Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế như thế nào

Ở các bài trước, các em đã biết dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh yếu khác nhau tùy thuộc vào Cường độ dòng điện.

Vậy cường độ dòng điện là gì? Ampe kế là gì? Cách đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cường độ dòng điện

Bạn đang xem: Cường độ dòng diện là gì? Cách đo cường độ dòng điện, Ampe kế – Vật lý 7 bài 24

1. Thí nghiệm

– Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn càng sáng thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

2. Cường độ dòng điện

– Số chỉ ampe kế cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện ký hiêu bằng chữ I.

– Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A.

– Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miniampe, ký hiệu là mA.

 1mA = 0,001A; 1A = 1000mA.

II. Ampe kế

• Ampe – kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện

• Ký hiệu A và mA.

• Ký hiệu ampe kế trên sơ đồ mạch điện: 

* Có thể em chưa biết: Đơn vị đo cường độ dòng điện được đặt theo tên của nhà bác học người Pháp Ampe [André Marie Ampère, 1775 – 1836].

III. Đo cường độ dòng điện

1. Sơ đồ mạch điện

2. Cách mắc ampe kế

– Mắc A nối tiếp với vật cần đo cường độ dòng điện.

– Mắc cực dương của A về phía cực dương của nguồn điện.

– Mắc cực âm của A về phía cực âm của nguồn điện.

* Lưu ý: Khi sử dụng Ampe – kế để đo cường độ dòng điện

 – Cần chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với kết quả cần đo, ampe kế có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì độ chính xác của kết quả đo càng cao.

 – Mắc chốt [+] của ampe kế với cực dương của nguồn điện, KHÔNG được mắc 2 chốt của ampe kế trực tiếp vào 2 cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện.

IV. Bài tập về cường độ dòng điện

* Câu C1 trang 66 SGK Vật Lý 7: a] Trên mặt ampe kế có ghi chữ A [số đo tính theo đơn vị ampe] hoặc mA [số đo tính theo đơn vị miliampe]. Hãy ghi giới hạn đo [GHĐ] và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.

b] Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.

c] Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? [hình 24.3].

d] Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.

° Lời giải câu C1 trang 66 SGK Vật Lý 7:

a] Giới hạn đo [GHĐ] và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của ampe kế được ghi trong bảng sau:

Ampe kế GHĐ ĐCNN
Hình 24.2a 100 mA 10 mA
Hình 24.2b 6 A 0,5 A

b] Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.

c] Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu [+] [chốt dương] và dấu [-] [chốt âm].

d] Theo dụng cụ thí nghiệm ở hình 24.3 thì chốt điều chỉnh kim của ampe kế là núm tròn nằm ở giữa nằm ngay bên dưới góc quay của kim chỉ thị.

* Câu C2 trang 67 SGK Vật Lý 7: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện qua đèn có cường độ càng … thì đèn càng … ?

° Lời giải câu C2 trang 67 SGK Vật Lý 7:

– Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cùng cường độ càng lớn [nhỏ] thì đèn càng sáng [tối].

* Câu C3 trang 68 SGK Vật Lý 7: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a] 0,175A = … mA     b] 0,38A = … mA

c] 1250mA = … A     d] 280mA = … A

° Lời giải câu C3 trang 68 SGK Vật Lý 7:

a] 0,175A = 175mA     b] 0,38A = 380mA

c] 1250mA = 1,25A     d] 280mA = 0,28A.

* Câu C4 trang 68 SGK Vật Lý 7: Có 4 ampe kế với giới hạn đo như sau:

1] 2mA     2] 20mA      3] 250mA     4] 2A

Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:

a] 15mA     b] 0,15A     c] 1,2A.

° Lời giải câu C4 trang 68 SGK Vật Lý 7:

– Chọn ampe kế [2] GHĐ 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện [a] 15mA. Vì dòng cần đo có cường độ 15mA < 20mA.

– Chọn ampe kế [3] GHĐ 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện [b] 0,15A. Vì dòng cần đo có cường độ 0,15A < 250mA = 0,25A

– Chọn ampe kế [4] GHĐ 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c] 1,2A. Vì dòng cần đo có cường độ 1,2A < 2A.

Lưu ý: Có thể chọn ampe kế 2A để đo cường độ dòng điện 15mA hay 0,15A nhưng có thể khi đọc số chỉ trên ampe kế 2A sẽ kém chính xác vì độ chia nhỏ nhất trên ampe kế 2A có thẻ lớn hơn độ chia nhỏ nhất của ampe kế 15mA hay 0,15A.

* Câu C5 trang 68 SGK Vật Lý 7: Ampe kế nào trong sơ đồ hình 24.4 được mắc đúng, vì sao?

° Lời giải câu C5 trang 68 SGK Vật Lý 7:

– Cách mắc ampe kế đúng cách: Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt [+] của ampe kế nối với cực [+] và chốt [-] của ampe kế với cực [-] của nguồn điện. Như vậy, sơ đồ a] mắc ampe kế đúng cách.

Hy vọng với bài viết Cường độ dòng diện là gì? Cách đo cường độ dòng điện, Ampe kế ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

Tóm tắt lý thuyết

1. Tiến trình thí nghiệm

1.1. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe , ký hiệu là A

Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt [+] của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện .

1.2. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế

Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. Ký hiệu là V

Mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của đoạn mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt [+] của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện .

2. Mắc nối tiếp 2 bóng đèn:

Nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp

3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:

 I1 = I2 = I3

4. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

 

Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2:

Nhận xét:

Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: 

 U13=U12+U23

Bài tập minh họa

Bài 1:

Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn \[D_1\] và \[D_2\] mắc nối tiếp?

A. Hai đèn chỉ có một điểm nối chung

B. Hai đèn có cường độ dòng điện bằng nhau.

C. Hai đèn có hiệu điện thế bằng nhau.

D. Dòng điện đi ra ở đèn thứ nhất, đi vào đèn thứ hai.

Hướng dẫn giảiChọn đáp án C. 

Trong một mạch điện gồm hai đèn \[D_1\] và \[D_2\] mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn

Bài 2:

Cho mạch điện gồm 2 đèn mắc nối tiếp vào nguồn điện 12V , biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,35A.Tính

a. Cường độ dòng điện qua đèn 2.

b. Nếu hiệu điện thế qua đèn 2 là 5,6V thì hiệu điện thế qua đèn 1 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

 

Vì mạch điện mắc nối tiếp nên:

I = I1 = I2

U = U1 = U2

a] Cường độ dòng điện qua đèn 2 là: I2 = 0,35A

b] Hiệu điện thế qua đèn 1 là:

     U1 = U – U2

Nên U1 = 12 - 5,6 = 6,4 [V]

Luyện tập Bài 27 Vật lý 7

Qua bài Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
  • Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
  • Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.

Bài tập sách giáo khoa

C1, C2, C3]

C1: Hãy cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác.

C2: Mắc mạch điện theo hình trên và vẽ lại sơ đồ mạch điện này vào bản báo cáo.

C3: Hoàn thành nhận xét trong bản báo cáo.

Hướng dẫn giải bài tập C1:

Ampe kế, công tắc trong mạch điện hình trên được mắc nối tiếp với các bộ phận khác, chốt [+] của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.

Hướng dẫn giải bài tập C2:

Hướng dẫn giải bài tập C3

Nhận xét: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:

 I1 = I2 = I3

C4] Hoàn thành nhận xét 3.c] trong bản báo cáo.

Hướng dẫn giải: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: 

 U13 = U12 + U23

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề