Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào

Ngược lại lịch sử, vào giữa năm 1958, nhân sự kiện tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 3 ở Tokyo, Nhật Bản, đại diện các đoàn thể thao Đông Nam Á đã đi đến thống nhất lập ra một tổ chức thể thao của riêng mình với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation).

Sau đó, Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á quyết định sẽ tổ chức một đại hội thể thao khu vực với tần suất 2 năm một lần vào năm lẻ. SEA Games (ban đầu gọi là SEAP Games) đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.

Đại hội thể thao khu vực lần thứ nhất diễn ra từ 12/12 đến 17/12/1959 với hơn 527 VĐV và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Việt Nam (miền Nam Việt Nam) và Lào.

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào

ĐT miền Nam Việt Nam giành HCV môn bóng đá ở kỳ SEA Games đầu tiên trong lịch sử

SEAP Games lần đầu tiên có 12 môn được đưa vào chương trình thi đấu chính thức gồm điền kinh, cầu lông, bóng rổ, quyền anh, xe đạp, bóng đá, bắn súng, bơi, bóng bàn, quần vợt, bóng chuyền và cử tạ.

Đoàn thể thao nước chủ nhà Thái Lan dẫn đầu với 35 HCV, 26 HCB, 16 HCĐ tiếp đến là Myanmar, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào.

Dù đứng áp chót ở bảng tổng sắp huy chương, nhưng ở môn bóng đá, ĐT miền Nam Việt Nam đã xuất sắc đánh bại Thái Lan 3-1 trong trận chung kết để giành tấm HCV quý giá.

Tổng quan SEA Games (SEAP Games) đầu tiên

- Địa điểm: Bangkok, Thái Lan

- Thời gian: 12/12 - 17/12/1959

- Quốc gia tham dự: 6

- Vị trí bảng tổng sắp huy chương: 1. Thái Lan, 2. Myanmar, 3. Malaysia, 4. Singapore, 5. Việt Nam, 6. Lào

Bài liên quan

Lê Mộng Tuyền, thành viên đội chạy tiếp sức 4x100m nữ của tuyển điền kinh Việt Nam sẽ hướng dẫn các bài tập bổ trợ để chạy nhanh hơn và có thân hình săn chắc…

Chiến dịch “Xin cảm ơn” của Webthethao ngay khi vừa được phát động đã có thể thu hút được những tên tuổi lớn của thể thao Việt Nam tham gia ủng hộ.

Quyết định mới nhất từ Liên đoàn Cử tạ thế giới đang gây chấn động cho thể thao Thái Lan và Malaysia trước thềm 2 sự kiện lớn Olympic 2020 và SEA Games 2021.

SEAP Games (tiền thân của SEA Games) đầu tiên được tổ chức tại Bangkok- Thái Lan năm 1959 có sự tham gia của 6 nước trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan, (Miến Điện chưa đổi tên thành Myanamr), Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào. 5 quốc gia nói trên và trước chủ nhà Thái Lan tranh tài ở 12 môn tại sân vận động Supachalasai.

Tại kỳ đại hội này, có tất cả 202 chuy chương, trong đó có (67 HCV, 68 HCB và 67 HCĐ). Thái Lan xếp vị trí dẫn đầu với 77 huy chương (35 HCV, 26 HCB và 16 HCĐ); Việt Nam xếp vị trí thứ 5/6 đoàn tham dự đại hội (5 HCV, 5HCB và 6 HCĐ).

Đúng 10 năm sau đó năm 1969, Miến Điện đăng cai đại hội cũng với 6 quốc gia tham dự và tranh tài ở 15 môn thể thao khác nhau. Tại kỳ Đại hội này, Miến Điện xếp nhất toàn đoàn với 149 huy chương (57 HCV, 47 HCB và 47 HCĐ); Việt Nam xếp vị trí 5/6 đoàn tham dự với tổng số 22 huy chương (9 HCV, 5 HCB và 8HCĐ).

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức SEA Games năm 2003, linh vật là chú Trâu vàng.

