Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

(Chinhphu.vn) - Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn tại 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Đồng Nai năm học 2024-2025.

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Điểm thi vào lớp 10 tại Trường THPT C Hải Hậu

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tại tỉnh Nam Định diễn ra trong 2 ngày 7 và 8/6 với 3 môn thi là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Toàn tỉnh Nam Định có 23.262 thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) tại 47 địa điểm thi với 988 phòng thi.

Trong đó, huyện Hải Hậu có số thí sinh ĐKDT đông nhất với 3.206 thí sinh; huyện Ý Yên đứng thứ 2 với 3.029 thí sinh; tiếp đó là huyện Giao Thủy có 2.588 thí sinh, huyện Nam Trực có 2.489 thí sinh; thành phố Nam Định có 2.459 thí sinh; huyện Xuân Trường có 2.171 thí sinh, huyện Nghĩa Hưng có 2.136 thí sinh, huyện Trực Ninh có 2.133 thí sinh, huyện Vụ Bản có 1.793 thí sinh, huyện Mỹ Lộc có 1.258 thí sinh.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình

Sáng ngày 7/6, hơn 20.500 thí sinh trên địa bàn tỉnh Thái Bình dự thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút, theo hình thức tự luận.

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Các thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Quỳnh Côi.

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Nhiều thí sinh phấn khởi vì hoàn thành tốt bài thi môn Ngữ văn.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Thí sinh phấn khởi rời khỏi phòng thi sau khi hoàn thành môn Ngữ văn tại Trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm (thành phố Biên Hòa)

Sáng 7/6, gần 25 ngàn thí sinh tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành môn thi Ngữ văn trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025.

Cô Lê Minh Lương, giáo viên dạy văn Trường THCS Trần Hưng Đạo nhận xét, đề thi vừa sức, bám sát nội dung chương trình học. Cũng giống như 2 năm trước, đề thi năm nay có chủ đề xuyên suốt về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

Cô Lương chia sẻ thêm: “Câu viết đoạn văn khơi gợi được ý thức của các em học sinh về ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ trái đất trong tình hình trái đất đang dần nóng lên như hiện nay. Theo tôi, đây là một vấn đề không mới nhưng khá hay, gần gũi với học sinh”.

Đối với phần làm văn, cô Lương nhận xét phần làm văn các em được quyền lựa chọn một trong 2 đoạn thơ của 2 bài khác nhau nhưng cũng rất gần gũi. Hy vọng với đề này các em không dừng ở mức độ làm được bài mà sẽ có những bài viết có ý tưởng sáng tạo hơn.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6.

Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024
Đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai năm 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Nai năm 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Nghị luận

Câu 2. như không khí trong lành, như một bầu trời xanh, như một áng mây đẹp, như một cành hoa dại, như một ánh sao khuya...

Câu 3. Biện pháp tu từ: liệt kê

Tác dụng: Tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả những thứ mà con người có thể sẽ phải bỏ tiền ra mua mới nhận thấy nó quý giá khi mà những thứ này luôn sẵn có mà mẹ thiên nhiên ban tặng hoàn toàn miễn phí.

Câu 4. Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân của bản thân.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

* Giới thiệu vấn đề: Mỗi người phải làm gì để trở thành công dân xứng đáng có được một Tấm căn cước của trái đất này?

* Bàn luận vấn đề

  1. Giải thích

- Tấm căn cước: Là giấy tờ chứng minh sự tồn tại của một cá thể trong một xã hội.

- Vấn đề đặt ra là con người chúng ta cần làm gì để xứng đáng trở thành một công dân có ích đối với với trái đất này.

  1. Phân tích

- Nhận biết và trân trọng những giá trị mà tự nhiên mang lại.

- Biết cách sử dụng những giá trị mà tự nhiên mang đến một cách hợp lý.

- Học cách tái tạo hoặc tạo môi trường, điều kiện cho sự tái tạo những giá trị từ tự nhiên.

- Không vì lợi ích trước mắt mà có những hành động làm tổn hại đến tự nhiên.

  1. Dẫn chứng

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.

  1. Phản đề:

- Một số bộ phận con người vẫn đang sống ích kỉ với tự nhiên. Có những hành động gây hậu quả nặng nề đến tự nhiên.

