Đọc hiểu nhà triết học Hy Lạp cổ đại

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1.      TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 Học Kỳ II – Năm học 2018 – 2019 I. Nội dung ôn tập 1. Văn bản văn học - Các tác phẩm Thơ mới: Vội vàng [Xuân Diệu]; Tràng giang [Huy Cận]; Đây thôn Vĩ  Dạ [Hàn Mặc Tử] - Các tác phẩm thơ Cách mạng: Chiều tối [Hồ Chí Minh], Từ ấy [Tố Hữu].  Học sinh cần năm vững các vấn đề: - Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm. - Các vấn đề nghị luận ở cả hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm,  các đoạn trích trong tác phẩm. - Cái tôi trữ tình, vẻ đẹp tâm hồn của các tác giả thể hiện qua tác phẩm - Phong cách sáng tác của tác giả thể hiện qua tác phẩm. II. Cấu trúc đề thi: 1. Đọc hiểu [4,0 đ] - Đọc hiểu 1 văn bản ngắn va trả lời các câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng liên  quan tới nội dung văn bản. - Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về 1 vấn đề gợi dẫn từ văn bản bằng 01  đoạn văn [khoảng 12­15 câu].  2. Làm văn [6,0 đ] - Viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề cụ thể. - Dạng bài: so sánh III.Đề tham khảo: 1. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Lòng đố kị gắn với sự hiếu thắng, một tâm lý muốn chứng tỏ  mình không thua chúng   kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể  có tác dụng kích thích người ta phấn   đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ  nhất định. Tâm lý đố  kị  ngược lại,   chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lý của kẻ thất bại. Động cơ kích thích   phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ  thấp, hãm hại người khác để  thoả  lòng ích kỉ  tăng lên.   Phân tích lòng đố  kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A­ri­xtốt đã nói: “Người đố  kị  sở  dĩ cảm   thấy dằn vặt đau đớn không chỉ  vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người   khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ  ra thực chất kẻ  đố  kị  là kẻ  không muốn nhìn thấy   người khác thành công. Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công,   cho nên lòng đố  kị  chỉ  có hại cho bản thân kẻ  đố  kị. Nó vừa làm cho kẻ  đố  kị  không được   sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ   đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ  đố  kị  không hiểu rằng “ngoài trời còn   có trời” [cao hơn], “ngoài núi còn có núi” [cao hơn], mình tài còn có người tài hơn. [phỏng theo Băng Sơn]
  2. 1. Lòng đố kị khác với sự hiếu thắng như thế nào?  2. Nhà triết học A­ri­xtốt đã có suy nghĩ như thế nào về lòng đố kị?  3. Từ đó, em có suy nghĩ như thế nào về tác hại của lòng đố kị đối với chính những kẻ đem  lòng đố kị?  4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về những điều con người cần làm  để khắc phục lòng đố kị? 2. PHẦN LÀM VĂN Đề 1: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của các nhà thơ cách mạng qua bài thơ Chiều  tối và khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Từ ấy. Đề 2:Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh khu vường trong 2 đọạn văn dưới đây. Từ  đó, hãy cho biết hình ảnh đó giúp anh/chị hiểu thêm điều gì về cái tôi trữ tình của mỗi nhà  thơ. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mưới quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Từ ấy, Tố Hữu ­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­ Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao! 

Page 2

LAVA

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11 thông tin đến các bạn một số kiến thức cần nắm; cấu trúc đề thi; đề thi tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương để củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho kì thi sắp đến.

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

popupslide2=3Array [ [0] => Array [ [banner_bg] => [banner_picture] => 893_1663992885.jpg [banner_picture2] => [banner_picture3] => [banner_picture4] => [banner_picture5] => [banner_link] => //kids.hoc247.vn/ldp/orders/create?utm_source=TaiLieuVN&utm_medium=banner&utm_content=bannerlink&utm_campaign=popupmb [banner_startdate] => 2021-10-01 14:43:00 [banner_enddate] => 2022-12-31 23:59:59 ] ]

Từ thời tiền sử xa xưa, con người đã có một niềm tin mạnh mẽ vào phép thuật và thần thoại mỗi khi có ai đó sử dụng chúng để giải thích thế giới xung quanh. Thế giới trong nhận thức của con người thời bấy giờ phần lớn chịu ảnh hưởng bởi sự hiện diện của một vị thần tối cao nào đó. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đem đến một cách tiếp cận mới mẻ hơn thông qua những quan niệm triết học đương đại. Họ đã dẹp bỏ những quan niệm thần thánh truyền thống và bắt đầu giải thích thế giới mà họ quan sát được bằng lập luận và chứng cứ. Hy Lạp cổ đại đã chứng kiến sự nổi lên của một loạt các nhà triết học. Trong số này có một số nhân vật chủ chốt để lại sức ảnh hưởng to lớn đối với triết học sau này. Những ý tưởng triết học về khoa học tự nhiên nguyên thủy cũng như ý nghĩa đạo đức trong các giá trị triết học của họ đã được lưu truyền trong xã hội cho đến ngày nay, như một sự ghi nhận công lao của họ. Dưới đây là danh sách 10 nhà triết học Hy Lạp cổ đại có sức ảnh hưởng nhất.

Parmenides được biết đến như là học trò của Pythagoras – một triết gia nổi tiếng khác của Hy Lạp cổ đại. Các tác phẩm thơ và tư tưởng của Parmenides dường như luôn chịu ảnh hưởng đáng kể từ Xanophanes, đến nỗi các sử gia phải băn khoăn rằng, có nên coi ông là học trò của Xanophanes. Trong số các nhà triết học tiền Socrates, Parmenides được liệt kê vào danh sách những người quan trọng nhất.

Tác phẩm duy nhất của Parmenides được mọi người biết đến là bài thơ có tiêu đề “On Nature” [“Bàn về tự nhiên’]. Trong bài thơ này, ông đã cố gắng làm sáng tỏ 1 câu hỏi lớn: Là nó, hay không phải là nó? Thật sự mà nói, những nỗ lực của ông trong việc giải mã bí ẩn triết học này đã dẫn đến một tuyên bố khá nghịch lý chứ không phải là một câu trả lời thỏa đáng. Parmenides cho rằng ta nhận định được tất cả các sự vật là vì chúng có tồn tại. Chúng ta không thể hình dung sự không tồn tại, không hình dung được là không có. Quan niệm về tồn tại của Parmenides mang tính siêu hình, nhưng nó lại là đóng góp lớn của ông cho nền triết học sau này.

Một nhân vật quan trọng khác của thời kỳ tiền-Socrates là Anaxagoras. Ông sinh ra tại Clazomenae, là một triết gia, một nhà khoa học có sức ảnh hưởng lớn, người đã sống và giảng dạy tại Athens trong gần 30 năm. Quan điểm triết học của ông phần nhiều xoay quanh bản chất của sự vật. Cũng giống như hầu hết các triết gia Hy Lạp cổ đại khác, tư tưởng của ông tương phản và động chạm tới các tư tưởng đương thời. Niềm tin mới mẻ đó đã khiến Anaxagoras phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm cả đến tính mạng.

Anaxagoras được ghi cho là người đầu tiên mang triết học đến Athens. Đây cũng chính là nơi mà sau này triết học phát triển đến đỉnh cao và tác động vào xã hội cho tới hàng trăm năm sau. Ông dành nhiều thời gian của mình để giải thích bản chất của tự nhiên – lấy vũ trụ như là một khối không phân định cho đến khi nó được xác định trong một phần tinh thần mà ông gọi là ‘nous’. Ông tin rằng trong thế giới vật lý, vạn vật đều có chứa một phần của tất cả mọi thứ khác. Không có gì là tinh khiết hoàn toàn, riêng chỉ có “nous” [tức là trí tuệ] là đơn giản có quyền hạn tối cao và không hòa lẫn với một vật nào. Trí tuệ tự nó tồn tai. Nếu nó không tự nó tồn tại, mà hòa lẫn với một cái khác thì hỗn hợp sẽ cản trở, do vậy nó không thể điều khiển được một vật nào nữa. Nó là một vật nhẹ nhất và thuần khiết nhất, có trí thức đầy đủ về tất cả và có sức mạnh vĩ đại nhất. Trí tuệ điều khiển tất cả những gì có linh hồn.

