Đại học Kinh tế TP HCM có thuộc Đại học Quốc gia không

Mục lục bài viết

  • 1. Lịch sử hình thành
  • 2. Sứ mệnh và tầm nhìn
  • 3. Cơ sở vật chất
  • 4. Thành tựu
  • 5. Đội ngũ nhân sự

1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Kinh tế - Luật được thành lập theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 24/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - Luật là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [ĐHQG-HCM], được thành lập theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Luật đứng trước rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, chỉ có 12 cán bộ viên chức. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQG-HCM, sự chung sức đồng lòng của tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức, Trường đã từng bước khắc phục khó khăn, đi vào ổn định và không ngừng phát triển.

Đến nay, Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có một số chuyên gia đầu ngành có uy tín,đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.Tính đến ngày 30/10/2014, tổng số cán bộ, viên chức và nhân viên của Trường là 349: trong đó có 227 giảng viên và 122 chuyên viên, nhân viên.Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm gần 90%, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 56 tiến sĩ, 143 thạc sĩ; hơn 45% [chủ yếu là cán bộ trẻ] được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 25% cán bộ có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tham gia giảng dạy trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Hoạt động đào tạo không ngừng phát triển, Trường đang đào tạo 15 chương trình giáo dục ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh. Để nâng cao chất lượng đào tạo khi quy mô đào tạo không ngừng tăng lên, bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, Trường đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế, kỷ cương giảng dạy và học tập, đặc biệt công tác đảm bảo chất lượng được chú trọng. Trường đã tích cực triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên theo từng học kỳ, công tácđánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN [ASEAN University Network- Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA]và cơ sở đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp phần quan trọng cho Trường có những cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được các mục tiêu chiến lược của Nhà trường.

Cùng với sự phát triển của hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học của Trường cũng ngày càng phát triển và hiệu quả. Trường đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Cán bộ giảng viên của Trường chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu trọng điểm, đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học đã đóng góp tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan hệ đối ngoại của Trường ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực công tác đào tạo, NCKH và cải thiện nguồn thu. Trường đã tạo được mối quan hệ tốt với các trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và ngoài nước trong nghiêncứu khoa học, liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên và cung ứng nguồn nhân lực.

Nguồn lực tài chính của Trường ngày càng cải thiện, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, mở rộng nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đào tạo và NCKH. Hệ thống giảng đường, phòng ốc khang trang, trang thiết bị hiện đại phù hợp từng chương trình học. Đặc biệt, là trường đại học đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam có Phòng mô phỏng thị trường tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính, kinh doanh và quản lý.

Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh trong Trường tạo ra được nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng, phát triển của Nhà trường và kết quả hoạt động được đánh giá xuất sắc.

Với những thành tích đạt được, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2007], Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM trong nhiều năm liên tục.

2. Sứ mệnh và tầm nhìn

Thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thông qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

Trường Đại học Kinh tế – Luật phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu, đến năm 2020 trở thành:

– Cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín khu vực ASEAN, người học có đủ năng lực làm việc trong môi trường toàn cầu.

– Trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách có uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

Hoạt động sinh viên
Bên cạnh chương trình học thuật hàn lâm, trường có nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các câu lạc bộ [CLB] trực thuộc mỗi khoa khác nhau: ECS – CLB Kinh tế học; IBC – CLB Kinh doanh quốc tế; FBG – CLB Tài chính ngân hàng; ITB – CLB Công nghệ thông tin trong kinh doanh ; GPA – CLB Quản trị tiềm năng; CLB Tri thức luật; ERC – CLB Nghiên cứu khoa học kinh tế – luật;…

Trong đó không thể không nhắc đến FESE Group – Sàn giao dịch chứng khoán ảo và Đội CLE_UEL – Chương trình thực hành luật, hai sân chơi khẳng định chất lượng của sinh viên UEL, đã tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng sinh viên ĐHQG TP.HCM, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM

Không chỉ ở lĩnh vực học thuật, các kiến thức chuyên ngành, ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM còn có nhiều hoạt động ở mảng thể thao, văn hóa – nghệ thuật, các chương trình giao lưu quốc tế – trao đổi du học sinh.

3. Cơ sở vật chất

Trường Đại học Kinh tế – Luật có cơ sở chính tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức nằm trong Khu đô thị ĐHQG-HCM. Khuôn viên Trường hiện gồm Tòa nhà điều hành và học tập và Hội trường.

