Dây chuyển làm sạch cuộn thép áp hs như nào năm 2024

Rất nhiều DN không hiểu hoặc cố tình áp sai mã số hàng hóa (mã HS code) khi làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, bộ phận, chi tiết... Việc này ảnh hưởng đến số thuế phải nộp và khi bị Kiểm tra sau thông quan, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.

VietXnk chia sẻ cách áp mã HS một cách đơn giản nhất mà không cần phải tham khảo các thông tư, quy định:

Khi áp mã số HS cho các mặt hàng là linh kiện, phụ tùng, bộ phận, chi tiết của sản phẩm thì áp theo mã HS code đã được định danh. Trường hợp linh kiện, phụ tùng... không có mã HS định danh thì mới áp theo mã HS Bộ phận của sản phẩm.

Căn cứ pháp lý:

- Căn cứ quy tắc 2a, Phụ lục II Sáu quy tắc tổng quát ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC. Nếu không đáp ứng được khái niệm về “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” của quy tắc 2a, thì thực hiện phân loại theo mã số HS của từng linh kiện thực tế nhập khẩu.

- Căn cứ Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 Về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

- Điều 8 (Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời) Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tham khảo thêm quy tắc áp mã số hàng hóa XNK:

- 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS. - Chú giải bắt buộc của Công ước HS. - Chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hòa Asean (AHTN). - Chú giải chi tiết Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS).

Quy định về áp mã HS code (Phân loại hàng hoá) khi làm thủ tục HQ hàng XNK:

1. Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó.

2. Trường hợp không tự áp mã số hàng hóa được, nếu không đề nghị cơ quan hải quan phân loại trước khi làm thủ tục thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc áp mã số hàng hóa và khai báo hải quan.

3. Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận phân loại áp mã HS của cơ quan hải quan thì có thể khiếu nại theo quy định.

Có 1 thực tế là: Công chức Hải quan và ACE đi làm TTHQ thường xuyên tranh luận về việc áp mã số HS cho các mặt hàng là linh kiện, phụ tùng, bộ phận, chi tiết của sản phẩm.

VietXnk

6/19/2015 18:26:59

Số: 5267/TCHQ-TXNK V/v giải đáp thắc mắc thủ tục hải quan Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015.

Trường hợp hàng hóa là những máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển thực hiện phân loại theo quy tắc 2a của Sáu quy tắc tổng quát giải thích hệ thống HS; cụ thể: được phân loại cùng nhóm với hàng hóa đó đã lắp ráp.

Theo mục đích của quy tắc 2a nêu trên, “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” là những hàng hóa mà bộ phận của chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau bằng các dụng cụ lắp ráp (vít, bu-lông, đai ốc, ê-cu,...) hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp.

Trường hợp nếu công ty nhập khẩu một phần linh kiện, phần còn lại được mua trong nước không có nguồn gốc nhập khẩu, sau đó mới lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, không đáp ứng được khái niệm về “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” của quy tắc 2a, thì thực hiện phân loại theo mã số của từng linh kiện thực tế nhập khẩu.

DamVietXnk

8/11/2015 08:52:33

Vướng mắc áp mã HS code theo từng linh kiện, chi tiết rời hoặc SP nguyên chiếc???

CV Số: 7221/TCHQ-TXNK V/v trả lời vướng mắc (V/v áp mã số hàng hóa nhập khẩu). Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2015.

Trả lời công văn số 250615/VM/CV-XNK ngày 25/6/2015 của Nhà máy ô tô Veam về việc áp mã số hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về việc phân loại hàng hóa nhập khẩu đối với bộ linh kiện xe đầu kéo, ngày 07/11/2014 Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 13583/TCHQ-TXNK hướng dẫn thực hiện.

Hoàng Việt

9/11/2015 12:16:29

Việc phân loại theo Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC áp dụng đối với máy liên hợp (gồm hai hay nhiều máy) hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định tại Chú giải pháp lý 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Hàng hóa không thuộc Chương 84, Chương 85 và Chương 90 và không đáp ứng các nội dung chú giải 3, 4, 5 phần XVI nêu trên, thực hiện phân loại theo mã số cụ thể tương ứng của hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Hoang Viet

5/4/2017 22:01:56

Các thiết bị, linh kiện gọi là "Cụm phụ tùng" được nhập khẩu về để sử dụng cho hệ thống dây chuyền sản xuất gồm nhiều chi tiết, mặt hàng,… khác nhau và có công dụng cũng hoàn toàn khác nhau.