Anaximander sinh ra tại Miletus, là một học trò nổi tiếng và là người kế tục của Thales. Ông được xem là triết gia đầu tiên đã ghi chép lại những nghiên cứu của mình. Ông cũng là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực sinh học và địa lý buổi sơ khai. Hơn nữa, ông đã dựng nên hình ảnh đầu tiên về thế giới trong một vũ trụ mở, gạt bỏ khái niệm về một vũ trụ đóng, và điều này đã giúp ông trở thành nhà thiên văn học đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Anaximander tiếp tục phát triển các quan điểm triết học của người thầy Thales – đưa ra một ‘Arche’ hoặc một nguyên lý mà ông tin đó là cơ sở của tất cả vũ trụ. Nhưng không giống như Thales, Anaximander cho rằng cơ sở này đã có một ‘Apeiron’ [một chất không giới hạn] hoạt động như khởi nguồn cho tất cả mọi thứ. Chính khởi nguồn này đã tạo nên những điểm trái ngược trong thế giới như nóng và lạnh, sáng và tối,… Rất có thể phần lớn các tác phẩm của ông đã bị cắt ngắn, đặc biệt là khi rơi vào tay các triết gia thế hệ tiếp theo. Thế nhưng Anaximander vẫn thực sự là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của Hy Lạp thời kỳ cổ đại.

Empedocles là một trong những nhà triết học quan trọng nhất trong thời kỳ tiền Socrates. Xuất sắc hơn nữa là những bài thơ của ông đã tạo nên một sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới các nhà thơ thế hệ sau, bao gồm cả những người như Lucretius. Empedocles nổi tiếng nhất là nhờ khởi xướng cho thuyết nguồn gốc vũ trụ tạo bởi bốn nguyên tố cổ điển. Thuyết này nói rằng tất cả các vấn đề về cơ bản đều bao gồm bốn yếu tố chính: đất, không khí, lửa và nước. Mặc dù một số sử gia cho rằng lý thuyết trên là một nỗ lực để phủ nhận thuyết “vạn vật quy nhất” của Parmenides, thế nhưng đây vẫn trở thành một trong những lý thuyết sớm nhất về phân tử vật lý, được mặc nhiên công nhận.

Empedocles chỉ đơn giản là phủ nhận sự hiện diện của bất kỳ khoảng trống hoặc không gian rỗng nào, do đó quan niệm này mâu thuẫn với tư tưởng triết học của Parmenides. Ông đưa ra ý tưởng về các động lực đối lập cùng hình thành nên thế giới – cụ thể là: Ái tình là nguyên nhân của hòa hợp, và xung đột là nguyên nhân của chia ly. Empedocles cũng đi vào nghiên cứu và trở thành người đầu tiên đưa ra một khoản mục về sự phát triển tiến hóa các loài.

Vào thời điểm mà hầu hết các triết gia Hy Lạp cổ đại đang xem xét kỹ lưỡng suy luận và kiến thức của mình để giải thích bản chất vốn có của tự nhiên. Zeno Elea lại dành thời gian để làm sáng tỏ các các khúc mắc, nghịch lý về chuyển động và đa nguyên. Giá trị của ông nằm ở chỗ ông là người đã cố gắng để tìm một lời giải thích chi tiết cho những mâu thuẫn hiện diện trong thế giới vật chất, rất lâu trước khi logic phát triển.

