File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024

Kế hoạch tài chính là một trong những yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Không có kế hoạch tài chính rõ ràng cụ thể doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào cảnh phá sản. Cùng nội thất Govi tìm hiểu 7 bước lập kế hoạch tài chính được trình bày chi tiết trong bài viết sau nhé!

Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ cùng phân tích và tìm hiểu hơn về khái niệm và vai trò của kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

Khái niệm

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024
Kế hoạch tài chính là hạng mục cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính tên tiếng Anh là Financial Planning, đây là hạng mục cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể phát triển mà không cần dựa vào bảng kế hoạch tài chính đầy đủ và chi tiết. Bảng kế hoạch này có thể là ngắn hạn từ 1 – 3 năm hoặc trung bình 3 – 5 năm, hoặc cũng có thể dài hạn từ 5 – 10 năm tùy vào mục tiêu doanh nghiệp hướng tới.

Trong bản kế hoạch tài chính thì sẽ có các đề mục xác định tài chính, hoạt động tài chính của công ty qua các báo cáo về lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, doanh thu, nguồn vốn, các loại chi phí phải bỏ ra. Việc lập kế hoạch kinh tế tài chính giúp doanh nghiệp chủ động đánh giá được tình hình tài chính của công ty trong thời điểm hiện tại từ đó xây dựng thêm nhiều kế hoạch đầu tư, phát triển để đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới.

Các yếu tố cấu thành lên một bản kế hoạch tài chính hoàn chỉnh sẽ gồm: kế hoạch đầu tư ngắn hạn/dài hạn, mục tiêu tài chính, kế hoạch giảm thuế, kiểm soát nguy cơ, đánh giá định dạng tiền…

Có 3 phương pháp thường được sử dụng trong lập bản kế hoạch tài chính bao gồm: dự báo tài chính dựa trên các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông dụng nhất, phương pháp quy hồi tuyến tính đơn giản, phương pháp quy hồi tuyến tính mở rộng. Người thực hiện cần phải có chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức thì mới đem lại hiệu quả cao.

Cơ sở khi lập kế hoạch tài chính

Muốn lập được bản kế hoạch tài chính đầy đủ, chi tiết, sát sao với tình hình của doanh nghiệp thì cần dựa trên những cơ sở sau:

  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Những báo cáo này gồm báo cáo về doanh thu, lợi nhuận lãi/lỗ, chi phí phải bỏ ra trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tháng, quý, năm. Doanh nghiệp thông qua những báo chi tiết này sẽ xác định được tỷ suất lợi nhuận và có sự điều chỉnh hợp lý, cân đối ở các chu kỳ kinh doanh kế tiếp.
  • Bảng cân đối kế toán: Trong bảng này sẽ đề cập đến nguồn vốn doanh nghiệp và các tài sản hiện có của doanh nghiệp. Số liệu về nợ ngắn hạn/dài hạn, tài sản ngắn hạn/dài hạn sẽ cho cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: dự kiến số tiền sẽ được bỏ ra để phát triển kinh doanh hay đầu tư trong thời gian nhất định. Hãy chú ý rằng đôi khi dòng tiền bỏ ra nhiều hơn so với dòng tiền thu về chưa hẳn là xấu mà đó chỉ là bước đệm cho việc thực hiện các mục tiêu sau này. Nhà quản trị cần thường xuyên cập nhật và theo dõi sự thay đổi dòng tiền ở các chu kỳ kinh doanh để điều chỉnh và đưa ra các số liệu cụ thể nhất.
    File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024
    Để lập được bản kế hoạch đầy đủ sẽ cần dựa vào nhiều cơ sở khác nhau.

Bảng kế hoạch bao gồm những hạng mục nào?

Tại các doanh nghiệp thì bảng kế hoạch tài chính thường sẽ bao gồm những nội dung, hạng mục chủ đạo như sau:

  • Dự kiến về tình hình kết quả kinh doanh và lợi nhuận thu được trong thời hạn nhất định.
  • Dự kiến về nhu cầu tài chính cần sử dụng ở từng giai đoạn
  • Dự kiến về việc huy động vốn, sử dụng vốn, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.
  • Dự kiến đưa ra giải pháp khi doanh nghiệp gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh đầu tư, nhằm đảm bảo tài chính hiệu quả.

Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính

Một doanh nghiệp thiếu đi bước lập kế hoạch tài chính thì khó tránh khỏi thất bại do không kiểm soát được tình hình tài chính của mình. Khi lập kế hoạch tài chính sẽ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Giúp doanh nghiệp xác định tính khả thi trong từng hoạt động kinh doanh, thấy được sự khác nhau giữa mong muốn và thực tế.
  • Lập kế hoạch tài chính mang đến tầm nhìn dài hạn hơn cho doanh nghiệp, từ đó thu hút được đầu tư và tài trợ từ các đơn vị tổ chức khác.
  • Kiểm soát chặt chẽ được các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp, xác định cần sử dụng ngân sách ưu tiên phát triển cho các mảng nào.
  • Hỗ trợ đo lường hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
  • Dựa vào kế hoạch tài chính doanh nghiệp có thể dự liệu chi phí đầu tư, công nợ, khả năng thanh toán nợ nhằm tránh rơi vào rủi ro tài chính.

Các bước lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024
Các bước lập kế hoạch tài chính cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn.

Cách lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn tốt, nắm bắt tình hình tài chính công ty đầy đủ nhất. Bảng kế hoạch tài chính kinh doanh đưa ra cần phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết để toàn bộ nhân viên, lãnh đạo trong doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng và dễ dàng.

