Khẩu vị ẩm thực miền bắc như thế nào

Việt Nam có văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và mỗi vùng miền lại có những nét riêng vô cùng ấn tượng. Sau đây, xin mời bạn cùng khám phá ẩm thực miền Bắc!

Nếu như ẩm thực miền Trung mang đậm nét bản sắc của một vùng đất đầy nắng gió, miền Nam là sự hòa trộn của những nền ẩm thực khác nhau thì ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một nền văn hóa lâu đời, vì lẽ đó mà từ món ăn đến cái mặc của người miền Bắc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực không dễ gì thay đổi. Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những món ăn ngon trứ danh hội tụ.

Mâm cơm ngày Tết quen thuộc của vùng Bắc Bộ

Nét đặc sắc của ẩm thực miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc có chú trọng đến việc sử dụng gia vị như miền Trung và Nam bộ nhưng cách nêm nếm lại có những nét độc đáo riêng. Món ăn của người Bắc có vị thanh tao, không nồng gắt, không quá cay và thường đề cao độ tươi ngon tự nhiên của từng thực phẩm. Đặc trưng trong ẩm thực miền Bắc là thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác; món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ; chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến,… Và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.

Những món ăn tuy dung dị đơn giản mà khiến bao người phải xao xuyến, bồi hồi

Bắt nguồn từ sự kỹ càng, khéo léo và cầu kỳ trong cách chế biến, nhất là trong những dịp lễ tết thì sự khéo léo ấy càng được thể hiện rõ hơn với những mâm cao cỗ đầy, mỗi mâm phải đủ bốn bát sáu đĩa được chế biến cầu kỳ, ngon miệng và cũng rất bắt mắt. Thêm một đặc trưng rất Bắc bộ nữa chính là những món quà bánh, không phải là món ăn để no nhưng những thức quà bánh dân dã mộc mạc như bánh cốm, bánh cam hay các loại mứt,…lại đem đến cho người ta nhiều sự háo hức, lưu giữ bao kỉ niệm đẹp một thuở của người dân Bắc.

Từ bữa ăn chính cho đến những món ăn chơi đều cực kì hấp dẫn

Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc với những món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún thang, xôi cốm vòng, bánh cuốn Thanh trì,… cùng nhiều gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, mắm tôm, rau húng Láng. Tại một số khu vực khác nổi tiếng với mắm cá ruộng Chiêm Hòa, mật ong bạc hà của núi rừng Hà Giang, ốc đồng, bưởi Đoan Hùng, thịt chua Thanh Sơn, thịt chó Việt Trì, cá thu kho nước chè tươi, rượu ngán Hạ Long, Rượu nếp ngâm Hoành Bồ, sá sùng,…

Sự tinh tế trong từng hương vị yêu thương

Không một ai có thể cầm lòng được trước những dư vị ấy

Những món ăn làm nên danh tiếng ẩm thực miền Bắc lẫy lừng

Bánh đậu xanh là một món đặc sản nổi tiếng nhất của tỉnh Hải Dương. Chiếc bánh đậu xanh mộc mạc, nhìn rất đơn giản nhưng lại chứa đựng những hương vị thuần túy, mùi vị thơm nồng nàn mà ăn một lần nhớ mãi, khó quên. Nguyên liệu làm bánh đậu xanh là từ bột đậu xanh nguyên chất, trộn mỡ, đường,…và khi thưởng thức để có thể cảm nhận trọn vẹn nhất hương vị ngon của món bánh này thì không thể thiếu chén chè xanh Thái Nguyên. Một sự kết hợp hoàn hảo của vị ngọt béo bánh đậu xanh và vị chát đắng của trả tạo nên cảm giác lan tỏa, đầy chan chứa khi thưởng thức.

Những câu chuyện thêm phần thâm tình bên chén trà ấm, bánh ngon

Nhắc tới đặc sản miền Bắc, món ăn tinh hoa ẩm thực Việt thì không thể nào thiếu sót món Cá kho Vũ Đại nổi tiếng. Món cá kho được kho bằng cá trắm đen với công thức cổ truyền được kho bằng niêu đất với thời gian 16- 24 tiếng đồng hồ tạo nên một món cá kho thịt chắc, xương nhừ và ngày càng phổ biến có mặt trong bữa cơm gia đình người Việt.

Cá kho với dư vị tuyệt hảo vô cùng đưa cơm

Nhắc đến chả mực, một món ngon ai cũng mê thì không thể nhắc tới chả mực Hạ Long – Món ăn nổi tiếng cho ẩm thực miền Bắc. Những con mực tươi được chọn lọc kỹ lưỡng rồi đem tẩm gia vị và cho vào giã tay rồi nặn thành những miếng chả mực và đem rán, để khô. Món ăn này có vị béo ngọt và mùi thơm hấp dẫn khó ai mà có thể cưỡng lại được.

Chả mực chấm cùng chút tương ớt cay cay là tuyệt vời luôn đó

Chả cá Lã Vọng là đặc sản nổi tiếng Hà Nội mà ai đến đây cũng ít nhất một lần thưởng thức. Được làm từ công thức gia truyền, món ăn trở nên hấp dẫn và nổi tiếng khắp cả nước với hương vị đậm đà của mắm tôm, rắn chắc của thịt cá lăng. Là món cá tẩm ướp rồi đem nướng trên bếp than hồng và rán lại trong chảo dầu mỡ nóng hôi hổi, ăn kèm với chút bún rối là đúng vị Hà Nội luôn đấy nhé.