Zeno tiếp tục mở rộng và bảo vệ các hệ tư tưởng triết học mà ông học được của Parmenides, những tư tưởng đã gặp phải nhiều sự phản đối từ số đông dư luận tại thời điểm đó. Ông cũng đưa ra nhiều nghịch lý của mình, trở thành đề tài gây tranh cãi sôi nổi giữa các thế hệ triết gia sau này. Đa phần các đối số đương đại về nghịch lý của ông được sử dụng nhằm dẫn tới sự phân chia thời gian và không gian vô hạn – ví dụ như nếu có một khoảng cách thì sẽ phải có một nửa của khoảng cách đó và tương tự. Zeno là nhân vật đầu tiên trong lịch sử triết học của nhân loại đã tìm ra các khái niệm về tồn tại vô cực.

Cũng là một nhà triết học Hy Lạp tiền Socrates, Pythagoras được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực toán học chứ không phải triết học. Trong thực tế, ông nổi tiếng với các định lý về hình học mang tên mình. Ông là một trong những cái tên quen thuộc nhất của xã hội tiền Socrates. Nhưng đó chưa phải là tất cả, những gì chúng tôi biết về ông còn đáng ngạc nhiên hơn. Ông được coi là người đã sáng lập ra một trường phái triết học được nhiều người ủng hộ đi theo.

Ở trường phái này, Pythagoras đã cố gắng để tìm thấy một sự hòa hợp lẫn nhau giữa cuộc sống thực và các khía cạnh thực tiễn của triết học. Các quan điểm của ông không hoàn toàn khô cứng như những gì chúng ta vẫn nghĩ về triết học, nhưng nó cũng bao gồm một số vấn đề chung như “Những nguyên tắc sống”, “Thực phẩm để ăn hàng ngày”, tương tự như vậy. Pythagoras cho rằng thế giới là một sự hòa hợp hoàn hảo và hướng việc giảng dạy của mình vào mục đích làm thế nào để sống một cuộc sống hài hòa.

Socrates đã đem lại một cái nhìn hoàn toàn mới về việc ứng dụng triết học vào đời sống hàng ngày một cách thiết thực – Điều mà phần lớn các cách tiếp cận của triết học tiền Socrates đã không làm được.

Không đi theo lối mòn bản thể luận triết học của các bậc tiền bối. Với luận đề nổi tiếng: “Con người, hãy tự nhận thức chính mình”, Socrates quyết định lựa chọn một con đường riêng, ông chú ý tới  vấn đề con người, mà trọng tâm trong bản tính con người là đạo đức. Theo Socrates, triết học không phải là hiện tượng tư biện, chỉ luận bàn những vấn đề chung không liên quan gì đến cuộc sống thường nhật, trái lại, nó là phương tiện dạy con người cách sống hay cần phải sống như thế nào. Theo nghĩa đó, triết học trước hết phải là tri thức hay sự hiểu biết của con người về con người, tri thức ấy nhất thiết phải là tri thức về cái thiện. Nếu đạo đức là hành vi đối nhân xử thế đẹp thì đạo đức đó không là gì khác ngoài tri thức, do vậy, “tri thức là đức hạnh”.

Triết học Socrates không có một mục đích nào khác ngoài việc hướng tới con người với những suy tư, trăn trở đời thường của nó. Ông thực sự “là một trong số những khuôn mặt nổi bật nhất nhưng cũng bí ẩn nhất trong lịch sử triết học”.

Ông là một học trò chịu ảnh hưởng rõ rệt từ cách tiếp cận triết học của người thầy Socrates. Thế nhưng trong khi Socrates không ngừng bận rộn với việc giải thích triết học chỉ dựa trên lý luận về con người, Plato lại đưa ra hướng đi của mình bằng cách kết hợp hai cách tiếp cận chính: siêu hình học tiền Socrates thần học tự nhiên với thần học đạo đức Socratic. Triết học của Platon là một hệ thống triết học duy tâm khách quan lớn và đầu tiên trong lịch sử triết học đã đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt để.

Trong vật lý, ông đồng ý với nhiều quan điểm của trường phái Pytago. Hầu hết các tác phẩm của ông – đặc biệt là tác phẩm nổi tiếng nhất “The Republic” – dường như là sự pha trộn giữa các khía cạnh khác nhau của đạo đức, triết học chính trị và siêu hình của những người khác, làm thành một triết lý có hệ thống, có ý nghĩa và có thể áp dụng.