Để lên kế hoạch tài chính chuyên nghiệp, chúng ta sẽ cần tiến hành qua 7 bước chính như sau:

Bước 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề tài chính

Phải lên được bảng kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể quản lý tài chính hiệu quả. Do vậy trước khi xây dựng kế hoạch tài chính thì doanh nghiệp cần chú trọng khâu nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề tài chính liên quan.

Người thực hiện phải nắm rõ tình tình tài chính doanh nghiệp hiện tại: ngân sách tài chính bao nhiêu, kinh doanh lỗ hay lãi, có khoản nợ nào không… Càng tìm hiểu kỹ lưỡng chi tiết thì sẽ giúp bảng kế hoạch lập ra được chính xác và mang ý nghĩa thực tiễn. Thế nhưng hãy nhớ rằng bạn nên tập trung xác định các thông tin cốt lõi, trọng tâm, tránh mất thời gian vào những thông tin bên lề.

Bước 2: Xác định rõ ràng nhu cầu tài chính doanh nghiệp thời gian tới

Mỗi doanh nghiệp ở các chu kỳ kinh doanh khác nhau sẽ có nhu cầu tài chính khác nhau. Do đó việc xác định nhu cầu tài chính sắp tới sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc lập kế hoạch tài chính hiệu quả. Để xác định chi tiết về nhu cầu tài chính của doanh nghiệp thì bạn có thể đặt ra các câu hỏi như: sắp tới doanh nghiệp có đầu tư gì không? Mục tiêu đầu tư là gì? Dự định sẽ đầu tư số vốn bao nhiêu? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp hướng tới là gì?… Có được những câu trả lời sẽ giúp việc định hướng tài chính được hiệu quả hơn.

Bước 3: Tìm kiếm và thu thập các dữ liệu

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024
Thu thập dữ liệu để làm căn cứ xác thực cho bảng kế hoạch tài chính.

Các dữ liệu về tài chính doanh nghiệp sẽ được thu thập để làm căn cứ xác thực cho bảng kế hoạch tài chính. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để các thông tin được thu thập nhanh và chuẩn xác nhất. Một số dữ liệu quan trọng cần thu thập trong giai đoạn này có thể kể đến như tài sản, chính sách bảo hiểm, trách nhiệm pháp lý, quỹ hưu trí…

Bước 4: Xây dựng, phát triển kế hoạch tài chính kinh doanh

Trong bước này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích đầy đủ và chi tiết kỹ lưỡng các mục tiêu lớn đề ra trong bản kế hoạch. Người lập kế hoạch sẽ chủ động đề xuất ra nhiều phương án đa dạng khác nhau, chỉ ra ưu – nhược điểm của từng phương án để mọi người thảo luận, từ đó thống nhất và chọn được phương án tối ưu, hiệu quả nhất.

Các tiêu chí đánh giá phương án cần dựa trên sự tối ưu lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, cùng các vấn đề khác liên quan như thuế, bảo hiểm xã hội…

Bước 5: Trình bày chi tiết kế hoạch

Sau khi đã thực hiện tất cả các bước như trên thì sẽ đến khâu trình bày kế hoạch tài chính đến mọi người. Khi trình bày thì bạn có nhiệm vụ phải giải thích phương án, mục tiêu và các con số được ghi trong bản kế hoạch. Để làm được điều này bạn nên tìm các nguồn tài liệu chính xác, nghiên cứu chúng kỹ lưỡng, có như vậy mới mang lại buổi thuyết trình ấn tượng và hoàn hảo nhất.

Bước 6: Triển khai kế hoạch

Vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong bước nỳ đó là vấn đề nghỉ hưu, bảo hiểm, thuế. Nếu xây dựng được kế hoạch tài chính chuyên nghiệp, bạn cũng sẽ có cơ hội nhận được nhiều lời mời hợp tác sau này.

Bước 7: Giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024
Việc giám sát giúp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh có thể xảy ra.

Nhà quản trị cần liên tục giám sát và theo dõi chỉn chu quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, từ đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Mặt khác, nhà quản trị cũng cần chú ý trong việc nắm bắt tình hình thị trường, đánh giá các danh mục đầu tư… nhằm mục đích dự đoán và phòng tránh rủi ro xảy ra.

Lưu ý khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp: Khi lập kế hoạch tài chính thì bạn cần kiểm tra các thông tin cụ thể, kỹ lưỡng, đảm bảo độ chính xác cao để đảm bảo tính xác thực cho kế hoạch. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu khác để so sánh dễ hiểu. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc áng chừng số liệu vì như thế sẽ ảnh hưởng đến bản lập kế hoạch.

Các mẫu kế hoạch tài chính bằng excel

Thông thường khi lập bản kế hoạch tài chính, người thực hiện sẽ lập trên công cụ excel bởi công cụ này giúp nhập các thông tin nhanh chóng, số liệu được xử lý dễ dàng, trực quan, dễ theo dõi và quan sát. Để lập được bản kế hoạch tài chính cần có sự tham gia của nhiều bộ phận như trưởng bộ phận, trưởng dự án, phòng ban… Sau khi lập bản kế hoạch này cần lưu giữ lại để đối chiếu xem cuối kỳ các kết quả đạt được có đúng như mong đợi hay không.

Dưới đây là một số file excel lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp cơ bản để các doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng vào đơn vị của mình.

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024

File excel hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2024

Như vậy có thể thấy việc lập kế hoạch tài chính đóng vai trò sống còn đối với một doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp tuyệt đối không được bỏ qua bước này, chú ý lên bản kế hoạch kinh doanh tài chính rõ ràng cụ thể để làm định hướng cho những mục tiêu phát triển dài hạn cho công ty.