*Tổng kết vấn đề.

Câu 2. HỌC SINH LỰA CHỌN 1 TRONG 2 KHỔ

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá hoặc Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu đề tài và dẫn dắt nội dung khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

ĐỀ 1. Đoàn thuyền đánh cá

Khổ 1

- Tác giả liệt kê sự giàu có của biển cả bằng cách kể tên các loài cá và tập trung miêu tả màu sắc chủ chúng trong đêm trăng. Đó đều là những loài cá quý ở vùng biển nước ta, mang lại những giá trị kinh tế lớn.

- Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp: Đêm buông xuống, trăng bắt đầu lên, không gian bao la sóng nước, ánh trăng huyền ảo, thơ mộng và thanh thoát lan tỏa trên mặt biển. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” gợi liên tưởng đến nhucon cá đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh. Nhưng đẹp đẽ nhất là “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”: Ánh trăng in xuống mặt nước, những con cá quẫy đuôi như quấy ánh trăng tan ra, hòa trộn vào làn nước.

- Tác giả sử dụng một loạt những từ ngữ chỉ màu sắc: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Tất cả tạo nên một bức tranh sơn mài nên thơ và đầy chất lãng mạn. Phải thật tinh tế mới có được những phát hiện tuyệt vời ấy.

- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp. Đêm được miêu tả như một sinh vật đại Dương, nó thở. Tiếng thở của biển đêm chính là ánh sao lùa sóng nước, hòa với tiếng gõ thuyền trong nhịp điệu hối thúc của đêm dần tàn. Đây là một hình ảnh đảo ngược, sóng biển đu đưa lùa ánh sao trời đáy nước chứ không phải bóng sao lùa sóng nước. Đây là một hình ảnh lạ, một sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận khiến cho cảnh thiên nhiên thêm sinh động. Tất cả hòa vào nhau, làm nên một bức tranh hòa nhịp kì diệu giữa thiên nhiên và con người lao động.

Khổ 2.

- Tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào. Đó là khúc ca lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, gợi lên sự thân thiết, niềm vui, tình yêu lao động và sức mạnh, khát khao chinh phục biển cả.

- Không phải con người gõ thuyền gọi cá mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước, gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn, đầy chất thơ, làm đẹp thêm cho công việc đánh cá. Thiên nhiên đã cùng con người hòa đồng trong lao động. Và như vậy, bức tranh không chỉ có màu sắc hình ảnh mà có cả âm thanh rộn rã.

- Hai câu sau: Gợi lên sự giao hòa, thân thiết, ưu ái con người với biển quê hương rất ân tình, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của con người với biển cả hùng vĩ. Biển được ví như người mẹ với người dân chài, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, trận trọng và gắn bó như ruột thịt.

ĐỀ 2. Mùa xuân nho nhỏ

*Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

\=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

3. Kết bài: Tổng kết chung về đề tài cũng như nội dung và nghệ thuật.

Bài văn tham khảo Đoàn thuyền đánh cá

Mở bài

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, với những tác phẩm nổi tiếng như Lửa thiêng, Vũ trụ ca,... Sau Cách mạng, ông nhanh chóng hòa nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Hòa bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống mới đang lên.

Không khí xây dựng cuộc sống mới đã khiến toàn bộ sáng tác của Huy Cận thay da đổi thịt. Ta không còn thấy cái buồn rớt của một trí thức tiểu tư sản trước cách mạng, mà thay vào đó là hồn thơ say đắm, tha thiết yêu cuộc sống mới, con người mới. Những vần thơ ca ngợi là vần thơ chủ yếu trong giai đoạn sáng tác này của ông, trong đó nổi bật hơn cả là bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".

Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm

- Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ. Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của Tổ quốc để sống và để viết: miền núi, hải đảo, nhà máy, nông trường…Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng"(1958).

2. Cảm nhận đoạn thơ

  1. Khổ 4

- Và bức tranh lao động của con người được điểm tô thêm bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ,độc đáo:

"Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long."

+ Đọc khổ thơ, ta thấy bức tranh biển đêm hiện ra đẹp đẽ, kì ảo, sống động. Để tái hiện vẻ đẹp giàu ấy của biển cả quê hương, tác giả Huy Cận đã sử dụng phép liệt kê gợi ra các hình ảnh loài cá : cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song, … bơi lội tung tăng ngang dọc, tầng nổi tầng sâu, vun vút lấp lánh muôn màu sắc.

+ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình "cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe" đem đến cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị. Hình ảnh con cá song giống như ngon đuốc đen hồng đang lao đi trong luồng nước dưới ánh trăng lấp lánh. Ánh trăng in xuống mặt nước, cá song quẫy đuôi như quẫy cả ánh trăng khiến ánh trăng tan ra, vung bắn tung vàng chóe. Đặc biệt hơn, Huy Cận gọi cá bằng "em", một tiếng gọi xiết bao ân tình trìu mến . Và đằng sau những vần thơ ấy ta nhận ra tình yêu tha thiết của nhà thơ với biển cả quê hương .

+ Và khổ thơ được kết thúc bằng một hình ảnh thơ vô cùng độc đáo:

"Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long"

Câu thơ là một hình ảnh nhân hóa đầy sáng tạo và gợi nhiều liên tưởng trong lòng người đọc. "Đêm" đc miêu tả như một sinh vật đại dương đang "thở", hình ảnh biển đêm vì thế mà trở nên giàu đẹp, sống động đến vô cùng.

  1. Khổ 5:

Cùng với những lời ca ngợi về vẻ đẹp trù phú của biển cả, ở khổ thơ thứ 5, Huy Cận lại đưa ta đến với những người lao động luôn tràn đầy tinh thần lạc quan.

"Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao"

+ Một lần nữa, tiếng hát của người dân lao động lại vang lên trên khắp vung biển bao la. Tiếng hát theo họ khi đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Giờ đây tiếng hát lại vang lên để " gọi cá vào lưới". Tiếng hát đã biến một công việc khó khăn, nguy hiểm thành nhẹ nhàng, thi vị. Dường như đoàn thuyền không cần đến kĩ thuật hiện đại mà họ chỉ cần cất cao tiếng hát. Tiếng hát đồng thời thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan của những con người lao động. Họ làm việc với tinh thần miệt mài, say mê, với niềm lạc quan phơi phới. Bởi vì họ đã trở thành người chủ đích thực của biển trời.

+ Câu thơ thứ hai là một liên tưởng, sáng tạo đặc sắc. Đoàn thuyền ra khơi khi màn đêm buông xuống, vầng trăng lên cao, ánh trăng tỏa sáng in hình xuống mặt nước. Gió thổi, sóng xô, trăng tan ra như gõ vào mạn thuyền. Câu thơ hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc: thiên nhiên vũ trụ như hòa đồng với nhịp sống, nhịp lao động của con người, nâng đỡ con người, giúp con người gọi cá vào lưới. Và có lẽ cũng chính vì thế mà nhà thơ viết :

"Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

+ Nghệ thuật nhân hóa, so sánh làm cho câu thơ thêm giàu sắc thái biểu cảm. Biển như người mẹ nhân hậu, ân tình, bao dung. Biển đã cung cấp cho ta biết bao tài nguyên, khoáng sản. Lòng biển bao la sâu thẳm như lòng mẹ nhân từ. Biển cho ta rất nhiều như bà mẹ nhân hậu, bao dung, đã nuôi lớn biết bao thế hệ trong âm thầm, trong lặng lẽ.

+ So sánh biển với mẹ, Huy Cận đã thay lời cho những ngư dân nói lên niềm tự hào và lòng biết ơn chân thành với biển quê hương. Vì vậy, giọng thơ chợt trở nên ấm áp, chan chứa tình người. Đối với người dân chài, biển đã gắn bó với họ. Khi buồn, khi vui họ đều có biển sẻ chia. Nước biển mặn mòi giúp họ rửa đi bao khó nhọc, ưu phiền, cay đắng. Hai câu thơ cuối vừa bộc lộ niềm tự hào, vừa là lời cảm tạ chân thành của con người với biển.