20 năm sau (1999), Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 20 được tổ chức tại Brunei, với 10 quốc gia tranh tài ở 21 môn Thể thao. Với 779 bộ huy chương, trong đó có 234 HCV, 232 HCB, 313 HCĐ. Chủ nhà Brunei xếp vị trí thứ 7 với 4 HCV, 12 HCB và 31 HCĐ. Việt Nam xếp vị trí thứ 6 với 64 huy chương (17 HCV, 20 HCB, 27 HCĐ). Thái Lan xếp vị trí số 1 toàn đoàn với 169 huy chương (65 HCV, 48 HCB, 56 HCĐ).

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào năm 2003. Đây là SEA Games lần thứ 22 được tổ chức tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình từ 5 đến 13/12/2003, quy tụ trên 5000 VĐV, có 11 quốc gia tham dự và tranh tài ở 42 môn. Linh vật SEA Games là Trâu vàng. Linh vật chú Trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam. Kết thúc đại hội, Việt Nam xếp nhất toàn đoàn với 346 huy chương (158 HCV, 97 HCB và 91 HCĐ).

Đại hội Thể thao gần đây nhất chính SEA Games 30 được tổ chức tại Philippines từ ngày 30 /11 đến 11/12 /2019. Đây là lần thứ tư Philippines đăng cai đại hội này, lần trước là vào các năm 1981, 1991, 2005. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 có 529 nội dung trong 56 môn thể thao, tương ứng với 529 bộ huy chương sẽ được trao.

Trong số 11 quốc gia tranh tài, chủ nhà Philipines xếp nhất toàn đoàn với 387 huy chương (149 HCV, 117 HCB, 121 HCĐ).Việt Nam đứng vị trí thứ hai với 98 HCV, 85 HCV, 105 HCĐ. Đứng cuối bảng tổng soát huy chương là Đông Timor với 6 huy chương 1 HCB và 5 HCĐ.

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Games 30 đánh dấu sự thành công của Thể thao Việt Nam với vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng huy chương.

Đại hội Thể thao năm 2021 tức SEA Games 31 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Đây sẽ là lần thứ hai sau SEA Games 2003, Việt Nam là quốc gia đứng ra tổ chức. Dự kiến sẽ diễn ra từ 21/11 đến 1/12/2021.

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 23/5/2022 tại Hà Nội và một số tỉnh, thành, đánh dấu mốc lần thứ hai Việt Nam có vinh dự được làm nước chủ nhà.

Kể từ khi ra đời đến nay, sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) vẫn luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu với những người yêu thể thao, đồng thời góp phần làm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực.

63 năm chặng đường hình thành và phát triển

Cách đây hơn nửa thế kỷ, xuất phát từ quan điểm rằng, những quốc gia Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về lối sống, nền văn hóa, khí hậu và cả thể chất con người; cùng có một trình độ căn bản tương đương nhau về thành tích thể thao, nên cần tập hợp lại, hỗ trợ lẫn nhau tổ chức thường xuyên và định kỳ một đại hội thể thao chung có quy mô thích hợp giữa các quốc gia.

Ngày 22/5/1958, Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á (viết tắt là SEAP Games Federation) đã được thành lập. Năm 1977, Liên đoàn được đổi tên thành Liên đoàn thể thao Đông Nam Á và Đại hội thể thao Bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games) được đổi tên là Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games).

Vì vậy, ngày 22/5/1958, đại biểu các nước trong khu vực Bán đảo Đông Nam Á tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ III ở Tokyo, Nhật Bản, đã nhóm họp và đi đến thống nhất thành lập một tổ chức thể thao riêng của khu vực, mang tên là Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation, viết tắt là SEAP Games Federation), với mục đích tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực; không ngừng nâng cao thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao; tạo điều kiện cho vận động viên các nước trong khu vực rèn luyện và thi đấu nhằm tham gia tốt hơn tại các Đại hội thể thao châu Á và Đại hội Olympic.

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Quốc kỳ của đoàn thể thao Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á chính thức tung bay tại SEA Games 25. (Ảnh: TTXVN)

Phiên họp đầu tiên của Liên đoàn thể thao bán đảo Đông Nam Á được tổ chức vào ngày 5/6/1959 tại Hội trường Santidhama ở thủ đô Bangkok, Thái Lan đã thông qua điều lệ và bầu Ban chấp hành của Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á. Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Thái Lan Prabhas Charustiara được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn, các Ủy viên gồm đại biểu các nước Campuchia, Lào, Malaysia, Burma (nay là Myanmar), Thái Lan và Việt Nam.

