Đau mí mắt dưới là bệnh gì

Mọi người đều có thể đã từng bị sưng mí mắt dưới hoặc trên ít nhất một lần trong đời, thậm chí là thường xuyên. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo điều gì. Hãy nhớ rằng có những nguyên nhân khiến mí mắt sưng không nguy hiểm, nhưng đôi khi lại đe dọa đến sức khỏe mắt nếu không chữa trị kịp thời.

Đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng và cách khắc phục phù hợp, hiệu quả.

Tìm hiểu chungSưng mí mắt là gì?

Mí mắt bị sưng là hậu quả của việc tích tụ dịch trong các mô dưới mí mắt, có thể viêm hoặc không. Phần lớn các trường hợp bị sưng mí mắt không nguy hiểm, nhưng đôi khi nó gây cộm, đau và ảnh hưởng ở cả mí mắt trên lẫn dưới, một hoặc cả hai bên mắt. Đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh về mắt, nên được điều trị càng sớm càng tốt.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biếtNhững dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với sưng mí mắt là gì?

Bên cạnh dấu hiệu bị sưng mí mắt dưới hoặc mí trên, bạn còn gặp phải các triệu chứng sau đây:

Kích ứng mắt, như ngứa mắt Nhạy cảm với ánh sáng Tăng quá trình sản xuất nước mắt, làm người bệnh thường xuyên chảy nước mắt Tầm nhìn bị cản trở (tùy thuộc vào mức độ sưng) Đỏ mí mắt Đau mắt đỏ Chảy dịch mắt Mí mắt khô hoặc bong Đau, đặc biệt khi mí mắt sưng do nhiễm trùng

Đau mí mắt dưới là bệnh gì

Những trường hợp mí mắt bị sưng không nguy hiểm chỉ gây khó chịu và sẽ tự mất đi trong vòng một ngày. Nhưng nếu không hết hoặc có thêm dấu hiệu bất thường khác, cần phải thăm khám và điều trị sớm. Một số nguyên nhân gây sưng mí mắt có thể khiến đôi mắt của bạn bị tổn thương, giảm thị lực thậm chí là mù lòa.

Nguyên nhânNguyên nhân nào gây sưng mí mắt trên dưới và đau?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mí mắt trên hoặc dưới bị sưng đau. Hầu hết các nguyên nhân là vô hại nhưng một số ít có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây sưng mắt, bao gồm:

Nguyên nhân không đáng ngại

Dị ứng: Ngoài sưng, mắt bạn còn có triệu chứng ngứa, đỏ và chảy nước mắt liên tục thì khả năng bị dị ứng rất cao. Thủ phạm gây dị ứng cho mắt có rất nhiều xung quanh chúng ta, chẳng hạn như bụi, phấn hoa, lông chó mèo… Ở chị em phụ nữ, phải cân nhắc đến mỹ phẩm trang điểm hay sản phẩm dưỡng da mắt, chúng có thể kích ứng và khiến mí mắt trên dưới bị sưng lên.

Kiệt sức: Kiệt sức hoặc mệt mỏi cùng với sự giữ nước trong các mô ở mắt qua đêm sẽ ảnh hưởng tới mí mắt và làm cho nó sưng to vào buổi sáng hôm sau.

Khóc: Khi bạn khóc, máu sẽ tăng cường đến các mô xung quanh mắt. Khóc quá nhiều còn làm vỡ những mao mạch quanh mắt, khiến tròng mắt đỏ và mí mắt bị sưng đỏ, mỏi và hơi nhức.

Đau mí mắt dưới là bệnh gì

Nguyên nhân cần thận trọng

Lẹo mắt: Lẹo mắt là một bệnh nhiễm trùng ở một tuyến chân lông mi của mí mắt, gây ra viêm cấp tính. Ngoài ra, lẹo cũng có thể xảy ra bên trong mí mắt do tuyến dầu bị nhiễm trùng. Lẹo ban đầu chỉ sưng nhẹ, ngứa, đau và hơi đỏ, chỗ lẹo có cục rắn hình hạt gạo. Sau 3 – 4 ngày hạt này bưng mủ và vỡ ra. Nếu không điều trị triệt để, lẹo rất thay tái phát và lan từ mi này sang mi khác, thậm chí khiến toàn bộ mi mắt sưng, ứ phù. Thông thường lẹo ít khi khiến mí mắt dưới bị sưng mà chủ yếu là mí trên.

Chắp mắt: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chắp và lẹo mắt. Tuy nhiên, chắp mắt không phải là một nhiễm trùng mà do sưng dạng u hạt mãn tính của tuyến Mebomius trong mắt. Chắp ngoài mắt gây ra nốt đỏ tại mi mắt rắn như hạt đậu, còn chắp bên trong khiến mặt trong của mi mắt sưng lên, gây đau. Sau vài ngày, những chắp này xẹp xuống thành một cục tròn nhưng không đau mà lớn dần lên. Cuối cùng hình thành khối đỏ hoặc màu xám. Chắp mắt có thể khỏi sau vài tháng điều trị.

Viêm mô tế bào hốc mắt: Viêm mô tế bào hốc mắt là một bệnh viêm sâu trong mô của mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan và khiến người bệnh không chỉ sưng mí mắt dưới và trên mà còn kèm theo đau nhức khó chịu.

