Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.

1. In đậm, nghiêng và gạch chân văn bản.

Bước 1: Chọn văn bản muốn thực hiện định dạng.

Bước 2: Gọi lệnh định dạng:

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

  • Bold – In đậm: nhấn biểu tượng B trên thanh công cụ. (Ctrl + B).
  • Italic – In nghiêng: nhấn biểu tượng I trên thanh công cụ. (Ctrl + I).
  • Underline – Gạch chân: nhấn biểu tượng U trên thanh công cụ. (Ctrl + U).

Nếu văn bản đã có định dạng, gọi lại lệnh định dạng lần nữa để xoá định dạng đó.

Ví dụ: văn bản đang vừa in đậm vừa in nghiêng ➔ chọn và nhấn nút Bold trên thanh công cụ ➔ văn bản sẽ chỉ còn in nghiêng.

2. Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ.

Bước 1: Chọn văn bản muốn thay đổi kiểu chữ hay cỡ chữ.

Bước 2: Áp dụng định dạng.

  • Thay đổi kiểu chữ (Font): Gõ tên font vào ô Font trên thanh công cụ chuẩn hoặc nhấn vào mũi tên xổ xuống và chọn font trong danh sách hiện ra

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

Không nên dùng nhiều font trong cùng một văn bản, font thường được dùng phổ biến trong các văn bản hành chính là Time New Roman và kích cỡ font thường dùng phổ biến là 12 point.

  • Thay đổi cỡ chữ (Size): Nhấn vào mũi tên xổ xuống trên hộp Font Size trên thanh công cụ chọn cỡ chữ hoặc gõ cỡ chữ vào hộp Font Size, chương trình chấp nhận cỡ chữ cách nhau 0.5 point ví dụ: 13.5.

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

Có thể thay đổi cỡ chữ bằng các phím tắt:
  • Tăng cỡ chữ 1 pt: Ctrl + ] hoặc Ctrl + Shift + >
  • Giảm cỡ chữ 1 pt: Ctrl + [ hoặc Ctrl + Shift + <

Chỉ số trên là văn bản nằm ở phần phía trên của dòng chẳng hạn như 2n trong m23n.

➽ Gõ m2 ta gõ chữ m rồi nhấn Ctrl + Shift + = để đưa con trỏ soạn thảo lên phần trên dòng, gõ tiếp 2 rồi nhấn Ctrl + Shift + = lần nữa để đưa con trỏ soạn thảo trở lại bình thường.

Chỉ số dưới là văn bản nằm ở phần phía dưới của dòng, chẳng hạn như 3n trong H2OAn.

➽ Gõ An ta gõ chữ A rồi nhấn Ctrl + = để đưa con trỏ soạn thảo xuống phần dưới dòng, gõ tiếp n rồi nhấn Ctrl + = lần nữa để đưa con trỏ soạn thảo trở lại bình thường.

4. Định dạng màu sắc cho văn bản

Bước 1: Chọn phần văn bản cần đổi màu

Bước 2: Áp dụng định dạng màu sắc

  • Thay đổi màu chữ: Nhấn vào nút Font Color trên nhanh công cụ và chọn màu tương ứng (Nếu không có màu như ý thì có thể nhấn nút More Colors để chọn nhiều màu hơn).

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

  • Thay đổi màu nền của chữ: Nhấn vào nút Highlights trên thanh công cụ và chọn màu tương ứng. Có 15 màu khác nhau để chọn. Màu nền chỉ nên áp dụng cho một số phần văn bản đặc biệt tránh gây rối mắt cho người đọc.

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

5. Định dạng tổng hợp bằng hộp thoại Font

Chúng ta có thể định dạng tất cả các kiểu ở các mục trên cũng như định dạng thêm các kiểu nâng cao bằng cách chọn phần văn bản cần định dạng và gọi hộp thoại Font: Vào menu FormatFont.

