do nguồn lao động di chuyển đến các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm khiến quá trình sản xuất ở nông thôn bị thiếu nhân lực, bị trì trệ.
  • Áp lực về thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng quá tải… dẫn đến bất ổn về đảm bảo an ninh và xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
  • Rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi… tăng lên nhanh chóng; đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
  • Lưu lượng xe lưu thông lớn dẫn đến tình trạng tắc đường, tai nạn giao thông tăng cao tại các đô thị lớn.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

 

Dân số đông khiến các vấn đề về ô nhiễm, khói bụi tăng cao

Không chỉ tác động đến kinh tế, môi trường và các mặt của xã hội; mà hiện tượng đô thị hoá còn ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản nước ta. Những tác động cụ thể bao gồm: Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp; nhu cầu về nhà ở đang tăng cao mỗi năm. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình  đô thị hoá. Đặc biệt với những người có thu nhập thấp càng khó để tìm cho mình một nơi sống phù hợp với chi phí có thể bỏ ra. Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, thủ đô vẫn còn thiếu 2,1 triệu m2 nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Còn ở các tỉnh thành khác, rất nhiều dự án cũng đã được xây dựng, thế nhưng vẫn không đủ so với nhu cầu của cư dân.

Khu vực Đông Nam Á trong tương lai sẽ trở thành nhà máy của thế giới bởi lợi thế về nguồn lao động trẻ, chi phí thấp. Vì thế kéo theo bất động sản công nghiệp ngày một tăng lên.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

Đô thị hoá tác động lên thị trường bất động sản

Giá trị bất động sản tăng nhanh do quá trình đô thị hoá

Khi quá trình đô thị hoá diễn ra buộc các khu vực phái quy hoạch và xây dựng mới các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người. Và đây chính là yếu tố giúp cho thị trường bất động sản trở nên giá trị hơn. Những nơi được quy hoạch bài bản càng có giá đất cao hơn những khu vực còn lại.

Đề xuất giải quyết tiêu cực từ tốc độ đô thị hoá nhanh tại Việt Nam

Đô thị hoá tại Việt Nam có tốc độ tăng nhanh, kéo theo đó là nhiều tiêu cực cần phải giải quyết. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý của cơ quan Nhà nước. Một số hướng giải quyết được đề xuất để hạn chế tình trạng này:

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào

Cần phải có nhiều biện pháp để đối phó với đô thị hoá diễn ra nhanh

  • Xây dựng và mở rộng thêm nhiều trường học để nâng cao trình độ dân trí đô thị, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lao động.
  • Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với vị trí địa lý của từng vùng miền và sinh thái của khu vực đó. Ưu tiên trồng cây xanh và bảo vệ môi trường.
  • Tăng cường lối sống văn minh, gia đình văn hoá để hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.
  • Ưu tiên phát triển giao thông công cộng để hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Đưa ra các chiến lược và lộ trình quy hoạch rõ ràng  về cơ sở hạ tầng, giao thông, khu nhà ở… để đáp ứng được tốc độ đô thị hoá nhanh tại một số tỉnh thành.
Đô thị hoá là gì đã được Batdongsanonline giới thiệu chi tiết, hy vọng sẽ giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúng tôi chuyên cung cấp thông tin dự án, các tin tức liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Nếu cần liên hệ tư vấn mua bán căn hộ, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

  • Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào
  • Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào
  • Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào
  • Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào
  • Đặc điểm của quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào