Đường huyết cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Người bị bệnh tiểu đường uống rượu được không? Là vấn đề được nhiều người bệnh phân vân mỗi khi đến dịp lễ, nghỉ Tết… Người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, thời nay miếng trầu được thay bằng ly rượu, lon bia. Người bệnh tiểu đường không tránh khỏi những lần đi đám tiệc, lễ Tết được mời uống bia rượu. Vậy người tiểu đường uống rượu được không? Hãy xem giải đáp của chuyên gia qua bài viết dưới đây. 

tiểu đường uống rượu được không

Rượu và bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi glucose trong máu thành năng lượng đi nuôi tế bào. Cụ thể, mỗi ngày khi chúng ta ăn uống thực phẩm thì cơ thể hấp thụ chuyển thành đường (glucose) tồn tại trong máu. Khi đường trong máu tăng cao tuyến tụy sẽ giải phóng hormon insulin. Insulin hoạt động như “chìa khóa” để đưa đường vào các tế bào chuyển thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Nếu tuyến tụy hoặc insulin gặp vấn đề đồng nghĩa việc chuyển đổi đường thành năng lượng bị gián đoạn, nguy cơ cao làm tăng đường huyết. Lâu ngày, người bệnh bị rối loạn đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.

Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết, điều này rõ rệt nhất vào thời điểm người bệnh uống lúc no hay đói. Nếu uống rượu sau ăn, người bệnh có nguy cơ tăng đường huyết. Lúc này, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc kháng insulin nên không xử lý kịp lượng đường từ bia rượu gây tăng đường huyết. 

Nếu uống rượu lúc đói có nguy cơ bị hạ đường huyết. Thông thường, khi bị đói cơ thể phân hủy glycogen (phân tử đóng vai trò dự trữ glucose trong các mô gan) thành các phân tử glucose để duy trì lượng đường trong máu. Hoặc cơ thể tổng hợp alanine và glycerol thành glucose. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa rượu ở gan lại cản trở hoạt động trên, khiến người bệnh bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Dấu hiệu dễ nhận biết như, xuất hiện các triệu chứng đổ mồ hôi, suy nhược, run rẩy, căng thẳng, tim đập nhanh… Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có nguy cơ mất ý thức, rơi vào hôn mê, giảm chức năng thận…

rượu không phải là thức uống tốt cho sức khỏeRượu không phải là thức uống tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

1. Đồ uống có cồn có gây đái tháo đường không?

Rượu có thành phần chính là cồn ethanol (công thức hóa học C2H5OH) được sản xuất bằng quá trình lên men đường và tinh bột. 

Khi uống rượu, ethanol được hấp thu từ ruột non vào máu, ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, ức chế hệ thần kinh trung ương. Rượu được chuyển hóa ở gan nhờ enzym, tuy nhiên gan chỉ chuyển hóa một lượng nhỏ ethanol trong một thời điểm. Do vậy khi uống nhiều rượu, gan không xử lý kịp, lượng cồn dư thừa lưu thông khắp cơ thể. 

Say rượu khi nồng độ cồn trong máu (Blood alcohol content – BAC) ở mức 0.08%Giới tínhLiều lượng tương đương mức 0.08%Quy ước uống nhiềuLưu ýNam5 lytrên 15 ly/tuầnSay rượu thường dẫn đến nhiễm độc cấp tính (ngộ độc rượu) (1)Nữ4 lytrên 8 ly/tuần

Riêng với người chưa từng bị tiểu đường cũng đối diện nguy cơ bị bệnh nếu uống rượu liên tiếp trong thời gian dài. Bởi lượng cồn dư thừa lưu chuyển trong máu thời gian dài ảnh hưởng đến tuyến tụy làm suy giảm bài tiết insulin, độ nhạy cảm hoặc kháng insulin, tiền đề phát triển bệnh tiểu đường. (2)

2. Đồ uống có cồn và cơn hạ đường huyết

Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định uống rượu làm tăng hay giảm đường huyết. Một số nghiên cứu cho rằng uống rượu làm tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, tuy nhiên một số nghiên cứu khác có ý kiến trái ngược. (3)

Tổng quan, uống rượu sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết, tăng tỷ lệ biến chứng như: bệnh võng mạc tiểu đường, các bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên. 

3. Đồ uống có cồn và chất đường bột

Người tiểu đường phải theo dõi lượng tiêu thụ carbohydrate mỗi ngày. Do đó, người bệnh cần hạn chế chất bột đường và ăn theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ điều trị. 

4. Đồ uống có cồn và cân nặng

Một số người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, tuy nhiên uống rượu bia có thể khiến tăng cân. Bởi năng lượng có trong rượu bia góp phần làm tăng cân. 

Bệnh tiểu đường uống rượu được không?

Insulin được sản xuất trong tuyến tụy là chất điều chỉnh lượng đường trong máu. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể phản ứng với insulin hoặc thiếu insulin. Do đó, khi uống rượu sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Với người bệnh thừa cân dễ dẫn đến tăng đường huyết. Ngược lại, với người bệnh tiểu đường hay bỏ bữa, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ nếu uống rượu dễ tụt đường huyết (4). Uống rượu làm tích tụ axit trong máu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm:

  • Nhiễm toan ceton: là tình trạng axit trong máu tăng cao gây buồn nôn, nôn mửa, suy giảm chức năng thần kinh, hôn mê, thậm chí tử vong. 
  • Rối loạn chuyển hóa lipid: người bệnh tiểu đường thường bị rối loạn chuyển hóa. Việc uống rượu càng làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, nguy cơ mắc thêm bệnh tim mạch dễ dàng. Rượu gây ra một số tác động làm thay đổi lipid bao gồm: tăng nồng độ chất béo, giảm nồng độ mỡ máu xấu, tăng mỡ máu tốt.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: tình trạng các dây thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng cơ, dây thần kinh cảm giác… gây ra các triệu chứng bao gồm: ngứa ran, nóng rát, đau tê, nhiễm trùng, đặc biệt ở vùng bàn chân. 
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường. 
  • Giảm hoặc thay đổi tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường bao gồm: chlorpropamide, metformin, rosiglitazone…

Để tránh những tác dụng không tốt của rượu đến sức khỏe, người bệnh tiểu đường không nên uống rượu. Hãy học cách từ chối khi được mời uống, thẳng thắn chia sẻ tình trạng sức khỏe để mọi quan tâm và không ép uống rượu, bia.

Bệnh tiểu đường được uống bao nhiêu rượu?

Uống 200 gram rượu nguyên chất khoảng 16 ly rượu/ngày có thể gây nhiễm toan ceton ở cả bệnh nhân tiểu đường và người không mắc tiểu đường. Nhiễm toan ceton là tình trạng nồng độ axit ứ đọng, tăng cao trong máu. Nhiễm toan ceton gây buồn nôn, nôn mửa, suy giảm chức năng thần kinh, hôn mê, dễ tử vong. 

Uống ít rượu lúc đói cũng có thể nhiễm toan ceton. Khi đói hay nhịn ăn kéo dài làm giảm lượng đường trong máu, mất khả năng kích thích sản xuất insulin. Không có insulin, chất béo bị phân hủy thành axit béo tự do đi đến gan. Bình thường gan sẽ kết hợp các axit béo tự do thành chất béo trung tính gọi là lipoprotein. Tuy nhiên khi uống rượu, gan sẽ làm việc một cách bất thường. Các axit béo tự do chuyển thành ketone và bài tiết vào máu gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. 

Do vậy việc uống rượu luôn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, không chỉ riêng người bệnh tiểu đường. Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh không nên uống rượu bia. Hãy chọn những thức uống lành mạnh khi ăn tiệc, bảo vệ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu. 

nếu cớ thể có bất kỳ thay đổi nào cần gặp bác sĩ ngayNếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ thay đổi nào cần đến gặp bác sĩ tiểu đường

Người đái tháo đường khi sử dụng đồ uống có cồn cần lưu ý những gì?

Thực tế không có loại rượu, bia nào tốt cho người tiểu đường. Trong rượu và bia có lượng đường nhất định nên khi uống vào người bệnh cần cân nhắc những điều sau:

1. Những loại đồ uống có cồn cần lưu ý

  • Tránh các loại bia rượu chứa hàm lượng đường thấp được quảng cáo dành cho người tiểu đường. Mặc dù lượng đường thấp nhưng lại chứa nhiều cồn. 
  • Tránh các loại rượu, bia có lượng cồn thấp. Phần lớn loại bia rượu này có chứa nhiều đường hơn.
  • Lưu ý khi lựa chọn các loại thức uống pha chế không có đường hoặc chứa đường ăn kiêng. 
  • Tránh các loại rượu bia lên men từ trái cây hoặc chứa nhiều đường làm tăng đường huyết. 

>>>Xem thêm: Người bệnh tiểu đường có uống được rượu vang không?

2. Buổi sáng ngày sau khi uống nhiều đồ uống có cồn

  • Nếu uống quá nhiều rượu vào buổi tối người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị choáng, buồn nôn, mất nước, hạ đường huyết vào sáng hôm sau. 
  • Cần theo dõi đường huyết ngay buổi sáng để đảm bảo mức đường huyết ở ngưỡng an toàn. 
  • Nếu thấy đường huyết xuống thấp hoặc cao hơn mức bình thường cần đến gặp bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Với nhiều người việc uống rượu bia có thể giải tỏa căng thẳng; tuy nhiên, đây không phải cách duy nhất và hiệu quả để giải quyết cảm xúc. Vận động thể dục, hoạt động theo sở thích sẽ giảm căng thẳng hơn. Vậy người tiểu đường uống rượu được không? Không có loại rượu bia nào có lợi cho người tiểu đường. Người bệnh nên hạn chế uống rượu bia để phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.