Đánh giá tỷ lệ đạt trong nghiên cứu năm 2024

Một công việc quan trọng nhất của người nghiên cứu là tóm tắt và trình bày số liệu, kết quả nghiên cứu. Mục đích công việc là trình bày kết quả làm sao cho người đọc dễ hiểu. Trình bày các kết quả chính của mục tiêu nghiên cứu đã tìm hay phát hiện ra trong nghiên cứu theo trình tự hợp lý. Khi đưa ra giả thuyết và giả thuyết đó đã được thử nghiệm kiểm chứng, theo dõi quan sát, thu thập số liệu và phân tích, đây được xem như là kết quả trả lời câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ, trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Mật độ xương của nam và nữ ở cùng độ tuổi ở người trưởng thành có giống nhau không?”. Công việc nghiên cứu là lấy số liệu mật độ xương từ mẫu ngẫu nhiên là nam và nữ ở độ tuổi trưởng thành. Sau đó số liệu được phân tích, mô tả bằng tính toán mẫu như trung bình, độ lệch chuẩn, số mẫu n, dãy biến động, số liệu phân tích so sánh thống kê. Tùy theo loại kết quả số liệu phân tích nghiên cứu và số liệu tóm tắt mà người nghiên cứu có thể trình bày kết quả theo một trong những dạng sau: dạng văn viết (text), dạng bảng, dạng biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh… 1. Trình bày dạng văn viết Không phải tất cả các số liệu phân tích hay kết quả đều phải trình bày ở dạng bảng và hình. Những số liệu đơn giản, tốt nhất nên trình bày, giải thích ở dạng câu văn viết và các số liệu được cho vào trong ngoặc đơn. Ví dụ: Tuổi trung bình của nhóm nữ cao hơn so với nhóm nam (65,3 ± 6,8 so với 54,7 ± 3,2; p<0,01). 2. Trình bày dạng bảng 2.1. Cấu trúc bảng số liệu Cấu trúc bảng chứa các thành phần sau đây: - Số và tiêu đề của bảng - Tiêu đề của cột - Tiêu đề của hàng - Phần thân chính của bảng là vùng chứa số liệu - Chú thích cuối bảng - Các đường ranh giới giữa các phần . Bảng dễ dàng được tạo ra bằng cách sử dụng chương trình Microsoft word hoặc bảng tính Excel hoặc trên các phần mềm xử lý thống kê. 2.2. Các dạng bảng số liệu * Bảng mô tả đặc điểm Ví dụ: Bảng 1. Một số đặc điểm cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm/đơn vị tính Nhóm bệnh (102) X ± SD Nhóm chứng (96) X ± SD p Glucose máu lúc đói (mmol/l) 10,80 ± 3,65 4,95 ± 0,43 < 0,001 HbA1c (%) 9,54 ± 2,39 Không thực hiện Cholesterol toàn phần (mmol/l) 5,53 ± 1,17 5,38 ± 1,01 > 0,05 HDL-C (mmol/l) 1,30 ± 0,34 1,41 ± 0,29 < 0,05 LDL-C (mmol/l) 2,98 ± 1,13 3,21 ± 0,91 > 0,05 Triglyceride (mmol/l) 2,85 ± 1,88 1,65 ± 0,90 < 0,001 hs-CRP (mg/l) Trung vị 3,60 ± 4,68 1,92 1,48 ± 1,98 0,93 < 0,001 Albumin niệu (mg/24 giờ): Trung vị 47,43 ± 84,33 18,00 Không thực hiện Insulin lúc đói (µU/ml) 10,11 ± 8,37 7,58 ± 5,64 < 0,05 HOMA-IR Trung vị 4,92 ± 5,04 3,74 1,69 ± 1,30 1,40 < 0,001 ABPI (mmHg/mmHg) 1,05 ± 0,05 1,06 ± 0,05 > 0,05 IMT động mạch cảnh chung (mm) 0,79 ± 0,19 0,73 ± 0,11 < 0,05

* Bảng tần suất: Ví dụ: Bảng 2. So sánh tỷ lệ dày IMT bất thường ở nhóm bệnh và nhóm chứng

Nhóm/số lượng IMT (≥ 0,9mm) IMT (< 0,9mm) p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Bệnh (102) 24 23,5 78 76,5 < 0,05 Chứng (96) 12 12,5 84 87,5