Các nước tham dự phiên họp đầu tiên này được gọi là nước sáng lập viên của Liên đoàn. Cũng tại phiên họp đầu tiên của Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á, biểu tượng của Liên đoàn được chấp thuận là 6 vòng tròn màu vàng nhạt gắn vào nhau, tượng trưng cho 6 thành viên sáng lập.

Đại biểu các nước cũng đã quyết định sẽ tổ chức SEAP Games 2 năm/1 lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội thể thao châu Á. Những môn thể thao tổ chức tại một kỳ đại hội do Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á quyết định, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.

Hội đồng của Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á là cơ quan quyền lực cao nhất của Liên đoàn, có thẩm quyền quyết định mọi công việc của Liên đoàn như chương trình đại hội, thời gian tiến hành đại hội, thành phần đăng cai đại hội.

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
 Đoàn thể thao Việt Nam diễu hành qua lễ đài tại lễ khai mạc SEA Games 25 năm 2009. (Ảnh: TTXVN)

Mỗi nước thành viên có quyền cử từ 1 đến 3 người tham gia Hội đồng Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á. SEAP Games lần đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 12 đến 17/12/1959 với sự tham dự của 527 vận động viên thuộc các quốc gia Thái Lan, Burma (nay là Myanmar), Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam, tranh tài ở 12 môn thể thao.

Năm 1965, Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á kết nạp thêm thành viên là Singapore sau khi Singapore tách ra khỏi Liên bang Malaysia để thành lập một quốc gia độc lập. Tiếp đó, tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức năm 1975 tại Bangkok, Thái Lan, Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines.

Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977 và cùng năm đó Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á đổi tên thành Liên đoàn thể thao Đông Nam Á và Đại hội thể thao Bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games) được đổi tên là Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games).

Năm 1979, Brunei được kết nạp vào Liên đoàn thể thao Đông Nam Á tại SEA Games lần thứ 10 tổ chức tại Jakarta, Indonesia. Đến Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 20 (năm 1999) tổ chức ở Brunei, Hội đồng Olympic Brunei đề nghị sửa đổi biểu tượng của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á từ 6 vòng tròn thành 10 vòng tròn màu vàng nhạt gắn vào nhau.

Lá cờ Liên đoàn thể thao Đông Nam Á có nền màu xanh, gồm những vòng tròn kết vào nhau nhằm gửi đi thông điệp hòa bình, đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia thành viên. Tại SEA Games 22 tổ chức năm 2003 tại Hà Nội (Việt Nam), Đông Timor là quốc gia cuối cùng tham gia vào SEA Games.

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao cúp vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á năm 2018 (AFF Suzuki Cup 2018) cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Tại SEA Games 27 tổ chức tại Myanmar, biểu tượng của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á tiếp tục được sửa đổi từ 10 vòng tròn thành 11 vòng tròn màu vàng nhạt gắn vào nhau. Kể từ đó biểu tượng 11 vòng tròn màu vàng nhạt gắn vào nhau tượng trưng cho tình đoàn kết, tình yêu thương giữa các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á được lấy làm biểu tượng chính thức cho Liên đoàn thể thao Đông Nam Á.

Trải qua 63 năm kể từ khi thành lập, ngày nay, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) vẫn luôn là một sự kiện thể thao lớn của khu vực.

Tính cả kỳ SEA Games 31 (năm 2022), Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức SEA Games nhiều nhất với 6 lần; Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai với 4 lần tổ chức SEA Games; Myanmar xếp thứ ba với 3 lần tổ chức; Việt Nam với 2 lần tổ chức; những quốc gia tổ chức 1 lần là Brunei và Lào.

