Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Dấu Hiệu Của Trẻ Chậm Nói – Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

Trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi đang phát triển rất nhanh về ngôn ngữ. Khi thấy các dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ cần có hành động ngay để giúp con. Vì các dấu hiệu chậm nói báo hiệu trẻ đang bị chậm hơn về mặt ngôn ngữ với những đứa trẻ khác. Trường hợp xấu của tình trạng chậm nói có thể dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, nhận thức, tư duy của trẻ.

Dấu hiệu nào cho thấy con bạn đang bị chậm nói?

Cha mẹ cần hiểu rằng, nói là một phần của khả năng ngôn ngữ [nói-đọc-viết], khi nói đến trẻ chậm nói có thể hiểu rằng trẻ đang chậm một phần về mặt ngôn ngữ. Mà khả năng ngôn ngữ là rất quan trọng với mỗi con người, tất cả các hoạt động thường ngày đều sử dụng hoạt động giao tiếp [miệng hoặc văn bản]/trao đổi – sử dụng ngôn ngữ rất nhiều. Khi trẻ gặp khó khăn về việc tập nói, trẻ đang bị hạn chế khả năng ngôn ngữ, dẫn đến những khó khăn lớn hơn về giao tiếp, học tập, đọc, viết, tư duy, nhận thức,…

Do đó, khi trẻ bắt đầu quá trình học nói, cha mẹ cần hết sức lưu ý để phát hiện các dấu hiệu bất thường [nếu có] để kịp thời can thiệp. Quá trình học nói của trẻ thông thường diễn ra như sau:

  • 3-6 tháng: nói được các nguyên âm
  • 6-9 tháng: nói được 2 âm trở lên
  • 16 tháng: nói được từ đơn
  • 18 tháng: nói được từ đôi
  • 24 tháng: nói được cụm từ 3-4 từ, các câu ngắn
  • 36 tháng: nói được hầu hết các cụm từ đầy đủ trong khả năng biết, nói được câu nguyên.

Các dấu hiệu trẻ chậm nói:

  • Trẻ 1 tuổi mà không bập bẹ, không có dấu hiệu học nói, bắt chước người lớn
  • Trẻ khoảng 18 tháng: chỉ nói được một số từ đơn giản hoặc câu ngắn
  • Trẻ 2 tuổi: không nói được các cụm từ khoảng 3 từ trở lên, không nói được câu hoàn chỉnh
  • Trẻ 2,5 tuổi chỉ nói những từ đơn, ít vốn từ, không thể diễn đạt

Nguyên nhân trẻ chậm nói

  • Nguyên nhân do vấn đề vòm miệng: lưỡi, dây thanh, các dị tật [hàm ếch, dây hàm ngắn,…vv.]
  • Khả năng phát cảm ngôn ngữ kém
  • Điều kiện môi trường sống

Làm gì khi trẻ có dấu hiệu chậm nói?

Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, cần tìm rõ hiểu nguyên nhân và chuẩn bị các kế hoạch cụ thể dạy trẻ tập nói. Dưới đây là một số cách có thể giúp cha mẹ dễ dàng dạy con tập nói ngay tại nhà, cải thiện tình trạng chậm của trẻ:

  1. Cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với trẻ

Cha mẹ là người gắn bó và gần gũi nhất với trẻ, nhất là trong giai đoạn hoàn thiện bộ não, hoàn thiện các giác quan và phát triển năng lực ngôn ngữ. Nên cha mẹ là người thấy đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình dạy con tập nói.

Phương pháp ở đây là hãy sớm trò chuyện với con để con làm quen dần với các cuộc giao tiếp, có vốn từ ngữ, kích thích con bắt chước theo. Việc này có thể diễn ra ngay khi con có khả năng tiếp nhận âm thanh, và liên tục làm như vậy đến khi con hoàn thiện việc giao tiếp.

Cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích, tập các bài hát thiếu nhi đơn giản, các bài đồng dao, kể/mô tả các hoạt động thường ngày cho trẻ nghe,… Thời điểm áp dụng phương pháp này là giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi.

Điều này giúp trẻ tích luỹ vốn từ, học phát âm, luyện tập sử dụng từ/cụm từ/câu dần.