2.3. Đặc tính và ưu điểm của trình bày dạng bảng - Yêu cầu: + Số liệu thể hiện tính hệ thống, cấu trúc một cách ý nghĩa; + Số liệu phải rõ ràng, chính xác; + Số liệu trình bày cho người đọc nhanh chóng dễ hiểu, thấy được sự khác nhau, so sánh và rút ra nhiều kết luận về số liệu và mối quan hệ giữa các số liệu với nhau. + Loại số liệu thông tin mô tả như vật liệu thí nghiệm, yếu tố môi trường, các đặc tính, các biến thí nghiệm (≥ 2 hai biến), số liệu thô, số liệu phân tích thống kê trong thí nghiệm, sai số, số trung bình, … thường được trình bày ở dạng bảng. + Bảng được sử dụng khi muốn làm đơn giản hóa sự trình bày và thể hiện được kết quả số liệu nghiên cứu có ý nghĩa hơn là trình bày kết quả bằng dạng văn viết. + Bảng thường không được sử dụng khi có ít số liệu (khoảng < 6), thay vì trình bày ở dạng text; và cũng không được trình bày khi có quá nhiều số liệu (khoảng > 40), thay vì trình bày bằng đồ thị. 3. Trình bày dạng biểu đồ và đồ thị Sử dụng biểu đồ/đồ thị nhằm minh họa các kết quả và mối quan hệ giữa các biến cho người đọc dễ thấy hơn khi trình bày bằng bảng số liệu hoặc text. Sử dụng biểu đồ/đồ thị có thuận lợi là đọc giả hiểu nhanh chóng các số liệu mà không mất nhiều thời gian khi nhìn bảng. Các dạng biểu đồ/đồ thị được sử dụng gồm biểu đồ cột (colume chart), biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ tần suất (frequency histogram), biểu đồ tương quan (scatterplot), biểu đồ đường biểu diễn (line chart), biểu đồ hình bánh (pie chart), biểu đồ diện tích (area chart) ... 3.1. Một số tiêu chuẩn của biểu đồ/đồ thị tốt - Phải có đầy đủ tên biểu đồ/đồ thị, tên và đơn vị tính trên các trục số, các chú thích cần thiết. - Thích hợp với các loại số liệu muốn trình bày. - Rõ ràng, dễ xem, dễ hiểu, có khả năng tự giải thích cao nhất.

3.2. Một số loại biểu đồ/đồ thị và chức năng

Loại biểu đồ/đồ thị Chức năng Cột (thanh đứng hoặc ngang) So sánh các tần số, tỷ lệ giữa các nhóm, loại của một biến định tính, hoặc giá trị trung bình của các biến định lượng. Có thể kết hợp 2,3 biến trên một biểu đồ, tạo ra nhiều nhóm cột và có khoảng cách giữa các cột Hình tròn So sánh các tỷ lệ khác nhau giữa các loại trong một nhóm của một biến định tính. Tổng các tỷ lệ này phải bằng 100% Cột chồng nhau Khi muốn so sánh 1 biến giữa 2 hoặc 3 nhóm quần thể khác nhau Đường thẳng Mô tả sự biến thiên của một biến nào đó theo thời gian. Có thể ghép nhiều biểu đồ đường thẳng trên cùng một trục để so sánh Biểu đồ tương quan (biểu đồ chấm) Mô tả sự tương quan giữa 2 biến định lượng. Dựa vào biểu đồ này có thể biết được chiều hướng (tương quan thuận/nghịch) và mức độ tương quan giữa 2 biến. Bản đồ Mô tả phân bố của một bệnh, một hiện tượng sức khỏe nào đó theo địa dư. Trong trường hợp này người ta quan tâm đến số người mắc bệnh trong các vùng khác nhau chư không quan tâm đến tỷ lệ mắc của bệnh.

3.3. Một số hình ảnh biểu đồ/đồ thị * Biểu đồ cột - Giá trị FMD trung bình ở nhóm có triglyceride bình thường và có nguy cơ

Đánh giá tỷ lệ đạt trong nghiên cứu năm 2024

Biểu đồ 1. Giá trị FMD trung bình ở nhóm triglyceride bình thường và có nguy cơ

* Biểu đồ bánh

Đánh giá tỷ lệ đạt trong nghiên cứu năm 2024

Biểu đồ 2. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu * Đồ thị tương quan

Đánh giá tỷ lệ đạt trong nghiên cứu năm 2024

Đồ thị 3. Tương quan giữa FMD và vòng bụng * Biểu đồ diện tích

Đánh giá tỷ lệ đạt trong nghiên cứu năm 2024

Biểu đồ 4. Đường cong ROC giữa glucose máu lúc đói với FMD * Biểu đồ đường thẳng

Đánh giá tỷ lệ đạt trong nghiên cứu năm 2024

Biểu đồ 5. Số ca mắc mới bệnh SXH-D và Tay chân miệng tại Khoa Nhi 4. Kết luận Trình bày kết quả nghiên cứu là một phần rất quan trọng của một đề tài nghiên cứu. Để người đọc dễ theo dõi, việc trình bày kết quả cần phải bám sát vào mục tiêu của nghiên cứu. Có thể chọn một trong các cách trình bày kết quả đã nêu trên sao cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt được các thông tin, số liệu mà người nghiên cứu cần chuyển tải. Thường trong phần trình bày kết quả, các nhà nghiên cứu chọn nhiều cách trình bày khác nhau cho phù hợp với từng nội dung, đồng thời tránh sự đơn điệu dễ gây nhàm chán cho người đọc.

5. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Hàm (2009), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 2. Phạm Văn Hiền (2009), Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học, http://pgo.hcmuaf.edu.vn/pvhien. 3. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Đăng Bình (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Đại học Thái Nguyên. 4. Đinh Thanh Huề (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y Huế. 5. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học SPKT TPHCM.