De thi môn Luật Hiến pháp Đại học Luật Hà Nội


Thời gian làm bài: 120 phút

Được sử dụng các văn bản pháp luật [kể cả văn bản photo]

ĐỀ HIẾN PHÁP K44

ĐỀ 1:

Câu 1: [4 điểm]

Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Ngành luật Hiến pháp Việt Nam điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong lĩnh vực tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

2. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Câu 2: [3 điểm]

Phân tích nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân hiện nay có thay đổi so với quy định của Hiến pháp 1992 [Sửa đổi, bổ sung năm 2001] không? Nếu có, hãy cho biết quan điểm của anh/chị về sự thay đổi đó.

Câu 3: [3 điểm]

Việc quy định về quyền con người trong hiến pháp có ý nghĩa gì? Liên hệ với thực tiễn trong một lĩnh vực cụ thể.

ĐỀ 2:

Câu 1: [4 điểm]

Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định trưng cầu ý dân khi xét thấy cần thiết.

2. Theo Hiến pháp năm 2013, cấp chính quyền địa phương không được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính.

Câu 2: [3 điểm]

Anh/chị hãy phân tích và đánh giá điều kiện để được bổ nhiệm thẩm phán cao cấp theo pháp luật hiện hành.

Câu 3: [3 điểm]

Tình hình ô nhiễm môi trường sống ở thành phố H ngày càng gia tăng và nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề ô nhiễm không khí [bụi mịn], ô nhiễm tiếng ồn và tắc đường. Để khắc phục tình trạng này, thành phố H ban hành quy định về việc cấm xe gắn máy lưu thông trên các tuyến đường của 12 quận nội thành. Dựa trên nguyên tắc hạn chế quyền trong Hiến pháp 2013, anh/chị hãy bình luận về quy định trên.

Tải đáp án:

- Đề 1: Download

- Đề 2: Download

Xem thêm đề thi các môn khác: ĐỀ THI 

ĐỀ HIẾN PHÁP K43

ĐỀ 1:

Câu hỏi 1: [4 điểm]

Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1.  Theo pháp luật hiện hành, trưng cầu ý dân là thủ tục bắt buộc trong quy trình lập hiến.

2. Theo pháp luật hiện hành, tất cả các chức danh do Quốc hội bầu phải là đại biểu Quốc hội.

Câu hỏi 2: [3 điểm]

Phân tích nguyên tắc: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng” [Khoản 2 Điều 14, Hiến pháp năm 2013]

Câu hỏi 3: [3 điểm]

Phân tích các hình thức vận động bầu cử theo pháp luật hiện hành. Trình bày ý kiến cá nhân về thực tiễn vận động bầu cử ở Việt Nam hiện nay.

ĐỀ 2:

Câu hỏi 1: [4 điểm]

Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

  1. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội phải thành lập uỷ ban lâm thời khi thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.

  2. Theo pháp luật hiện hành, việc nhập địa giới hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương. 

Câu hỏi 2: [3 điểm]

Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc “Việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” [Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013].

Câu hỏi 3: [3 điểm]

Anh/chị hiểu thế nào là bảo vệ hiến pháp? Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay.

ĐỀ 3:

Câu hỏi 1: [4 điểm]

Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

  1. Theo Hiến pháp năm 2013, tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

  2. Theo pháp luật hiện hành, hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội chỉ được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.

Câu hỏi 2: [3 điểm]

Phân tích chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

Câu hỏi 3: [3 điểm]

Phân tích nội dung, ý nghĩa của quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [Điều 33 Hiến pháp năm 2013]. Liên hệ thực tiễn việc thực hiện quy định này ở Việt Nam hiện nay.

Tải đáp án:

- Đề 1: Download

- Đề 2: Download

- Đề 3: Download

Download đề thi môn Luật hiến pháp PDF ✓ Đề thi môn Luật hiến pháp Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP HCM ✓Đề thi môn luật hiến pháp có đáp án ✓Đề thi môn luật hiến pháp 1, 2 ✓File  PDF ✓ Tải xuống miễn phí đề thi môn luật hiến pháp Việt Nam link Google Drive

File tài liệu tổng hợp các đề thi Luật Hiến pháp của các trường đại học như Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Luật Hà Nội, đề thi được soạn sẵn file Word, PDF. 

Các đề thi môn Luật hiến pháp giúp sinh viên có thêm tài liệu tham khảo, ôn tập củng cố kiến thức đã được học, giúp các bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi kết thúc học phần, thi cuối kỳ sắp đến.

XEM TRƯỚC 7 TRANG 

TẢI FULL TÀI LIỆU

Download ngay

>> Tham khảo thêm các tài liệu luật hiến pháp:

Tuyển tập đề thi môn Luật Hiến pháp của chúng tôi được cập nhật qua mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm iluatsu.com thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!

1. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp Quốc tế K41 – 2018

Cập nhật ngày 07/01/2018.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Quốc tế K41
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Người đóng góp đề thi: bạn Nga Minh.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội. [1 điểm]

2/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. [1 điểm]

3/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã bao gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. [1 điểm]

4/ Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp. [1 điểm]

5/ Các Bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy nêu khái niệm Hiến pháp và phân tích các dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp để thấy được sự khác biệt của Hiến pháp so với các đạo luật thông thường? [3 điểm]

2/ Anh chị hãy trình bày về quyền chất vấn của Đại biểu Quốc hội và nêu ý kiến, nhận xét của anh/chị về vấn đề này. [2 điểm]

2. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp Dân sự khóa 43 – 2018

Cập nhật ngày 14/12/2018.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Dân sự khóa 43
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Tất cả Hiến pháp Việt Nam đều quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. [1 điểm]

2/ Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền biểu tình là quyền con người. [1 điểm]

3/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Mặt trận tổ quốc có quyền phản biện xã hội đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực có nội dung ảnh hưởng đến lợi ích các thành viên của Mặt trận tổ quốc. [1 điểm]

4/ Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành, người đang bị tạm giam cũng được ghi tên vào danh sách cử tri. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Hãy phân biệt bỏ phiếu tín nhiệm và lấy phiếu tín nhiệm. Có ý kiến cho rằng nên áp dụng thủ tục bỏ phiếu “bất tín nhiệm” thay cho bỏ phiếu tín nhiệm, anh chị có đồng ý không? Vì sao? [4 điểm]

2/ Anh chị hãy giải thích vì sao Hiến pháp năm 1946 không có quy định về Viện kiểm sát nhân dân. [2 điểm]

3. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp Quản trị luật K43A – 2018

Cập nhật ngày 15/12/2018.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Quản trị luật K43A
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Giảng viên ra đề: Cô Cẩm Hà.
  • Người đóng góp đề thi: Bạn Ninh Giang.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền có chỗ ở hợp pháp là quyền con người. [1 điểm]

2/ Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc. [1 điểm]

3/ Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành, người trúng cử là người phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri của đơn vị bầu cử đó bầu chọn. [1 điểm]

4/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Thủ tướng Chính phủ trái Hiến pháp, luật, nghị định của Quốc hội. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Hiệp thương là gì? Anh chị hãy trình bày quy trình hiệp thương lập danh sách ứng cử viên theo quy định của luật bầu cử hiện hành. Theo anh chị, có nên bỏ thủ tục hiệp thương trong quá tình lập danh sách cử tri không? [4 điểm]

2/ Anh chị hãy giải thích vì sao Hiến pháp năm 1946 không quy định vai trò lãnh đạo của Đảng. [2 điểm]

4. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp Quốc tế K42A – 2018

Cập nhật ngày 18/12/2018.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Quốc tế K42A
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
  • Người đóng góp đề thi: Bạn Thương Nguyễn.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất 15 ngày kể từ ngày các pháp lệnh được thông qua. [1 điểm]

2/ Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. [1 điểm]

3/ Các bản Hiến pháp Việt Nam đều quy định về việc thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. [1 điểm]

4/ Theo quy định của luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân phải hoạt động chuyên trách. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy giải thích vì sao Điều 51 Hiến pháp 1992 đặt ra quy định mới: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. So sánh Điều 51 hHieesn pháp 1992 và khoản 2, Điều 14 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. [4 điểm]

2/ Anh chị hãy so sánh tính chất pháp lý của Hội đồng Bộ trưởng theo Hiến pháp năm 1980 với Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 với Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013. Sự khách nhau này phản ánh tư duy gì của các nhà lập hiến. [2 điểm]

5. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp AUF K43 – 2018

Cập nhật ngày 20/12/2018.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: AUF khóa 43
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Giảng viên: Cô Thanh Minh.
  • Người đóng góp đề thi: Hồng Ánh.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. [1 điểm]

2/ Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. [1 điểm]

3/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu Quốc hội mới có quyền trình dự án luật trước Quốc hội. [1 điểm]

4/ Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành, trong các cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu. [1 điểm]

5/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các Nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy phân tích tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội? Vì sao Hiến pháp được tôn vinh là đạo luật có tính tối cao? [3 điểm]

2/ Anh chị hãy giải thích vì sao pháp luật hiện hành quy định cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên được quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân. [2 điểm]

6. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp Hành chính – 2019

Cập nhật ngày 23/04/2019.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Hành chính
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên được sử dụng tài liệu giấy.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả Đại biểu Quốc hội đều hoạt động kiêm nhiệm. [1 điểm]

2/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cáo theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. [1 điểm]

3/ Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. [1 điểm]

4/ Theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân phải hoạt động chuyên trách. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy phân tích mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội với Chính phủ theo pháp luật hiện hành. So sánh tính chất pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 với Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 và giải thích. [4 điểm]

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

2/ Anh chị hãy giải thích tại sao khoản 1, Điều 88 Hiến pháp hiện hành quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. [2 điểm]

7. Đề thi môn Luật Hiến pháp lớp 11BVB2CQ – 2019

Cập nhật ngày 06/05/2019.

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: 11BVB2CQ
  • Thời gian làm bài: 90 phút.
  • Sinh viên được sử dụng tài liệu giấy.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ. [1 điểm]

2/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thành viên của Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. [1 điểm]

3/ Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. [1 điểm]

4/ Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. [1 điểm]

Lý thuyết

1/ Anh chị hãy trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 2013 với Hiến pháp năm 1946? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? [4 điểm]

GỢI Ý ĐÁP ÁN: Đánh giá chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013

2/ Anh chị hãy giải thích vì sao Ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “trực thuộc hai chiều” và hãy cho biết Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 đã có những quy định mới nào để khắc phục bất cập trong việc vận hành Ủy ban nhân dân theo nguyên tắc này? [2 điểm]

8. Đề thi môn Luật Hiến pháp Đề 1 – 2019

Cập nhật ngày 10/12/2019.

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội.
  • Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian chép đề.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Theo hiến pháp hiện hành, thủ tục sửa đổi Hiến pháp là thủ tục lập pháp thông thường. [1.5 điểm]

2/ Nguyên tắc tôn trọng quyền con người đều được quy định ở Hiến pháp năm 1992 [sửa đổi bổ sung năm 2001] và Hiến pháp năm 2013 và nội dung quy định ở cả hai hiến pháp này là giống nhau. [1.5 điểm]

Lý thuyết

1/ Tại sao có thể nói rằng Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1959 đã bắt đầu có tính chất Xã hội chủ nghĩa song không đậm nét bằng Hiến pháp năm 1980? Hãy phân tích làm rõ? [4 điểm]

2/ Theo anh, chị hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc hội có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của Quốc hội? Hãy giải thích? [3 điểm]

9. Đề thi môn Luật Hiến pháp Đề 2 – 2019

Cập nhật ngày 10/12/2019.

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội.
  • Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian chép đề.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Quốc hội có chức năng giám sát, cũng giống như chức năng giám sát do Hội đồng nhân dân thực hiện. [1.5 điểm]

2/ Vị trí của Chủ tịch nước trong Bộ máy nhà nước ở các bản hiến pháp của Việt Nam là giống nhau. [1.5 điểm]

Lý thuyết

1/ Nói “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước CHXNCN Việt Nam” có nghĩa là như thế nào? Hãy phân tích làm rõ? [4 điểm]

2/ Nhiệm vụ bảo vệ công lý của Tòa án có nghĩa là gì? Theo anh, chị việc thực hiện nhiệm vụ này của Tòa án có ý nghĩa gì đối với xã hội? [3 điểm]

10. Đề thi môn Luật Hiến pháp Đề 3 – 2019

Cập nhật ngày 10/12/2019.

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội.
  • Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian chép đề.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân. [1.5 điểm]

2/ Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng quốc phòng, an ninh do Quốc hội bầu và là cơ quan của Quốc hội. [1.5 điểm]

Lý thuyết

1/ Nội dung của nguyên tắc xét xử công khai trong tổ chức và hoạt động của Tòa án là gì và nguyên tắc này có ý nghĩa như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ, vai trò của Tòa án? [4 điểm]

GỢI Ý ĐÁP ÁN: Nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng và công khai: Điều 25 BLTTHS 2015

2/ Theo pháp luật hiện hành, nếu một người muốn tự ứng cử trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội thì họ có thể nộp hồ sơ ứng cứ giai đoạn nào của cuộc bầu cư và sau đó phải trải qua những thủ tục gì để có thể đứng tên trong danh sách ứng cử viên Đại biểu quốc hội? [3 điểm]

11. Đề thi môn Luật Hiến pháp Đề 4 – 2019

Cập nhật ngày 10/12/2019.

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội.
  • Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian chép đề.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân từ Hiến pháp năm 1959 tới nay là không thay đổi. [1.5 điểm]

2/ Theo pháp luật hiện hành, Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ xét xử sơ thẩm do đó ở Tòa án này chỉ có các thẩm phán sơ cấp mà không có thẩm phán trung cấp. [1.5 điểm]

Lý thuyết

1/ Theo quy định hiện hành, thủ tục làm, sửa đổi Hiến pháp có gì đặc biệt so với các đạo luật? Tại sao lại có sự đặc biệt như vậy? [4 điểm]

2/ Để bảo đảm an ninh tại các địa bàn phức tạp, một Bộ muốn đề xuất với Chính phủ ban hành một Nghị định quy định một số trường hợp cơ quan chức năng được khám xét chỗ ở của người dân. Anh chị hãy cho biết Bộ nói trên lưu ý tới những điều khoản nào của Hiến pháp năm 2013 nếu muốn trình đề xuất nói trên? Hãy giải thích quan điểm của mình? [3 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề