Giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lý theo yêu cầu của chương trình. là gì

BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH

1. Mô hình quá trình 3 bước

- Tất cả các quá trình trong thực tế đều được trải qua 3 bước

=> Như vậy, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng đều trải qua 3 bước như trên. Do vậy, máy tính cần phải có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình 3 bước.

2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

- Máy tính ngày nay rất đa dạng và phong phú.

- Tuy nhiên tất cả đền được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra.

- Cấu trúc chung của máy tính gồm 3 khối chức năng cơ bản:

  • Bộ xử lí trung tâm.
  • Thiết bị vào.
  • Thiết bị ra.

- Để lưu thông tin trong quá trình xử lí, máy tính còn có thêm bộ nhớ.

- Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính do con người lập ra.

- Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.

a. Bộ xử lí trung tâm [CPU]

- Được coi là bộ não của máy tính.

- Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

b. Bộ nhớ

- Là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

- Gồm 2 loại:

  • Bộ nhớ trong: lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính là RAM. Khi máy tắt, các thông tin trong RAM sẽ bị mất.
  • Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Bao gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, bộ nhớ Flash [USB]. Các thông tin vẫn được lưu lại khi tắt máy.

- Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ: Byte.

- Ngoài ra còn có các đơn vị dẫn xuất:

  • 1 KB  = 210 Byte = 1024 Byte
  • 1 MB = 210 KB = 1 048 576 Byte
  • 1 GB = 210 MB = 1 073 741 824 Byte

c. Thiết bị vào/ ra

- Còn được gọi là thiết bị ngoại vi.

- Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo giao tiếp với người sử dụng.

- Gồm 2 loại:

  • Thiết bị nhập dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét…
  • Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, loa…  

3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin

- Mô hình hoạt đông 3 bước của máy tính:

  • Input: bàn phím, chuột
  • Xử lý: CPU
  • Output: màn hình, máy in, loa

4. Phần mềm và phân loại phần mềm

a. Phần mềm là gì?

- Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị máy tính kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.

b. Phân loại phần mềm

- Gồm 2 loại chính:

  • ­ Phần mềm hệ thống: Là các chương trình tổ  chức việc quản lý, điều phối các hoạt động và chức năng của máy tính. VD: Hệ điều hành DOS, Windows 98, Windows XP…
  • ­ Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. VD: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ, phần mềm trò chơi…

So sánh hàm max, min với lọc và sắp xếp dữ liệu [Tin học - Lớp 7]

1 trả lời

Câu lệnh nào để Rùa vẽ thành hình lục giác? [Tin học - Lớp 5]

3 trả lời

Dòng nào dưới đây là câu lệnh được viết đúng? [Tin học - Lớp 5]

1 trả lời

Em hãy chỉ ra biểu tượng của phần mềm Logo [Tin học - Lớp 5]