  1. Tạo ra nhiều hơn các cuộc giao tiếp

Hãy hỏi trẻ các vấn đề thường ngày, liên tực tương tác hỏi – trả lời để trẻ học cách phát âm, học các câu, sắp xếp từ ngữ trong câu, luyện tập việc nói

Chơi các trò chơi đóng vai để trẻ trình bày, tự tư duy nói chuyện... vv.

Xem thêm :

Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ

trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

-------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, các ba mẹ có tham khảo tại thông tin sau dưới đây:

Trường chuyên biệt Steps [Steps Special School]

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Phone: 039 546 3532 - [028] 22 534 728

Email:  

//www.steps.edu.vn/

Fanpage: //www.facebook.com/stepsspecialschool

News

Mỗi trẻ phát triển và học hỏi theo từng mức độ riêng, và phạm vi của những thứ được gọi là bình thường thì tương đối rộng. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy con bạn có thể không có những kỹ năng mà hầu hết những đứa trẻ khác cùng trang lứa đều có. Bác sĩ gọi những vấn đề này là sự chậm phát triển.

Có nhiều sự chậm phát triển không quá lo ngại, và hầu hết trẻ có thể theo kịp, đặc biệt khi trẻ được điều trị sớm. Quan trọng là phải can thiệp ngay khi bạn nhận thấy vấn đề. Nếu bạn băn khoăn rằng con mình đang chậm phát triển về mặt tình cảm, tâm lý hay thể chất, đừng chờ đợi để tìm hiểu. Hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức!

Chậm phát triển bao gồm những lĩnh vực nào ?

Có rất nhiều dạng chậm phát triển khác nhau. Trẻ có thể có vấn đề với:

  • Ngôn ngữ hoặc diễn đạt
  • Kỹ năng di chuyển hoặc vận động
  • Cảm xúc và kỹ năng xã hội
  • Kỹ năng tư duy

 

Chậm phát triển về ngôn ngữ và diễn đạt

Đây là hai dạng chậm phát triển phổ biến nhất. Nghe chúng có vẻ giống nhau, nhưng thực ra là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Diễn đạt là âm thanh phát ra từ miệng. Trẻ chậm nói có thể nói lắp hoặc gặp khó khăn khi nói từ ngữ một cách chính xác. Ngôn ngữ là lĩnh vực chỉ ý nghĩa của âm thanh và cử chỉ. Trẻ có vấn đề về ngôn ngữ có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu người khác.

NGUYÊN NHÂN: Trẻ có thể chậm phát triển một trong những kỹ năng này vì nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Những vấn đề với lưỡi hoặc vòm miệng, khiến khó tạo thành âm thanh và lời nói.
  • Mất thính lực. Những trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng tai có thể có vấn đề về thính giác.
  • Khiếm khuyết
  • Rối loạn phát triển như bại não hoặc tự kỷ

KHẮC PHỤC: Nếu bạn nghĩ con bạn có vấn đề diễn đạt hoặc ngôn ngữ, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nghe của bé và khuyên bạn đưa con đến gặp một chuyên gia có thể chẩn đoán và điều trị vấn đề này, đó có thể là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ bệnh học hoặc nhà trị liệu phát âm. Chuyên gia này sẽ nghiên cứu cách con bạn thể hiện bản thân, bao gồm:

  • Những gì trẻ hiểu
  • Những gì trẻ nói
  • Cách trẻ cố gắng diễn đạt suy nghĩ, như ra hiệu hoặc gật đầu

Nếu con bạn thật sự chậm phát âm, trẻ sẽ cần được can thiệp. Nhà trị liệu có thể điều trị cách phát âm từ ngữ và âm thanh, và tăng cường cơ ở mặt và miệng. Bạn cũng có thể tương tác với trẻ về phát âm và ngôn ngữ bằng cách:

  • Nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt. Chỉ ra những đồ vật hoặc âm thanh ở nhà, ở siêu thị, trong xe hơi, hoặc bất cứ nơi đâu bạn đến. Hỏi trẻ những câu hỏi và đáp lại câu trả lời của trẻ.
  • Đọc cho trẻ nghe mỗi ngày.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng tai hoặc những vấn đề khác ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ.

 

Diễn đạt và Ngôn ngữ: Như thế nào là bình thường?