Bệnh Grave: Bệnh Grave ( bệnh cường giáp tự miễn, basedow, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh Parry), là một rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp sản sinh ra chất chống lại nhiễm trùng trong mắt. Chính các chất kháng thể chính là thủ phạm gây sưng viêm mí mắt.

Triệu chứng basedow rất dễ nhận biết, ngoài mí mắt trên như sụp xuống, mí mắt dưới bị sưng, chảy nước mắt nhiều còn có triệu chứng mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, ngứa, khó tăng cân,..

Bệnh herpes ở mắt: Herpes mắt, hay mụn rộp mắt, gây ra bởi sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes trong và xung quanh mắt. Bệnh gây ra các vùng mụn nhỏ li ti, sưng và đỏ, thoạt nhìn giống đau mắt đỏ nhưng đôi khi không có tổn thương rõ ràng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sưng mí mắt ở trẻ em.

Viêm mí mắt: Viêm mí mắt có thể do các vi khuẩn xung quanh và trong mắt, khiến mí mắt nhờn và có vẩy kèm theo sưng đau và viêm.

Tắc tuyến lệ: Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt không thể chảy ra ngoài, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trong hầu hết trường hợp, tắc tuyến lệ có thể gây khó chịu nhưng không gây hại.

Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường có triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ hoặc hồng, kèm theo triệu chứng mí mắt bị ngứa và sưng đau.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sưng mí mắt?

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi bạn về các triệu chứng. Họ cũng lấy mẫu dịch ở mắt để kiểm tra xem có vi khuẩn hay nấm không.

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh Grave, bạn cần phải làm những xét nghiệm chẩn đoán bệnh này. Chủ yếu là căn cứ vào triệu chứng, khám lâm sàng tuyến giáp, siêu âm hay CT scan, chụp MRI nếu cần, sinh thiết tuyến giáp.

Bị sưng mí mắt phải làm sao?

Việc điều trị sưng mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Sưng do khóc hay mệt mỏi kiệt sức thì chỉ cần nghỉ ngơi thêm là ổn, có thể chườm khăn lạnh nhằm giảm sưng.

Nếu nguyên nhân là dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamine hoặc thuốc dị ứng dạng uống và thuốc nhỏ mắt nhân tạo để giảm triệu chứng khó chịu. Đối với tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, họ sẽ chỉ định các thuốc steroid nhằm giảm viêm nhanh chóng. Nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng steroid mà không có hướng dẫn của thầy thuốc, vì nó có thể khiến bạn bị loét, giảm thị lực, mù lòa nếu dùng sai cách.

Đau mí mắt dưới là bệnh gì

Các tình trạng khác, như đau mắt đỏ hoặc herpes mắt, tốt nhất là dùng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% rửa thường xuyên, thuốc mỡ chống viêm, kháng sinh hoặc kháng virus Herpes…

Riêng chắp và lẹo mắt có cùng cách điều trị, chủ yếu là đắp ấm. Bạn cần lấy gạc sạch, nhúng nước ấm (càng nóng càng tốt nhưng phải ở mức da chịu đựng được, không để bị phỏng). Đắp lên mắt cho tới khi nguội, làm 3 – 6 lần mỗi ngày. Nếu muốn hiệu quả tốt hơn thì bạn nên thay dung dịch muối loãng ấm thay cho nước ấm. Để các chắp mắt và lẹo mắt này tự vỡ, không được nặn sẽ gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kê thêm thuốc mỡ trị lẹo, chắp cho bạn bôi tại nhà.

Trong suốt thời gian chữa mí mắt bị sưng, cần tránh dụi mắt, ngừng trang điểm hay dùng kem dưỡng hay kính áp tròng để tình trạng trong không nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đeo kính râm khi ra ngoài trời.

Đối với bệnh Grave, khi kiểm soát tốt sẽ ngăn chặn được quá trình sưng mắt tiến triển. Việc chữa trị gồm có dùng thuốc ức chế tuyến giáp, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ u giáp.

Phòng ngừaNhững biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa sưng đau mí mắt?

Một số biện pháp sau có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng này, chẳng hạn như:

Xét nghiệm dị ứng nếu mí mắt bị sưng và các triệu chứng dị ứng khác xảy ra thường xuyên. Từ đó, bạn có thể phòng tránh các dị nguyên kích hoạt dị ứng dễ dàng. Chọn đồ trang điểm và các sản phẩm làm đẹp an toàn và không có mùi thơm để tránh dị ứng bùng phát. Để biết mình có dị ứng với bất cứ sản phẩm làm đẹp nào hay không, bạn có thể thử trước ở cổ tay trước khi sử dụng cho mặt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt không có chất bảo quản vì một số người bị dị ứng với các chất bảo quản này. Nếu đeo kính áp tròng, hãy vệ sinh kính áp tròng đúng cách để tránh nhiễm trùng cho mắt. Sử dụng kính râm khi đi ngoài nắng, tránh mắt bị tổn thương bởi ánh mặt trời, khói bụi. Bỏ thói quen dụi mắt Để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ngủ đủ giấc, hạn chế xem tivi, máy tính, điện thoại, nhất là trong môi trường tối. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt mỗi 6 tháng một lần.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.