Giá trị của lời nói là gì

Lời nói là thông điệp của tình thương và trí tuệ, chúng ta hãy thực hành đúng đắn theo “Chánh ngữ” và “Ái ngữ” mà đức Phật đã chỉ dạy để bồi đắp tâm từ bi, huân tập các thiện pháp để không còn chấp trước vào “cái tôi” tai hại, từ đó thăng tiến trên con đường tu học của mình.

 >Triết lý từ bi, ái ngữ trong nhà Phật - Giải pháp cho các vụ bạo hành học đường

Nếu “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn”, thì “lời nói là cửa ngõ của nhân cách con người”. Thật vậy, có thể khẳng định rằng, lời nói có vai trò quan trọng trong đời sống. Bởi lẽ, nó không những là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh, mà còn thể hiện nhân cách, đạo đức của một con người trong xã hội.

Dưới góc nhìn xã hội, lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với cuộc sống thường nhật. Bằng lời nói, chúng ta có thể giúp người khác cảm nhận được sự hạnh phúc và hỷ lạc, nhưng cũng có thể khiến họ sống trong sự căm ghét và hận thù. Cuộc sống có lẽ luôn chứa đựng biết bao bộn bề, lo toan, vất vả... và làm tâm tư trở nên sầu muộn, ưu phiền và tuyệt vọng. Trước những chướng duyên ấy, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vơi bớt nỗi buồn đau, từ đó tạo thêm niềm tin và hy vọng để vươn lên, vượt qua hoạn nạn, khó khăn để có đủ nghị lực đương đầu với những giông bão, hướng đến những giá trị đích thực của đời người.

Nếu “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn”, thì “lời nói là cửa ngõ của nhân cách con người”.

Bạo lực trong lời nói cũng là nguyên do tạo nghiệp

Một câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội như một lời nhắn nhủ, một thông điệp nhẹ nhàng về sức mạnh của lời nói từ Quà Tặng Cuộc Sống. Câu chuyện kể rằng vào buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Nhưng do bất cẩn, hai chú ếch chẳng may trượt chân rơi xuống một cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu. Thế nhưng, sau khi thử mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch dưới hố rằng, họ chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi. Bỏ ngoài tai những lời bình luận đó, hai chú ếch cố sức nhảy lên khỏi hố. Nhưng thay vì động viên, cổ vũ, những con ếch kia lại khuyên hai chú đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình.

Sau những nỗ lực không thu lại được kết quả, một chú ếch nghe theo lời khuyên của bầy ếch trên bờ, bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong tuyệt vọng. Trong khi đó, chú ếch còn lại tiếp tục nỗ lực và cuối cùng, chú cũng nhảy được lên bờ. Lúc này, cả bầy ếch vây quanh chú và hỏi: “Anh không nghe thấy những gì chúng tôi nói à?”. Câu trả lời chính là, thì ra chú ếch này bị lãng tai. Chú tưởng cả bầy ếch đang động viên chú trong suốt thời gian qua. Ấy thế mới thấy được, mỗi lời nói của chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời động viên, khích lệ, có thể trở thành động lực giúp cho người đang trong bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn, nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tình thế tuyệt vọng.

Người con Phật chúng ta, phải luôn tâm niệm và thực hành nói lời ái ngữ.

Lời Phật dạy về các tác hại của lời nói dối

Dưới lăng kính của Phật giáo, giá trị của lời nói đã được đức Phật đã chỉ dạy qua nhiều bài kinh, như kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy bốn điều về khẩu nghiệp là không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời độc ác và không nói lời thêu dệt; Chánh ngữ trong Bát chánh đạo hay Ái ngữ trong Tứ nhiếp pháp, là một trong các phương pháp thực hành hạnh từ bi, đưa đến giải thoát khỏi sanh tử, khổ đau... Qua ý nghĩa của các bài kinh ấy, tựu trung lại, Ngài muốn nhắn nhủ người con Phật chúng ta, phải luôn tâm niệm và thực hành nói lời ái ngữ. Lời nói ấy chân thành, nhân ái, dịu dàng, hòa nhã và xuất phát từ tấm lòng nhân ái, tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. Một giọng nói êm ả, lễ độ, ngọt ngào, từ tốn, thành thật, ngay thẳng, rõ ràng, sáng suốt sẽ dễ cảm hóa lòng người, có thể hướng dẫn người vào chánh đạo như lời dạy của đức Từ phụ trong kinh Pháp Cú:

“Dầu nói ngàn ngàn lời

Nhưng không gì lợi ích

Tốt hơn một câu nghĩa

Nghe xong, được tịnh lạc”.

[Phẩm Ngàn, kệ 100].

Trong một tập thể, luôn có những quy định được đặt ra nhằm đạt được sự thống nhất chung trong sinh hoạt, học tập, lao động.

Tác hại của lời nói dối

Khi sống chung trong một tập thể dưới mái già lam thân thương này, tuy mỗi chúng ta, bản thân có sự khác biệt về huyết thống cha mẹ sanh ra, nhưng nay đã xuất gia theo đấng Phật đà, sống đời phạm hạnh, cùng các chư huynh đệ trưởng thành từng ngày trong dòng pháp nhũ của đức Từ phụ, cùng theo Sư phụ tu tập trên con đường giác ngộ, thế nên phải luôn luôn hòa hợp, sống hòa thuận, có những lời nói động viên, sách tấn nhau trên những chặng đường tu học sắp đến… Đó là chưa kể đến trên quãng đường tu tập ấy, không phải lúc nào cũng trải đầy hoa và cỏ thơm, mà đôi lúc cũng có những chướng duyên nghịch cảnh. Khi đó, chỉ cần một lời nói nhẹ nhàng, yêu thương được tưới tẩm bởi tình pháp lữ, tình đệ huynh, cũng đủ để cùng nhau vượt qua.