Không có mốc để xác định bao giờ một đứa trẻ bắt đầu nói hoặc sử dụng những câu phức. Nhưng hầu hết trẻ làm được việc này ở một độ tuổi nhất định. Hãy cho bác sĩ biết nếu con bạn không thể làm một số điều sau. Ngoài ra, hãy lưu ý nếu con bạn đánh mất những kỹ năng bé đã học được.

Khi 3 tuổi, trẻ thường:

  • Nói những câu ngắn, có thể nhận biết các bộ phận cơ thể, và dùng từ ở số nhiều.

Khi lên 4, trẻ thường:

  • Có thể kể một câu chuyện đơn giản và nhớ được những bài hát ngắn
  • Nói một câu có khoảng 5 từ
  • Xưng hô đúng vai vế.

Tới 5 tuổi, trẻ thường:

  • Có thể hiểu những mệnh lệnh có hai phần với giới từ [“trên” hoặc “dưới”]
  • Có thể nói rõ họ và tên đầy đủ
  • Có thể sử dụng từ số nhiều hoặc thì quá khứ đúng cách.
  • Hỏi những câu hỏi như “Tại sao?” hoặc “Ai?”
  • Kể về những việc trẻ làm trong ngày

 

Chậm phát triển khả năng vận động

Một số trẻ có thể gặp khó khăn với những vận động thô đòi hỏi nhiều sức lực như chơi bóng, một số khác lại không thể thực hiện những vận động tinh như tô màu. Đôi khi vấn đề không phải là trẻ không đủ thể lực, mà là do sự phối hợp kém. Bạn hãy để ý xem liệu con bạn có vụng về hơn những đứa trẻ cùng tuổi.

NGUYÊN NHÂN: Hầu hết các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể hay chẩn đoán cho sự chậm phát triển kỹ năng vận động hoặc phối hợp, nhưng một số trẻ em có vấn đề về bệnh lý có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Bao gồm:

  • Vấn đề về thị giác
  • Sự thiếu hụt điều chỉnh cơ bắp, gọi là mất điều hòa vận động
  • Có vấn đề trong việc não bộ phối hợp và điều khiển vận động
  • Bệnh về cơ bắp
  • Bại não

KHẮC PHỤC: Với sự chậm phát triển vận động, bác sĩ khuyên bạn hãy cho trẻ vận động tại nhà. Bé có thể cần:

  • Liệu pháp trị liệu thể chất để giúp trẻ có những vận động sử dụng nhiều bó cơ.
  • Phương pháp lao động hợp lý để cải thiện kỹ năng vận động nhỏ hoặc những vấn đề điều phối.
  • Dùng thuốc hay phương pháp điều trị khác cho bệnh về cơ.

 

Kỹ năng vận động: Như thế nào là bình thường

Trẻ thường khỏe mạnh hơn và phối hợp tốt hơn khi chúng lớn lên. Hãy cho bác sĩ biết nếu con bạn không đạt được vài cột mốc dưới đây hoặc có vẻ như mất một kỹ năng vận động nào đó mà trẻ đã học.

Khi lên 3, trẻ bình thường có thể

  • Giữ thăng bằng và lên xuống cầu thang
  • Chơi với những đồ vật nhỏ
  • Biết xếp chồng một khối
  • Kiểm soát được cả 2 mặt của cơ thể
  • Đứng bằng một chân trong vài giây

Khi 4 tuổi, trẻ bình thường có thể:

  • Ném một quả bóng ra phía trước hoặc bắt một quả bóng lớn
  • Nhảy tới một điểm hoặc nhảy lò cò
  • Đi xe đạp ba bánh
  • Cầm bút bằng ngón cái và các ngón còn lại rồi vẽ nguệch ngoạc
  • Xếp chồng 4 khối

Tới 5 tuổi, trẻ bình thường có thể:

  • Xây một tòa tháp bằng 6-8 khối
  • Nhảy liên tục hoặc nhảy cách
  • Sử dụng kéo dành cho trẻ em
  • Cầm bút một cách thoải mái
  • Tự cởi quần áo dễ dàng
  • Đứng bằng một chân trong 10 giây
  • Đi bộ lên xuống cầu thang mà không cần bám vào tay vịn cầu thang
  • Tự đánh răng
  • Rửa và lau khô tay

 

Chậm phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Những vấn đề này có thể khiến trẻ em gặp rắc rối trong việc hòa hợp với người lớn hoặc với những trẻ khác. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này thường có biểu hiện trước khi trẻ đến tuổi đi học.

