Giáo viên được hưởng thu hút từ thời gian nào

Giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)...

Bà Phạm Mến được tuyển dụng và phân công công tác tại một trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai từ tháng 10.2008. Xã này được công nhận là xã đặc biệt khó khăn từ ngày 1.1.2007 đến nay.

Tuy nhiên, bà và một số giáo viên khác (được tuyển dụng mới hoặc từ trường khác chuyển đến từ sau ngày 1.1.2007), sau khi hưởng chế độ phụ cấp thu hút đủ 5 năm theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP đã không được hưởng chế độ phụ cấp thu hút kéo dài theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Bà Mến băn khoăn: "Tôi và các giáo viên có được hưởng chế độ phụ cấp thu hút kéo dài theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP hay không?".

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời tại Chinhphu.vn vấn đề này như sau:

Nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8.10.2019 của Chính phủ (cũng tại Nghị định này đã bãi bỏ Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20.6.2006 của Chính phủ và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23.2.2013 của Chính phủ).

Theo đó, giáo viên được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 5 năm (60 tháng).

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;

Đồng thời, tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này có quy định:

- Phụ cấp thu hút: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

- Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, chị là viên chức đang dạy tại trường công lập thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì chị có thể đồng thời được hưởng cả phụ cấp thu hút và phụ cấp công tác lâu năm.

Về nguyên tắc chỉ được hưởng mức cao nhất của chính sách cùng loại được quy định tại các văn bản khác nhau, do đó vẫn được hưởng đồng thời hai chế độ khác nhau (Khoản 1 Điều 3 Nghị định này).

Theo Điều 8 Văn bản hợp nhất số: 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ GD&ĐT “Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn” quy định:

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm.

Còn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số: 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ GD&ĐT “Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non”, nêu rõ:

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể: Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);

Căn cứ vào các quy định nêu trên và theo thư bạn viết, nếu như bạn chưa hưởng hết phụ cấp thu hút 5 năm thì trong thời gian nghỉ hè bạn vẫn được hưởng phụ cấp này theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số: 48/2011/TT-BGDĐT.

Nhằm động viên, khích lệ công chức làm việc ở vùng có điều kiện khó khăn, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi dành cho đối tượng này. Một trong số đó là chế độ phụ cấp thu hút.

1. Mức hưởng phụ cấp thu hút là bao nhiêu?

Phụ cấp thu hút hiện đang được quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Theo đó, mức hưởng phụ cấp thu hút cho cán bộ, công chức, viên chức được tính theo công thức:

Mức hưởng = 70% mức lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Trong đó:

1.1 Mức lương hiện hưởng

Mức lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

- Hệ số: Căn cứ vào từng ngạch công chức cụ thể sẽ được hưởng hệ số khác nhau (Hệ số cụ thể của từng ngạch công chức được nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định );

- Mức lương cơ sở: Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2023 trở đi là 1,8 triệu đồng/tháng thay thế cho mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng.

1.2 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Theo quy định tại Thông tư , phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính theo công thức:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở

Tương tự như mức lương hiện hưởng, hệ số của phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng căn cứ vào từng chức vụ cụ thể, ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

1.3 Phụ cấp thâm niên vượt khung

Theo Thông tư , mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính theo công thức:

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng

Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên được tính hưởng thêm 1%.

Lưu ý: Phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

Giáo viên được hưởng thu hút từ thời gian nào
Công chức được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm (Ảnh minh họa)

2. Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thu hút?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, phụ cấp thu hút là phụ cấp được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong quân đội, công an, cơ yếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong đó, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.

- Các xã thuọc khu vực III ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn.

- Các thôn đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút mới nhất

Điều 4 Nghị định 76 nêu rõ, thời gian hưởng là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Đồng thời, Điều 13 Nghị định 76 cũng quy định, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại nơi này gồm:

- Thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội;

- Thời gian làm việc trong Quân đội, Công an và cơ yếu.

Đặc biệt, nếu thời gian đứt quãng chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn.

Khoản 2 Điều 13 Nghị định này hướng dẫn 02 cách tính thời gian thực tế gồm:

- Tính theo tháng: Có từ hơn nửa tháng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính cả tháng; Ngược lại sẽ không tính;

- Tính theo năm: Dưới 03 tháng thì không tính là làm việc tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn; Từ đủ 03 - 06 tháng thì được tính bằng nửa năm công tác; Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.

Trong đó, thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở vùng không có điều kiện đặc biệt khó khăn từ trên 01 tháng; nghỉ không lương liên tục từ 01 tháng trở lên; thời gian bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ… thì không tính vào thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có thể khẳng định, công chức chỉ có thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 05 năm (đủ 60 tháng).

Nói tóm lại, công chức công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn chỉ được hưởng phụ cấp thu hút với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).