Như ca dao Việt Nam có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tuy khác giống nhưng cùng nương một giàn mà lớn tốt, thì còn phải thương yêu nhau, để khi mưa bão hay phong ba thì còn giúp nhau bám trụ mà duy trì sự sống, vượt qua khó khăn mà vươn cành đón nắng mai buổi sớm. Cũng vậy, huynh đệ chúng ta cùng nhau vượt qua chướng ngại, đón ánh nắng giáo pháp tưới mát tự tâm thức trong hoài bão xuất thế của mình, bằng những lời chia sẻ, động viên nhau trên những bước đường tu hành thì thật hạnh phúc thay! Ấy thế mới thấy giá trị của lời nói tuy vô hình, nhưng sức mạnh thì không thể hạn lượng được.

Khi đã hiểu được giá trị của lời nói chính là thông điệp của tình thương và trí tuệ, chúng ta hãy thực hành đúng đắn theo “Chánh ngữ” và “Ái ngữ” mà đức Phật đã chỉ dạy để bồi đắp tâm từ bi, huân tập các thiện pháp để không còn chấp trước vào “cái tôi” tai hại, từ đó thăng tiến trên con đường tu học của mình.

Xây dựng chánh ngữ để đối phó với khủng hoảng truyền thông

Thế nhưng, có đôi lúc, chúng ta đã không làm chủ được bản thân mình mà buông ra những lời nói cay nghiệt, làm đau khổ, tổn thương những người bên cạnh ta, những người luôn đồng hành cùng ta mỗi khi ta gặp chướng ngại. Như người xưa đã từng nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất” [bệnh tật đi vào bằng đường miệng, tai họa từ miệng mà ra]. Chính lời nói sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Nó có thể gây ra tai họa do những lời nói không đúng đắn theo pháp, không đúng chỗ và không đúng lúc. Trên thực tế, chính những lời nói khó nghe đã dẫn đến sự bất hòa, tạo nên sự ganh ghét lẫn nhau trong các mối quan hệ đời sống xã hội.

Cũng vậy, trong một tập thể, luôn có những quy định được đặt ra nhằm đạt được sự thống nhất chung trong sinh hoạt, học tập, lao động. Với mục đích cao đẹp ấy, chúng ta không nên vận dụng một cách “cứng nhắc”, hoặc sử dụng những quy định ấy như một công cụ, phương tiện để thể hiện cho quyền uy, thế lực đối với các cá nhân sống trong cùng một tập thể thanh tịnh, hòa hợp. Khi có trường hợp vi phạm quy định, thay vì dùng những lời nói cay nghiệt, đe dọa về những hình phạt mà họ phải gánh chịu, khiến cho họ phải bất an, đau khổ, lụy phiền, thì chúng ta có thể dùng những lời lẽ nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía, từ đó họ có thể được cảnh tỉnh mà thay đổi, hoàn thiện bản thân mình. Khi đó, tinh thần trách nhiệm và ý thức của họ sẽ được nâng cao, bởi niềm tin về tấm lòng từ bi như được thắp sáng bởi tình huynh đệ thuận hòa giữa một tập thể thanh tịnh. Ở đó sẽ không còn sự ganh đua, hơn thua, tật đố, mà chỉ còn những lời nói góp ý, xây dựng trong sự tôn trọng, quý kính và yêu thương.

Dưới lăng kính của Phật giáo, giá trị của lời nói đã được đức Phật đã chỉ dạy qua nhiều bài kinh, như kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo dạy bốn điều về khẩu nghiệp là không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời độc ác và không nói lời thêu dệt.

Nói lời ái ngữ

Nói tóm lại, khi đã hiểu được giá trị của lời nói chính là thông điệp của tình thương và trí tuệ, chúng ta hãy thực hành đúng đắn theo “Chánh ngữ” và “Ái ngữ” mà đức Phật đã chỉ dạy để bồi đắp tâm từ bi, huân tập các thiện pháp để không còn chấp trước vào “cái tôi” tai hại, từ đó thăng tiến trên con đường tu học của mình.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua 2 câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Quảng cáo

   Hằng ngày con người quan hệ giao tiếp với nhau bằng lời ăn tiếng nói. Vì vậy, lời nói đóng vai trò quan trọng trong việc khởi tạo những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng văn hóa giao tiếp của dân tộc. Sớm nhận thức được điều đó, ngay từ xưa ông bà ta đã có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời cũng có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người về giá trị của lời nói và cũng là lời khuyên về cách sử dụng lời nói làm sao cho ý nghĩa để đẹp lòng nhau.

Quảng cáo

   Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: "Lời nói gói vàng", hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,...Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói.

Quảng cáo

   Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp.

   Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý.

   Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.

   Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

   Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta [Bác Hồ]. Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới nói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

   Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

   Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

   Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.

   Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

   Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

   Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói: Lời nói gói vàng hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống. Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng.

   Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin...Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói chẳng mất tiền mua. Nếu lời nói đã chẳng mất tiền mua thì ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói: Lời nói gói vàng, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!

   Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không? đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học.

   Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những lời thật mất lòng. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất được lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những lời ngọt chết ruồi của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp.

   Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại.

   Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói".

   Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mục đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp. Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết lựa lời mà nói thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

   Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: Lời nói gói vàng hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.

Xem thêm các bài Văn mẫu tự sự, nghị luận, cảm nghĩ, cảm nhận lớp 7 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

viet-bai-tap-lam-van-so-6.jsp

Video liên quan

Chủ Đề