Một nguyên nhân thường gặp trong sự chậm phát triển về cảm xúc và kỹ năng xã hội được gọi là hội chứng tự kỷ. Nó ảnh hưởng tới cách trẻ thể hiện bản thân, tương tác, cư xử và học tập.

KHẮC PHỤC:  Việc điều trị chậm phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội phụ thuộc vào nguyên nhân và cường độ ảnh hưởng của sự chậm phát triển này đối với cuộc sống của trẻ. Bạn có thể hỏi bác sĩ và các chuyên gia khác để xem có cách gì giúp trẻ tốt nhất.

Điều trị bằng thuốc hay một liệu pháp đặc trị hành vi có thể có hiệu quả nếu con bạn có vấn đề về hành vi do chậm phát triển một lĩnh vực nào đó. Bạn cũng có thể làm việc với nhà trị liệu để biết cách thúc đẩy kỹ năng xã hội và tình cảm ngay tại nhà. Bạn càng giải quyết những vấn đề này sớm bao nhiêu, thì con bạn càng bắt kịp những đứa trẻ cùng trang lứa nhanh bấy nhiêu.

Kỹ năng cảm xúc, xã hội: Như thế nào là bình thường

Khi trẻ lên 3, trẻ thường

  • Thể hiện sự chú ý với trẻ khác
  • Cảm thấy thoải mái hơn khi không ở bên bố mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Có thể giao tiếp tốt bằng mắt.

Lên 4 tuổi, trẻ thường:

  • Ít mè nheo, khóc lóc khi bố mẹ đi vắng
  • Tập trung chú ý tới các trẻ khác
  • Giao tiếp với những người ngoài gia đình

Khi 5 tuổi, trẻ thường

  • Biểu đạt nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau
  • Có thể tách khỏi cha mẹ dễ dàng
  • Muốn chơi với những đứa trẻ khác

 

Chậm phát triển tư duy

Có rất nhiều lý do một đứa trẻ có thể gặp vấn đề về khả năng tư duy, học tập, và ghi nhớ hay còn gọi là kỹ năng tư duy. Nguyên nhân có thể do gen, vấn đề về thể chất, các yếu tố môi trường, sinh non hoặc có vấn đề trước khi sinh, và thậm chí do tai nạn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ không thể tìm ra một nguyên nhân cụ thể cho sự chậm phát triển nhận thức.

KHẮC PHỤC:  Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nghĩ có gì đó không ổn ở con bạn. Nếu bác sĩ cũng nhận thấy như vậy, họ sẽ giới thiệu một chuyên gia có thể chỉ ra vấn đề thật sự là gì. Tùy thuộc vào chẩn đoán, trẻ có thể cần giúp đỡ từ :

  • Trị liệu theo phương pháp chơi đùa hoặc làm việc
  • Giáo dục đặc biệt
  • Đôi khi, sử dụng thuốc có thể giúp các vấn đề về hành vi liên quan đến chậm phát triển nhận thức, như rối loạn cảm xúc hay thiếu tập trung.

 

Kỹ năng tư duy: Như thế nào là bình thường

Khi 3 tuổi, trẻ thường

  • Có thể vẽ một đường tròn
  • Hiểu một vài hướng dẫn đơn giản
  • Tham gia các trò chơi đóng vai
  • Thích chơi đồ chơi

Khi lên 4, trẻ thường

  • Tham gia các trò chơi tương tác
  • Tham gia các trò chơi tưởng tượng

Tới 5 tuổi, trẻ thường

  • Không dễ dàng bị phân tâm
  • Có thể tập trung vào một hoạt động nhiều hơn 5 phút.

Bạn là người hiểu con mình hơn ai hết. Đừng ngại để bác sĩ biết ngay khi bạn cảm thấy có gì đó không ổn. Bất cứ dạng chậm phát triển nào mà con bạn gặp phải, chẩn đoán và điều trị là cách tốt nhất giúp mọi việc trở nên khá hơn.

Video liên quan

Chủ Đề