Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu năm 2024

Ngày 16/11/2021, Bộ Xây dựng đã có công văn 4758/BXD-HĐXD gửi Ban quản lý dự án 6 - Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu - Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo phương thức PPP.

Đối với dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), việc giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 19 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Theo điểm a khoản 8 Điều 19 thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm “Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu (nếu có)”.

Để đảm bảo việc triển khai thi công xây dựng Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt hoàn thành trong năm 2022 theo đúng tiến độ đã được Quốc hội thông qua và theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan ký kết hợp đồng cần xem xét đưa ra các tiêu chí yêu cầu nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng có năng lực, kinh nghiệm như:

(i) Có năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với phạm vi công việc (chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có phạm vi hoạt động thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ, cầu - hầm trong giao thông đường bộ; hạng của tổ chức phù hợp với quy mô cấp công trình tham gia thực hiện); có hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của dự án;

(ii) Đã thi công phần kết cấu chính của ít nhất một công trình cấp I hoặc hai công trình cấp II thuộc lĩnh vực công trình giao thông đường bộ, cầu - hầm trong giao thông đường bộ theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

(iii) Đảm bảo khả năng huy động tập trung đủ số lượng máy móc, thiết bị và nhân lực chủ yếu phù hợp với quy mô gói thầu, khối lượng công việc mà tổ chức tham gia thực hiện.

Ngoài ra, trong trường hợp các gói thầu cần đẩy nhanh việc thi công xây dựng công trình để hoàn thành theo yêu cầu tiến độ chung của toàn dự án, đề nghị cơ quan ký kết hợp đồng xem xét đưa thêm yêu cầu đánh giá về khả năng huy động tài chính, khả năng tăng cường máy móc thiết bị, đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu và huy động nhân lực của nhà thầu thi công.

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Viết Tuấn, là nhân viên văn phòng đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) được quy định tại ' onclick="vbclick('44641', '229380');" target='_blank'> Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC), cụ thể như sau:

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh (trừ tiêu chuẩn về doanh thu theo hướng dẫn nêu tại Mục 2.1); nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSĐXKT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp gói thầu đã áp dụng sơ tuyển, khi nộp HSDT nếu nhà thầu có sự thay đổi về năng lực và kinh nghiệm so với thông tin kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển đã được đánh giá thì nhà thầu phải cập nhật lại năng lực và kinh nghiệm của mình; trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu không có sự thay đổi thì nhà thầu phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Trường hợp gói thầu không áp dụng sơ tuyển thì việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 2.1, 2.2 và 2.3 Mục này. Nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 2.1, 2.2 và 2.3 Mục này.

Nhà thầu không đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm thì HSDT sẽ bị loại và không được xem xét đánh giá các nội dung tiếp theo.

Trên đây là nội dung câu trả lời về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đối với gói thầu thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC). Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BKHĐT.