Tòa nhà có tổng diện tích 13000m2 gồm 70 phòng học, 2 thư viện, 6 phòng máy tính, 11 phòng học ngoại ngữ, 3 phòng thực hành và các văn phòng làm việc. Hội trường lớn 2100m2 với sức chứa 500 chỗ ngồi. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được trang bị hiện đại đủ điều kiện đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Cơ sở vật chất

Toàn bộ các các phòng học lý thuyết đều có trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu và bảng trượt. Các phòng học chuyên đề, phòng học chương trình Chất lượng cao và Cử nhân tài năng được lắp đặt máy điều hòa không khí. Có 6 phòng máy tính với 412 máy tính nối mạng phục vụ việc học chuyên đề, trang bị máy tính có cấu hình và phầm mềm phù hợp với nhu cầu đào tạo.

*Thư viện

Thư viện UEL có 2 cơ sở

  • Cơ sở 1: nằm trong tòa nhà Trường ĐH Kinh tế – Luật tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức
  • Cơ sở 2: 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1.

Tổng diện tích là 940m2, 550 chỗ ngồi, 20 máy tính nối mạng phục vụ tra cứu miễn phí. Nguồn tài liệu của thư viện đa dạng về loại hình và nội dung với hơn 21.987 bản sách chuyên ngành, 2.188 khóa luận tốt nghiệp, 1.325 luận văn – luận án, 486 báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, gần 50 đầu báo và tạp chí thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tại Thư viện, sinh viên có thể tự học, trao đổi học thuật theo nhóm tại các phòng học nhóm đã được cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hỗ trợ thực tập thuyết trình, trình chiếu và tra cứu tài liệu trực tuyến, sử dụng internet miễn phí.

*Ký túc xá sinh viên:

Sinh viên UEL trúng tuyển vào trường sẽ được sắp xếp chỗ ở tại Ký túc xá ĐHQG-HCM [KTX].Đây là khu Ký túc xá lớn nhất cả nước, đáp ứng trên 60.000 chỗ ở cho sinh viên. Ký túc xá được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và nhiều dịch vụ tiện ích như: Trạm y tế chăm sóc sức khỏe, Khu thể thao, Khu dịch vụ công cộng và Bến xebuýt phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và đi lại. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia những hoạt động bổ ích cho các câu lạc bộ, đội nhóm tại Ký túc xá tổ chức.

Ký túc xá ĐHQG – TP.HCM

Với diện tích gần 42 ha, KTX bao gồm 3 khu:

– Khu A: 24 nhà 05 tầng, sức chứa 12.000 sinh viên

– Khu A mở rộng: 06 nhà 12 tầng, sức chưa 10.000 sinh viên

– Khu B: 19 nhà từ 12 đến 16 tầng, sức chưa 40.000 sinh viên.

4. Thành tựu

Hội nghị kinh tế Trẻ lần III năm 2016 do Thành Đoàn TP.HCM tổ chức đã nhận được đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học với 79 bài tham luận của 133 nhà khoa học trẻ đến từ 31 đơn vị trên cả nước. Trong buổi hội nghị tổng kết, ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM đã đoạt giải Ba: bài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách pháp luật và quản lý nhà nước về du lịch – Vấn đề cấp bách trong thời kỳ hội nhập cộng đồng kinh tế Asean” của ThS Nguyễn Thị Phương Thảo [Khoa Luật Kinh tế] và giải Nhất: bài nghiên cứu “Vị trí ngành dệt may Việt Nam trong khu vực ASEAN nhìn từ góc độ lợi thế so sánh” của ThS Nguyễn Văn Nên [Khoa Kinh tế đối ngoại]

ĐH Kinh tế – Luật đã đoạt giải Nhất, Ba tại Hội nghị kinh tế trẻ lần II năm 2016

Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học được công nhận rộng rãi, Nhà trường đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng của Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2007], Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Giám đốc ĐHQG-HCM trong nhiều năm liên tục.

5. Đội ngũ nhân sự

Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, trong đó có một số chuyên gia đầu ngành có uy tín, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu theo hướng chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.

Tính đến ngày 30/10/2014, tổng số cán bộ, viên chức và nhân viên của Trường là 349: trong đó có 227 giảng viên và 122 chuyên viên, nhân viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm gần 90%, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 56 tiến sĩ, 143 thạc sĩ; hơn 45% [chủ yếu là cán bộ trẻ] được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 25% cán bộ có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tham gia giảng dạy trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, say mê nghiên cứu khoa học. Ngọn lửa say mê nhiệt huyết ấy được các thầy cô truyền đến các bạn sinh viên. Đến nay, nghiên cứu khoa học đã trở thành một hoạt động thường xuyên, phổ biến và chất lượng trong cộng động sinh viên UEL.

Video liên quan

Chủ Đề