Mặt khác, "Cụm phụ tùng" cũng không phải là các bộ phận, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời đồng bộ với máy móc, dây chuyền máy móc đồng bộ hay thiết bị đồng bộ do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển phải tháo rời theo Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015.

Do đó, việc khai báo, phân loại và tính thuế căn cứ vào từng chi tiết, bộ phận,…với mã HS khác nhau từng mặt hàng theo Phụ lục II-Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành.

Dam Huy Hoang Viet

12/18/2018 10:07:31

HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU, XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA (MÃ HS CODE) CỦA SẢN PHẨM XNK:

- Tìm Mã HS: http://www.findhs.codes/

- Bản đồ Thương mại: https://www.trademap.org/Index.aspx

- UN Comtrade: https://comtrade.un.org/db/dqBasicQuery.aspx

- Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx

- Tham khảo NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI - ÁP MÃ HS (HS CODE) HÀNG XNK: https://damvietxnk.weebly.com/blog/nguyen-tac-va-phuong-phap-phan-loai-ap-ma-hs-hs-code-hang-xnk

Xem thêm tại: https://www.facebook.com/tthqxnk/posts/2210842385794605

Đàm Việt

4/16/2019 10:45:53

Khái niệm về "Phụ tùng", "Phụ kiện", "Linh kiện", "Bộ phận"... khi phân loại áp mã HS code.

Phụ tùng, Phụ kiện, Linh kiện đều là các bộ phận đã ở dạng sản phẩm hoàn thiện (thương phẩm).

- PHỤ TÙNG là các bộ phận, chi tiết nhất thiết phải có của máy, có tính hao mòn, thay thế được. - PHỤ KIỆN là các bộ phận, chi tiết phụ trợ của máy. - LINH KIỆN thường là các bộ phận, chi tiết nhỏ trong các thiết bị điện, điện tử.

Thông thường thì "Phụ tùng", "Linh kiện" được phân loại mã HS code vào nhóm máy hoặc nhóm định danh. Còn "Phụ kiện" thường được phân loại áp mã HS code theo vật liệu cấu thành, ngoại trừ một số nhóm có ghi cụ thể.

Xem chú giải phần XVI, chương 84, 85: http://www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/Tariff/StructureList.aspx?chapter=Ch%C6%B0%C6%A1ng%2084

Dam Viet

4/16/2019 10:55:39

Theo Chú giải 1 của Phần XVI, Chú giải 1 Chương 84 và Chú giải 1 Chương 85, mã hS code các bộ phận của máy (ngoài các bộ phận của hàng hóa thuộc nhóm 84.84, 85.44, 85.45, 85.46 hoặc 85.47) được phân loại theo các qui tắc sau:

  1. Các bộ phận đã được định danh tại nhóm nào đó của Chương 84 hoặc 85 (trừ các nhóm 84.09, 84.31, 84.48, 84.66, 84.73, 84.87, 85.03, 85.22, 85.29, 85.38 và 85.48) được phân loại vào nhóm đó trong mọi trường hợp;
  1. Áp mã HS code Các bộ phận khác, nếu phù hợp để chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các loại máy cụ thể, hoặc cho một số loại máy cùng nhóm (kể cả máy thuộc nhóm 84.79 hoặc 85.43) được phân loại theo máy đó hoặc vào nhóm thích hợp như 84.09, 84.31, 84.48, 84.66, 84.73, 85.03, 85.22, 85.29 hoặc 85.38. Tuy nhiên, mã HS code bộ phận phù hợp để chỉ sử dụng cho các hàng hóa thuộc các nhóm 85.17 và 85.25 đến 85.28 được phân loại vào nhóm 85.17;
  1. Tất cả các bộ phận được phân loại trong nhóm thích hợp như 84.09, 84.31, 84.48, 84.66, 84.73, 85.03, 85.22, 85.29 hoặc 85.38 hoặc, nếu không thì, phân loại vào nhóm 84.87 hoặc 85.48.3. Trừ khi có yêu cầu cụ thể khác, các loại máy liên hợp gồm hai hoặc nhiều máy lắp ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ và các loại máy khác được thiết kế để thực hiện hai hay nhiều chức năng khác nhau hay bổ trợ lẫn nhau được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính.

Vietxnk

9/23/2022 09:57:03

AI HS Code, the demonstration tool for automatically classifying goods with their commercial descriptions and experience how AI could assist core Customs operations.

AIHSCode Recommendation Platform. 6-digit HS Code Prediction using Commercial Description of Goods.

Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo trong Phân loại hàng hóa (áp mã số HS code).

Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã công bố một công cụ dùng để phân loại hàng hóa dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence). Công cụ này cho phép đưa ra gợi ý về mã HS ở cấp 10 số.

Đây là một công cụ hữu ích thuận tiện cho việc tra cứu và tham khảo mã HS trong phân loại hàng hóa.

Để thực hiện việc tra cứu mã HS code, anh em tham khảo tại địa chỉ: http://49.50.165.5:19090/page/mainFormEn

Dịch vụ khai thuê hải quan và uỷ thác xuất nhập khẩu

11/7/2022 18:44:04

NHẦM LẪN KHI PHÂN LOẠI ÁP MÃ HS BỘ PHẬN, PHỤ KIỆN CỦA MÁY MÓC - THIẾT BỊ là một trong 4 nhầm lẫn thường gặp khi áp mã số HS code hàng hóa XNK.

Anh cần tìm hiểu thêm có thể tải toàn bộ tài liệu tập huấn ngày 07 và 08/11/2022 (TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ: MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP DỄ NHẦM LẪN KHI PHÂN LOẠI HÀNG HÓA (áp mã số HS code) ở link: https://www.facebook.com/groups/TuyendungTimviecThuctapLogisticsXNK/permalink/1291974061626015

Vietxnk

12/20/2022 15:39:02

HƯỚNG DẪN ĐỌC, HIỂU CÁC KHÁI NIỆM TRONG CHÚ GIẢI HS CODE.

Khi đọc chú giải HS các Phần XV, XVI, XVII, XVII,.. cần tìm hiểu để phân biệt các khái niệm: máy/máy móc, thiết bị/trang thiết bị, công cụ/dụng cụ,… Vì ngay trong chú giải một số chương khi dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt dùng từ CHƯA chính xác, có sự nhầm lẫn, lạm dụng tên gọi.

Ví dụ: thiết bị vệ sinh bằng thép-nhóm 73.24 phải gọi chính xác là đồ dùng/vật dụng dùng cho vệ sinh; thiết bị dùng cho giàn giáo-phân nhóm 7308.40 phải gọi chính xác là cấu kiện/vật dụng dùng cho giàn giáo;…

Khái niệm máy (theo chú giải Phần XVI) bao gồm bất kỳ máy, máy móc, thiết bị, bộ dụng cụ hoặc dụng cụ.

Trong đó cần phân biệt khái niệm THIẾT BỊ với DỤNG CỤ:

+ THIẾT BỊ là chỉ chung cho các loại máy móc, bộ dụng cụ, dụng cụ cần thiết cho một hoạt động, một lĩnh vực, một công việc, một ngành sản xuất cụ thể.

Ví dụ: thiết bị điện-Chương 85; thiết bị y tế-nhóm 90.18; thiết bị văn phòng-nhóm 84.73; thiết bị đo lường-chương 90;…).

Như vậy, với tên gọi thiết bị cho thấy rằng thường thì nó sẽ có cấu tạo phức tạp, nhiều bộ phận hợp thành, ngoại trừ một số loại thiết bị có cấu tạo đơn giản sẽ được gọi theo tên lĩnh vực chuyên dùng hoặc tên định danh.