Aristotle là triết gia có sức ảnh hưởng lớn nhất trong số các môn đệ của Plato. Cách lý giải sự vật của ông thường dựa trên những điều đã học được từ trải nghiệm thực tế, kết hợp với những cách tiếp cận khác nhau học hỏi từ người thầy Plato. Aristotle đã chứng tỏ bản thân vừa là một nhà văn giàu trí tưởng tượng, vừa là một học giả đầy sáng tạo. Ông ghi lại tất cả các các quan điểm của mình trong tất cả các lĩnh vực ông nghiên cứu.

Vào thời điểm khi mà các kiến thức chuyên môn của con người vẫn còn ở mức độ quá tổng quát, Aristotle đã phá vỡ sự đồng hoá kiến thức tổng thể, phân chia nó thành các loại khác nhau như đạo đức học, sinh học, toán học và vật lý – mô hình phân loại này vẫn được sử dụng cho tới ngày hôm nay. Aristotle thực sự là một nhân vật chủ chốt trong triết học Hy Lạp cổ đại. Sức ảnh hưởng và tác động của ông không chỉ vượt ra ngoài giới hạn của Hy Lạp cổ đại, mà còn vượt ra cả giới hạn của thời gian.

Thales được xếp vào vị trí đầu bảng trong danh sách này vì ông là điểm then chốt trong triết học Hy Lạp cổ đại – nơi mà từ đây, các thế hệ tiếp theo của nhiều nhà tư tưởng, nhà lý luận, biện chứng, vật lý học và triết học siêu nổi tiếng sẽ phát triển và thành danh. Các nhà sử học coi Thales như là cha đẻ của triết học Hy Lạp cổ đại. Phần lớn tư tưởng của Thales được truyền lại thông qua những miêu tả của Aristotle – người đã chỉ ra rằng Thales là nhà triết học đầu tiên nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản trong triết học như căn nguyên của vấn đề. Thales cũng được cho là người đã sáng lập ra trường phái triết học tự nhiên.

Là một triết gia, Thales hiếm khi giới hạn nghiên cứu của mình trong một lĩnh vực hạn chế giữa biển kiến thức sẵn có. Ông đã rất đam mê và tích cực tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của kiến thức như triết học, toán học, khoa học, địa lý, và cả những khía cạnh không tên khác. Ông cũng được cho là người đã phát triển một tiêu chuẩn rõ ràng để đưa ra giả thuyết tại sao trong sự vật lại diễn ra những thay đổi. Ông cho rằng nước là thành phần cơ bản của thế giới. Thales là triết gia được kính trọng bậc nhất trong xã hội Hy Lạp cổ đại.

Kết luận

Sự xuất hiện của toàn bộ triết học truyền thống phương Tây có thể đã được bắt nguồn từ thời đại triết học ở Hy Lạp cổ đại. Sự phát triển của niềm đam mê triết học và tư duy phân tích trong các triết gia Hy Lạp cổ đại khoảng thế kỷ 6 TCN đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tiếp theo của kiến thức như chúng ta biết ngày nay. Trong cuộc hành trình triết học của họ, mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau để tìm kiếm câu trả lời cho những nghịch lý nổi tiếng, và từ đó lại tìm ra thêm vô số những nghịch lý khác. Hành trình ấy bắt đầu với những nỗ lực đầu tiên của Thales để nhận thức thế giới từ góc độ phương pháp. Sau đó, thành công của các nhà tư tưởng quan trọng kế cận đã dần tiếp nối nhau, đa dạng hóa phương pháp này thành khoa học tự nhiên, siêu hình học, và cuối cùng, thần học đạo đức – dẫn đến sự phát triển của triết học mà chúng ta biết ngày nay.

Dịch bởi: Yến Nhi

Nguồn dịch: AncientHistoryLists

Video liên quan

Chủ Đề