3. Đánh giá

Như vậy, bằng sự kết hợp giữa bút pháp tử thực và bút pháp lãng mạn, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, các từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, đoạn thơ trên đã giúp người đọc cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với sự giàu có hào phóng của thiên nhiên đồng thời khắc họa thành công hình tượng người lao động lớn lao, phi thường. Lời thơ còn cho ta nhận ra ở nhà thơ Huy Cận là tình yêu với thiên nhiên, với đất nước và niềm vui, niềm tin yêu vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.

Kết luận

"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Bài ca ấy dành cho biển hào phóng, cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đã cuốn hút người đọc thật sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng.

Bài văn tham khảo Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải là nhà thơ luôn gắn bó với quê hương xứ Huế. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được viết năm 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, chẳng bao lâu trước khi ông qua đời. Bài thơ thể hiện cảm xúc khát vọng của nhà thơ trước mùa xuân. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong hai đoạn thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Đoạn thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hòn nhiên, trong trẻo, trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất trời. Từ đó mở rộng ra hình ành mùa xuân đất nước vừa cụ thể với “ người cầm sung”, “ người ra đồng”, vừa khái quát “đất nước như vì sao, cứ đi lên pía trước”.

1. Đoạn thơ đầu đã diễn tả cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời), Thanh Hải đã làm hiện ra trước mắt chúng ta một bức tranh Xứ Huế với không gian cao rộng (có chiều dài của dòng sông, chiều cao của bầu trời, chiều rộng của mặt đất và bầu trời bao la, màu sắc thật hài hòa, tươi thắm( màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa) và rất đặc trưng ưng quê hương xứ Huế (tím biếc). Màu Tím của bông hoa hòa quyện với màu xanh của dòng sông tạo nên cảm giác dịu mát, đồng thời cũng là tín hiệu của mùa xuân Xứ Huế. Tác giả đảo động từ “mọc” lên đầu câu thơ và số từ “một” ( mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc). Để nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của một bông hoa đang xòe nở. Hình ảnh bông hoa đang xòe nở từ từ nhô lên, cho thấy sức sống mạnh mẽ của mùa xuân, đồng thời tạo cho bức tranh xuân thêm sống động. Bức tranh xuân còn rộn rã, tươi vui với âm thanh của tiếng “chim chiền chiện hót chi mà vang trời”. Tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp bầu trời. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tình yêu tha thiết với thiên nhiên với cuộc sống. Thanh Hải mới vẽ được bức tranh mùa xuân xứ Huế đẹp thơ mộng và đầy sức sống đến như vậy.

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân, nhà thơ có cảm xúc say sưa, ngất ngây. Thái độ nâng lưu, quý trọng vẻ đẹp ấy, cảm xúc ấy, tình cảm ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo của một động tác trữ tình.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

“Giọt long lanh” có thể hiểu là giọt mưa xuân, giọt sương long lanh trong ánh sang của trời xuân. Nhưng giọt long lanh cũng có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọt tiếng chim. Tiếng chim từ chỗ âm thanh cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt( Cảm nhận bằng thị giác). Từng giọt ấy lại long lanh trong ánh sáng của trời xuân có thể cảm nhận bằng xúc giác ( tôi đưa tay tôi hứng). Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt tiếng chim. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vào lúc mùa xuân và thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp ấy, cảm xúc đó, thái độ đó chỉ có được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ở một tấm lòng chân thành tha thiết với cuộc sống.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nói chung và khổ thơ trên nói riêng được làm theo thể thơ 5 chữ, giọng điệu trong sang, thiết tha gần với âm điệu dân ca miền Trung, nhiều hình ảnh đẹp, tự nhiên, giản dị mà còn gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát, giọng thơ thể hiện phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” giản dị về lời thơ, chân thành với cảm xúc đã chiếm được tình yêu của đông đảo bạn đọc. Ba khổ thơ đầu bài thơ với những hình ảnh giản dị, tự nhiên và chân thực đã diễn tả cảm xúc tự nhiên, sâu lắng của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất nước. Từ cảm xúc đó ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương xứ Huế, lòng yêu đời lạc quan sống của tác giả. Tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải khiến chúng ta trân trọng và cảm phục vô cùng. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần bổi đức, luyện tài góp phần làm cho mùa xuân quê hương, đất nước thêm tươi đẹp.