Ví dụ: thiết bị quang học (gương, kính,..)-nhóm 90.13; thiết bị bảo vệ mạch điện (cầu chì)-nhóm 85.35, 85.36; nam châm-nhóm 85.05;…)

+ DỤNG CỤ là vật, đồ vật, vật dụng dùng để thực hiện một việc, một thao tác hay công đoạn nào đó (ví dụ: búa dùng để đóng đinh-nhóm 82.05; đòn bẩy dùng để nâng vật nặng-nhóm 82.05; khuôn đúc dùng để tạo ra các mẫu vật-nhóm 84.80; thước dùng để đo-nhóm 90.17; dụng cụ dùng để đo điện áp (vôn kế), đo dòng điện (ampe kế)-nhóm 90.30;…).

Hầu hết các dụng cụ đều có cấu tạo đơn giản, ngoại trừ một số loại dụng cụ có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều bộ phận hợp thành và được coi như là một loại máy đơn giản.

Ví dụ: dụng cụ xay tiêu bằng tay (máy xay tiêu-nhóm 82.10); dụng cụ bơm hơi bằng tay (máy bơm-nhóm 84.13); dụng cụ khoan bằng tay (máy khoan-nhóm 82.05), dụng cụ đầm đất bằng tay (máy đầm đất-nhóm 84.67)…).

Qua phân tích trên, để phân biệt, xác định tên gọi THIẾT BỊ và DỤNG CỤ trong mọi trường hợp đều phải bám sát nội dung mô tả chi tiết nhóm/phân nh&oacut

Vietxnk

12/20/2022 15:39:58

Tiếp theo.

Ví dụ: dụng cụ xay tiêu bằng tay (máy xay tiêu-nhóm 82.10); dụng cụ bơm hơi bằng tay (máy bơm-nhóm 84.13); dụng cụ khoan bằng tay (máy khoan-nhóm 82.05), dụng cụ đầm đất bằng tay (máy đầm đất-nhóm 84.67)…).

Qua phân tích trên, để phân biệt, xác định tên gọi THIẾT BỊ và DỤNG CỤ trong mọi trường hợp đều phải bám sát nội dung mô tả chi tiết nhóm/phân nhóm và nội dung chú giải chi tiết HS code nhóm/phân nhóm để xác định.

Nguồn: Thầy @Nguyễn Văn Sớm.

Thế An Đoàn Thế

10/10/2023 16:59:44

Có một vấn đề nhỏ nhưng không nhỏ về việc áp mã bộ phận của Loa như sau nhờ cộng đồng giúp đỡ. Loa cụ thể là Loa điện động theo chú giải B nhóm 8518 là lưỡi gà bằng sắt mềm đặt trong từ trường của 1 nam châm có tác độn của dòng điện biến qua 1 cuộn dây sẽ cộng hưởng với từ trường của nam châm làm rung màng loa và làm rung động không khí xung quanh và phát ra âm. Ngoài các bộ phận này loa còn dc gắn kèm với biến áp, bộ khuếch đại, có thể gắn khung giàn tủ. Bây giờ vấn đề là theo chú giải này thì không thể coi máy biến áp, bộ khếch đại khung giàn, tủ là bộ phận của loa đúng không ạ. Bộ phận của loa sẽ chỉ là bát loa, màng rung, nam châm, cuộn điện. Ở đây thực tế thì 1 bộ loa sẽ gồm nhiều thành phần ví dụ như thùng loa, các mạch khuếch đại, bộ phận biến áp, mạch điều khiển tín hiệu số,... và không thể thiếu các loa điện động đóng vai trò là loa trầm loa thanh. Câu hỏi ở đây nhờ anh chị em tư vấn: Các thành phần nhựa của bộ loa ví dụ như các miếng nhựa ghép thành thùng loa, miếng kê, đệm miếng chèn dùng để ghép loa điện động với thùng loa, các khung chịu lực bằng nhựa để ghép các thành phần như bộ khuếch đại, các bộ biến đổi tín hiệu số, bộ biến áp, các mạch điện tử điều khiển của cả bộ loa thì áp mã nào ạ. Bộ phận của loa hay áp mã chất liệu 851890 hay 3926

Leave a Reply.

ABOUT the Author

Nếu bạn yêu thích và đam mê công việc trong lĩnh vực giao nhận Xuất nhập khẩu - Thủ tục Hải quan hay Logistics.

Hãy đi cùng Blog Vietxnk - Nơi chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm về Nghiệp vụ XNK - HQ, Logistics. Các văn bản pháp luật về XNK mới nhất.