1 trả lời

1HỘI THI TIN HỌC NGÀNH GD&ĐT HƯNG YÊN NĂM 2013ĐỀ CHÍNH THỨCĐỀ THI TRẮC NGHIỆM BẢNG A - TIỂU HỌCNgày thi: 17-4-2013Thời gian làm bài: 30 phút[không kể thời gian phát đề]Họ và tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:..............................Câu 1. CPU có tên đầy đủ tiếng Anh là… A. Central Processing UnitB. Central Pro United C. Central Print UnitedD. Central Pro UnitCâu 2. CPU nằm ở phần nào của máy tính? A. Màn hình B. Chuột C. Bàn phím D. Thân máyCâu 3. “Giúp em đưa thông tin vào để máy tính xử lý theo yêu cầu của chương trình.” Là gì vậy? A. Chuột B. Bàn phím C. Cả hai D. Không cái nàoCâu 4. Phần mềm của máy tính là…….. A. Là tất cả những gì chúng ta có thể nhìn, sờ thấy được của máy tính. B. Là tất cả các chương trình đang có trong máy tính. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai.Câu 5. Các chương trình và thông tin quan trọng của máy tính thường được lưu trên… A. Đĩa CD B. Ổ đĩa cứng C. Ổ đĩa mềm D. Không cái nàoCâu 6. Những thiết bị chứa được các chương trình và các thông tin khác [trong đó có các kết quả làm việc, các tệp tin…] được gọi là……..… A. Thiết bị chứa B. Ổ cứng C. Thiết bị lưu trữ D. Thiết bị thông tinCâu 7. Dạng file có đuôi là .exe là………..? A. File chương trình B. File dữ liệu C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều saiCâu 8. Để sắp xếp một cách khoa học, tiện lợi cho việc quản trị và sử dụng, các tệp tin [file] trong máy tính thường được tổ chức thành…… A. Các đồ thị B. Các phần mềm C. Các Thư mục D. Cả baCâu 9. Để tạo một thư mục tại thư mục gốc, ổ C:\ , em chọn cách nào trong các phương án sau: A. Nhấn phải chuột tại thư mục gốc, ổ C:\ chọn New->Folder. B. Nhấn phải chuột tại thư mục gốc, ổ C:\ chọn New->Shortcut. C. Nhấn phải chuột tại thư mục gốc, ổ C:\ chọn Briefcase. D. Nhấn phải chuột tại thư mục gốc, ổ C:\ chọn Microsoft Word Document.Câu 10. Trong Ms Windows, biểu tượng của thư mục thường có màu gì? A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Vàng2Câu 11. Để xoá và đổi tên cho thư mục, nếu dùng thực đơn sẽ là thực đơn… A. Favourite B. Tool C. Folder D. FileCâu 12. Trong hệ điều hành Windows, xâu kí tự nào dưới đây không thể dùng làm tên tệp? A. Giaymoi.doc B. Baitap.pas C. Anh.bmp D. //vtv.vnCâu 13. Trong hệ điều hành Windows, phải nhấn giữ phím nào khi chọn nhiều tệp hoặc thư mục rời rạc? A. Alt B. Shift C. Ctrl D. EnterCâu 14. Virus máy tính không thể lây lan qua…….. A. mạng máy tính B. máy quét C. đĩa CD D. Thẻ nhớ Flash [USB]Câu 15. Trong phần mềm Paint, để vẽ được hình tròn khi sử dụng công cụ elíp, em phải nhấn giữ đồng thời…. khi vẽ. A. Phím cách B. Phím Alt C. Phím Shift D. Phím EnterCâu 16.Trong phần mềm Paint, nếu tô hoặc vẽ nhầm, để lùi lại bước trước đó giúp em có thể sửa lại được thì em nhấn tổ hợp phím nào? A. Ctrl +V B. Ctrl + B C. Ctrl + O D. Ctrl + ZCâu 17. Từ Telex có ý nghĩa gì liên quan đến soạn thảo văn bản: A. Là tên một phông chữ tiếng Việt. B. Là một kiểu gõ bàn phím tiếng Việt hay dùng, không phụ thuộc vào font hay bảng mã tiếng Việt. C. Là kiểu gõ bàn phím tiếng Việt của phần mềm Unikey. D. Là một cách gõ nhanh tiếng Việt bằng 10 ngón.Câu 18. “Di chuyển con trỏ soạn thảo một cách linh hoạt trên trang soạn thảo mà không làm ảnh hưởng gì đến những phần đã gõ ra.” Là phím nào vậy? A. Các phím Mũi tên B. Dấu cộng C. Phím Shift D. Phím cáchCâu 19. Để mở một trang soạn thảo trống, mới em nhấn tổ hợp phím nào? A. Alt + N B. Ctrl + N C. Shift + N D. Enter + NCâu 20. Để chọn tất cả phần văn bản đã gõ ra, em sử dụng tổ hợp phím nào? A. Ctrl + A B. Ctrl + W C. Ctrl + K D. Shift + A_____________________3HỘI THI TIN HỌC NGÀNH GD&ĐT HƯNG YÊN NĂM 2013ĐỀ CHÍNH THỨCHƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ THI TRẮC NGHIỆM BẢNG A - TIỂU HỌCThời gian làm bài: 30 phútTÓM TẮT ĐÁP ÁN CHẤM- Thang điểm chấm: Với mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm- Chi tiết đáp án:Câu Đáp án đúng Câu Đáp án đúng1 A 11 D2 D 12 D3 C 13 C4 B 14 B5 B 15 C6 C 16 D7 A 17 B8 C 18 A9 A 19 B10 D 20 A-------------HẾT-------------

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • khanhhvuuduy
  • Câu trả lời hay nhất!
  • 31/07/2021

  • Cám ơn 1
  • Báo vi phạm


Video liên quan

Chủ Đề