Việt Nam – thành viên tích cực trong xây dựng và phát triển nền thể thao Đông Nam Á

Đoàn thể thao Việt Nam đã tham dự SEA Games từ những ngày đầu thành lập. Trong đó, thời kỳ trước năm 1975, miền Nam Việt Nam trước đây đã là một trong những thành viên sáng lập Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á và liên tục đưa đoàn thể thao tham dự từ Đại hội lần thứ nhất (năm 1959) đến Đại hội lần thứ 7 (năm 1973).

Từ chỗ tham dự với mục tiêu hòa nhập, học hỏi bạn bè quốc tế, giờ đây thể thao Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 4 khu vực, và đứng thứ nhất ở kỳ SEA Games 22 (với tư cách là nước chủ nhà). Riêng kỳ SEA Games 25 và SEA Games 30, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng tổng kết. SEA Games 31 diễn ra từ ngày 12-23/5/2022 đánh dấu mốc lần thứ hai Việt Nam có vinh dự được làm nước chủ nhà.

Thời kỳ sau năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, trải qua một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam đã từng bước tham gia trở lại vào sinh hoạt chung của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á. Năm 1989, sau 13 năm (từ SEAP Games 8-năm 1975 đến SEA Games 14-năm 1987 không tham dự), đoàn thể thao Việt Nam đã hòa nhập trở lại đấu trường khu vực (SEA Games 15-năm 1989).

Từ chỗ thể thao Việt Nam tham dự với mục tiêu hoà nhập, học hỏi bạn bè quốc tế, giờ đây, thể thao Việt Nam đã có thể tự tin bước vào các trận thi tài quốc tế, đặc biệt là một số môn võ thuật. Tham dự SEA Games, thành tích của Đoàn Thể thao Việt Nam cũng từng bước được nâng dần lên.

Nếu như tại SEA Games lần thứ 15, 16, đoàn Thể thao Việt Nam còn xếp thứ 7 khu vực, thì đến SEA Games 21, đoàn Thể thao Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 4 khu vực, và đứng thứ nhất ở kỳ SEA Games 22 (với tư cách là nước chủ nhà). Kể từ đó đến nay, đoàn thể thao Việt Nam luôn giữ vững vị trí thứ 3 trong các bảng tổng kết huy chương. Riêng kỳ SEA Games 25 và SEA Games 30, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng tổng kết.

Năm 2022, Việt Nam vinh dự lần thứ hai là nước chủ nhà tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Theo kế hoạch ban đầu, SEA Games 31 được tổ chức từ ngày 21/11 đến 2/12/2021, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên sự kiện thể thao lớn của khu vực đã được lùi thời gian tổ chức lại và sẽ chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 23/5/2022.

Cho tới thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị đều đã được Ban tổ chức, các đơn vị liên quan gấp rút triển khai, thực hiện nhằm đảm bảo đúng tiến độ.

Với khẩu hiệu “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”, Việt Nam mong muốn tổ chức một kỳ SEA Games 31 thành công và gửi đi thông điệp đến Chính phủ và người dân các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về sự phát triển, đoàn kết, cùng nhau xây dựng Cộng đồng ASEAN hùng cường, phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của ASEAN trên trường quốc tế./. 

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình sẵn sàng phục vụ SEA Games 31

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Game 31: Toàn cảnh đường đua nội dung thi đấu xe đạp địa hình tại Hòa Bình

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Games 31: Hải Phòng sẵn sàng cho cuộc tranh tài ở môn Rowing và Canoeing

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Sàn bowling Hero World ở Hà Nội (Royal City) sẵn sàng phục vụ SEA Games 31

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Games 31: Nhà thi đấu quận Hà Đông sẵn sàng cho môn Billiards

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Games 31: Cung thể thao dưới nước sẵn sàng cho bộ môn nhảy cầu, bơi lội

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Vĩnh Phúc sẵn sàng các điều kiện thi đấu cho Giải Golf- SEA Games 31

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Games 31: Nhà thi đấu Bắc Từ Liêm – nơi tổ chức các nội dung của môn Pencak Silat

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
SEA Games 31: Nhà thi đấu Ninh Bình – nơi tổ chức môn thi đấu Karate

Đại hội thể thao Đông Nam á tên gọi cũ SEAP Games lần đầu tiên tổ chức vào năm nào
Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các điều kiện cho SEA Games 31