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

a. Định dạng Font – thẻ Font

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

Ở đây ta có thể chọn rất nhiều kiểu định dạng như sau:

  • Font: Danh sách kiểu chữ.
  • Font Style: Các kiểu định dạng chữ
    • Normal – bình thường.
    • Italic – In nghiêng
    • Bold – In đậm.
    • Bold Italic – Vừa đậm vừa nghiêng.
  • Size: Kích cỡ chữ.
  • Font Color: Màu sắc chữ.
  • Underline Style: Kiểu gạch chân.
  • Underline Color: Màu đường gạch chân.
  • Effects: Các hiệu ứng cho văn bản
    • Strikethrough: Có đường gạch giữ chữ.
    • Double strikethrough: Gạch 2 đường.
    • Superscript: Chỉ số trên.
    • Subscript: Chỉ số dưới.
    • Shadow: Tạo bóng mờ cho chữ.
    • Outline: Chữ viền.
    • Emboss: Chữ nổi.
    • Engrave: Chữ chìm.
    • Small caps: Chữ hoa thu nhỏ.
    • All caps: Tất cả viết hoa.
    • Hidden: Chữ ẩn – Chỉ hiện ra nếu thiết lập hiển thị bắt buộc hiện chữ ẩn.

Phần Preview cho phép xem trước kết quả định dạng trước khi nhấn OK để áp dụng định dạng.

b. Co giãn chữ – thẻ Character Spacing

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

Phần này cho phép ta co giãn khoảng cách giữa các kí tự, không làm ảnh hưởng đến kích thước của chúng. Ví dụ:

Chữ được nén lại 0,8 point

Chữ được giãn ra 0,8 point

  • Scale: Co giãn theo tỉ lệ %.
  • Spacing: Chọn kiểu co giãn.
  • Normal: Không co giãn.
  • Expanded: Giãn ra.
  • Condensed: Co lại.
  • Position: Vị trí chữ so với dòng
  • Normal: Để bình thường.
  • Raised: Nâng chữ cao lên.
  • Lowered: Hạ chữ thấp xuống.
  • By: Giá trị giãn cách hoặc vị trí chữ, tính theo đơn vị là point.
  • Kerning for fonts … Points and above: Tự động tính toán Khoảng cách giữa các chữ có cỡ chữ tối thiểu là một số cho trước.

c. Hiệu ứng chữ – thẻ Text Effects

Để thay đổi định dạng kí tự của định dạng kiểu danh sách sử dùng lệnh

Có 6 hiệu ứng động cho chữ có thể lựa chọn. Tuy nhiên các hiệu ứng này chỉ thể hiện trên văn bản được mở trên máy tính. Khi in tài liệu này ra giấy thì các hiệu ứng này không còn nữa.

Có thể xem trước hiệu ứng ở phần Preview trước khi nhấn OK để áp dụng định dạng

6. Sao chép định dạng.

Ngoài chức năng sao chép văn bản để không phải gõ lại các đoạn giống nhau thì Word còn hỗ trợ sao chép định dạng để không phải định dạng lại các phần văn bản có định dạng giống nhau. Bất cứ định dạng nào đã được thực hiện đều có thể sao chép sang cho một vùng văn bản khác. Để sao chép định dạng văn bản ta thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Chọn văn bản cần sao chép – Nếu bôi đen thì Word sẽ sao chép luôn định dạng kí tự, nếu chỉ đặt con trỏ soạn thảo ở đó thì Word sẽ sao chép định dạng của đoạn văn.

Bước 2: Gọi lệnh copy định dạng bằng cách nhấn Ctrl + Shift + C.

Bước 3: Chọn phần văn bản cần áp dụng định dạng – Nếu bôi đen thì Word sẽ áp dụng định dạng kí tự cho phần bôi đen, nếu chỉ đặt con trỏ vào phần cần áp dụng định dạng thì Word sẽ áp dụng định dạng đoạn văn.

Bước 4: Gọi lệnh dán định dạng bằng cách nhấn Ctrl + Shift + V (Sao chép 1 lần, dán được nhiều lần).

Sau khi thực hiện bước 1, nhấn chuột vào nút Format Painter (DoubleClick để quét được nhiều lần) sau đó quét chọn hoặc bấm chuột vào phần văn bản cần định dạng, định dạng kí tự và đoạn văn sẽ được áp dụng tương ứng. Nếu muốn thôi không sao chép định dạng nữa thì nhấn chuột vào nút Format Painter lần nữa.

Câu hỏi: Các bước định dạng kí tự?

Trả lời:

BƯỚC 1: Chọn phản văn bản cần định dạng kí tự.

BƯỚC 2: Nháy chuột trái vào các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng thích hợp.

Các nút lệnh định dạng gồm:

+ Định dạng phông chữ;

+ Định dạng cỡ chữ;

+ Định dạng kiểu chữ;

+ Định dạng màu chữ.

Câu hỏi trên nằm trong phần nội dung kiến thức về Định dạng văn bản, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!

1. Định dạng văn bản là gì?

- Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo những thuộc tính của văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp nguời đọc năm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.

- Các lệnh định dạng được chia thành ba loại:

+ Định dạng kí tự:

+ Định dạng đoạn văn bản;

+ Định dạng trang.

- Trong Word chúng được nhóm trong bảng chọn Format (Định dạng) và các nút trên thanh công cụ định dạng (Formatting).

2. Định dang kí tự

Định dạng ký tự gồm tất cả các thao tác đặt thuộc tính cho kí tự như nghiêng, đậm, gạch chân, cỡ chữ... người ta gọi là định dạng kí tự.

- Các phương pháp định dạng kí tự: Định dạng bằng phím tắt, phương pháp định dạng trên trực tiếp trên thanh Ribbon, định dạng thông qua của sổ lệnh.

Trong các phương pháp trênphương pháp định dạng bằng phím tắtlà phương pháp ưu nên sử dụng nhiều nhất. Phương pháp này giúp đẩy nhanh quá trình thao tác với Word, đồng thời giúp thao tác của chúng ta chuyên nghiệp hơn. Hơn thế nữa với phương pháp này khi sử dụng thành thạo chúng ta sẽ đỡ bị bỡ ngỡ khi làm việc với các phiên bản khác nhau của Microsoft Word bởi giao diện có thể thay đổi nhiều song phím tắt thường ít thay đổi hơn.

DANH SÁCH CÁC PHÍM TẮT ĐỊNH DẠNG KÍ TỰ

Tổ hợp phím

Công dụng

Ctrl + B Bật/tắt chữ đậm
Ctrl + I Bật/tắt chữ nghiêng
Ctrl + U Bật/tắt Chữ gạch chân nét đơn
Ctrl + Shift + A Bật/tắt Chữ hoa lớn(tiếng anh)
Ctrl + Shift + K Bật/tắt Chữ hoa nhỏ(tiếng anh)
Ctrl + Shift + F Chọn phông chữ
Ctrl + Shift + H Bật/tắt chế độ ẩn văn bản
Ctrl + Shift + P Chọn cỡ chữ
Tổ hợp phím Công dụng
Ctrl + [ Giảm cỡ chữ 1 đơn vị
Ctrl + ] Tăng cỡ chữ lên 1 đơn vị
Ctrl + = Bật/tắt chỉ số dưới
Ctrl + Shift + = Bật/tắt chỉ số trên
Ctrl + Shift + D Bật/tắt gạch chân nét đôi
Ctrl + Shift + W Bật/tắt gạch chân dưới các từ
Ctrl + Shift + Z Hủy định dạng kí tự
Ctrl + Shift + > Tăng cỡ chữ theo danh sách cỡ
Ctrl + Shift + < Giảm cỡ chữ theo danh sách cỡ

3. Định dạng đoạn văn bản

- Các thuộc tính định dạng đoạn văn:

+ Căn lề;

+ Định dạng dòng đầu tiên;

+ Khoảng cách lễ đoạn văn so với lẻ trang;

+ Khoảng cách giữa các dòng;

+ Khoảng cách giữa các đoạn văn.

- Để định dạng một đoạn văn bản, trước hết ta xác định đoạn văn bản cần định dạng bằng một trong các cách sau:

+ Cách 1. Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn văn bản;

+ Cách 2. Đánh dấu một phần đoạn văn bản;

+ Cách 3. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.

Sau khi xác định đoạn văn bản cần định dạng, thực hiện một trong các cách sau:

Cách 1: Sử dụng lệnh Format → Paragraph để mở hộp thoại Paragraph

Cách 2. Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng Formatting

Ngoài ra, có thể dùng thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn một cách trực quan bằng cách đưa con trỏ chuột lên con trượt tương ứng trên thước và kéo thả đến vị trí cản thiết.

4. Định dạng trang

- Các thuộc tính cơ bản:

+ Kích thước các lề của trang;

+ Hướng giấy;

+ Khổ giấy.

- Việc thiết đặt các thuộc tính định dạng trang được thực hiện bằng lệnh File → Page Setup để mở hộp thoại Page Setup: