Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tậpBài 2:Liêm khiếttrong sách giáo khoa GDCD 8 đồng thờichúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài họcvà làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.

Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết

Nội dung bài học

Khái niệm:

Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ

Ý nghĩa:

Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 2 ngắn nhất

a) Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên?

Trả lời:

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ: Là biểu hiện rõ nét của sự liêm khiết, minh bạch, chí công vô tư.

b) Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?

Trả lời:

Cách xử sự trên có điểm chung là không màng danh lợi, không vụ lợi cá nhân, tất cả vì lợi ích của tập thể, minh bạch, rõ ràng. Nhờ vậy, cả 3 nhân vật trên đều nhận được sự tôn trọng, tin tưởng, ngưỡng mộ của mọi người.

c) Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?

Trả lời:

Trong mọi điều kiện, theo em việc học tập những tấm gương đó luôn luôn phù hợp. Bởi lẽ, nhờ học tập và làm theo cách sống đó thì xã hội mới ổn định, trong sạch, vững mạnh được.

Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 8 Bài 2 ngắn nhất

Bài 1 trang 8 Giáo dục công dân 8:Theo em, những hành vi nào sau đây thê hiện tính không liêm khiết? Vì sao?

a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình;

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích;

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc;

d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình;

đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn;

e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi;

g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Trả lời:

Những hành vi (b), (d), (f) thể hiện tính không liêm khiết. Bởi vì, những hành vi này là thể hiện sự vụ lợi, ích kỉ, chỉ nghĩ lợi ích của bản thân.

Bài 2 trang 8 Giáo dục công dân 8:Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao?

a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.

Trả lời:

Em không tán thành với những việc làm: a, c. Đây là những việc làm nhu nhược, không biết vươn lên, không biết vượt khó, chỉ vì tiền, vì điểm mà bất chấp danh dự, nhân phẩm và đạo đức của mình.

Bài 3 trang 8 Giáo dục công dân 8:Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.

Trả lời:

Vào ngày 18/07/2009, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Diệu tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là chị Tống Thị Oanh đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.

Bài 4 trang 8 Giáo dục công dân 8:Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Trả lời:

Để rèn luyện trở thành người kiêm khiết em cần rèn luyện tính: trung thực, kiên trì, chịu khó, sống chan hòa, giản dị, yêu thương...

Bài 5 trang 8 Giáo dục công dân 8:Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.

Trả lời:

- Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở như người giàu sang.

- Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

- Áo rách cốt cách người thương.

- Ăn có mời; làm có khiến.

- Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..!

Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.!

Tư cách trang đài, do biết nghĩ

Kín đáo, sạch sẽ Tướng thật sang

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2

Câu 1:Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói lên điều gì?

A. Đức tính khiêm tốn.

B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính trung thực.

Đáp án: B

Câu 2:Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là?

A. Liêm khiết

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: A

Câu 3:Biểu hiện của không liêm khiết là?

A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.

B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.

C. Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A, B, C.

Đáp án:D

Câu 4:Biểu hiện của liêm khiết là?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A ,B, C.

Đáp án: D

Câu 5:Đểđạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Đáp án: C

Câu 6:A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em lên làm như thế nào?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.

D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.

Đáp án: A

Câu 7:Vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì?

A. Sống không trong sạch, giả dối.

B. Sống tiết kiệm.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Đáp án: A

Câu 8:Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Cần cù.

Đáp án: A

Câu 9:Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10:Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?

A. P là người tiết kiệm.

B. P là người vô cảm.

C. P là người giả tạo.

D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

Đáp án: D

Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là liêm khiết; phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày .

- Vì sao phải liêm khiết , muốn liêm khiết cần phải làm gì?

2. Kĩ năng

- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .

3. Thái độ

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những tấm gương của những người liêm khiết , đồng thời biết phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xongBài 2:Liêm khiết theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải GDCD 8 ngắn nhất trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

  • Giải SBT GDCD 8 Bài 2.Liêm khiết