Món Chả cá xứng danh đặc sản đất Kinh Kỳ

Đa dạng về nguyên liệu chế biến cũng như khéo léo, tinh tế trong sự gia giảm các gia vị đã làm nên những đặc trưng, những dấu ấn rất miền Bắc không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.

_ Ms. An Nhiên _ 

doannv

09/07/2016

Đôi khi, anh em, đồng nghiệp và bạn bè hỏi tôi: “Mày vào SG lập nghiệp trên dưới 10 năm rồi, mày biết sao người miền Nam, miền Tây ăn ngọt, món nào cũng cho nhiều đường, nêm nếm rất ngọt, nhất là canh, điển hình là canh chua, không?”. Tôi chỉ trả lời bằng một câu dân gian hay nói: miền Bắc ăn nhạt, miền Trung ăn mặn, miền Nam ăn ngọt, thế thôi, chứ thật lòng tôi chưa hiểu điều đó bắt nguồn thế nào và lý do sâu xa là gì?

Có rất nhiều ý kiến đến từ nhiều người để giải thích cho sự khác biệt này. Đơn giản là phong tục, nét văn hóa, tập quán văn hóa ẩm thực vùng miền hay do điều kiện môi trường từng miền. Nhưng nhìn chung đa phần các ý kiến xoay quanh yếu tố điều kiện môi trường và yếu tố lịch sử.

Canh chua – món mang 3 hương vị theo 3 miền Bắc – Trung – Nam

Xét về điều kiện môi trường:

Khí hậu miền Nam nắng nóng và độ ẩm cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, không thoát được mồ hôi, nên thèm ngọt để bổ sung năng lượng.

Khí hậu miền Trung thì nắng gắt, gió lào, khô, nên thoát mồ hôi nhiều, mất muối, nên ăn mặn.

Mặc khác, miền Trung quanh năm bão lũ, muối thì nhiều nhưng làm ăn lại khó khăn đói kém nên ăn mặn hơn để tiết kiệm thức ăn [cái này mình thấy hợp lý vì khi còn nhỏ nghèo đói nấu gì cũng mặn để mỗi bát cơm ăn một tý thịt thôi].

Canh chua miền Trung thường cay, mặn, chua và người miền Trung thường sử dụng bột nghệ tạo ra nước dùng có màu vàng nhẹ trong món ăn của mình. Vị chua trong canh chua miền Trung thường từ thơm [dứa], cà chua.

Khí hậu miền Bắc thì 4 mùa quanh năm. Thích cay là cay, thích mặn là mặn, thích ngọt là ngọt. Những vị giác dưới đầu lưỡi hài hòa ổn định.

Bên cạnh đó, điều kiện miền bắc không có nhiều muối cũng như sự ưu đãi đặc biệt nào nên vị ăn bình hòa.

Con người ăn thức ăn theo vùng miền, hoà hợp với khí hậu thì ít sinh bệnh tật.

Canh chua miền Bắc có vị thanh thanh, hương thơm dịu nhẹ, rất chừng mực. Vị chua trong canh thường từ me, khế, sấu và các gia vị lên men tự nhiên như giấm, mẻ

Có người cho rằng điều này chủ yếu do thổ nhưỡng cùng vùng đất đó tạo nên hương vị chung cho các loại cây trái mà tác động cả vào phong vị ẩm thực của con người khi sinh sống tại đó suốt nhiều thế kỷ.

Xét về yếu tố lịch sử:

Do tập quán văn hóa ẩm thực, vùng đông nam bộ khá nhiều người gốc Hoa, họ ăn rất nhiều thịt, thái rất to, thích thịt nhiều mỡ, nấu gì cũng bỏ đường.

Người miền Tây chịu ảnh hưởng của người Khmer và người hoa Triêu Châu, nên khẩu vị có sự pha trộn, các món ăn thường kết hợp đẩy đủ gia vị.

Các món ăn hay cho thêm đường, kết hợp với tỏi [người miền Nam luôn dùng tỏi], hai thứ này làm cho món ăn có vị đầm, đậm đà, khử mùi tanh.

Thực tế người miền Tây vẫn dùng tỏi và đường để khử mùi, nhưng chưa hoàn toàn nên nhiều món kho, món canh, người miền khác không ăn được.

Tóm lại không phải người miền Tây ăn ngọt mà là họ thích sự cân bằng và đầm vị. Chúng ta thấy ngọt vì nhạy cảm với đường vì lẽ ra bình thường không xuất hiện trong cách nấu của chúng ta.

Người miền Nam nấu canh chua miền thường sử dụng me tạo ra vị chua nhẹ và có vị ngọt

Nhìn chung, khẩu vị bắt nguồn từ tập tục, văn hoá, điều kiện môi trường, điều kiện tự nhiên… do đó khẩu vị của người vùng này sẽ khác của người vùng khác. Đó là nét đẹp tự nhiên, là đặc điểm của từng vùng miền, là phong tục, nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng nước ta. Tôi gọi đấy là sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền.

[Tổng hợp]

Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề