Hàng hóa y tế nhập khẩu cần tem nhãn gì năm 2024

[HQ Online] - Trả lời Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam liên quan đến vấn đề nhãn hàng hóa trang thiết bị y tế nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết, đối với nhóm mặt hàng là trang thiết bị y tế, nội dung bắt buộc phải theo tính chất mặt hàng quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Theo Tổng cục Hải quan, nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát hải quan, chủ động phát triển, ngăn chặn và xử lý hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5189/TCHQ-GSQL ngày 13/8/2019 chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra một số nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ như: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa.

Đối với nhóm mặt hàng là trang thiết bị y tế, nội dung bắt buộc phải theo tính chất mặt hàng quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cụ thể: Số lưu hành hoặc số giấy phép NK trang thiết bị y tế; số lô hoặc số sê-ri của trang thiết bị y tế; ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, các thông tin khác cũng cần phải có như: Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP cũng có quy định “hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế”.

Theo đó, khi nhập khẩu trên thiết bị y tế để lưu thông tại Việt Nam thì trên nhãn hàng hóa ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế là phù hợp với quy định.

Ngày 11/3/2020, Tổng cục Hải quan có Công văn số 1512/TCHQ-PC hướng dẫn trường hợp nhãn hàng hóa không thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan không xử phạt.

Tuy nhiên, ngày 9/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Bà Đàm hỏi, trường hợp này Công văn số 1512/TCHQ-PC còn hiệu lực không? Nếu không thì đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn cho doanh nghiệp.

Tổng cục Hải quan trả lời vấn đề này như sau:

Công văn số 1512/TCHQ-PC ngày 11/3/2020 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý hàng hóa nhập khẩu có nhãn nhưng không thể hiện đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP không quy định rõ thông tin bắt buộc trên nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu. Do đó, Công văn số 1512/TCHQ-PC hướng dẫn trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa nhập khẩu không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, cơ quan hải quan không xử phạt.

Ngày 9/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Theo đó, Nghị định này đã quy định cụ thể các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam [Khoản 5, Điều 1]; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu [Khoản 4, Điều 1].

Như vậy, cơ sở pháp lý để ban hành Công văn số 1512/TCHQ-PC đã được thay đổi.

Về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nhãn hàng hóa, Chính phủ đã quy định chế tài tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, quy định cụ thể tại Điều 22; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử [Khoản 48, 49, 53, 54, Điều 2].

Khoản 1, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Do đó, các quy định về nhãn gốc hàng hóa nhập khẩu phải được áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định trên để thực hiện. Nếu còn vướng mắc, đề nghị liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn thực hiện theo vụ việc cụ thể.

Đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc trên nhãn gốc phải thể hiện các nội dung gì?

[ii] Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: + Tên hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa.

Dán nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu khi nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: "Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.

Nhân gốc là gì?

Nhãn gốc của hàng hóa là gì? Nhãn gốc của hàng hóa được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau: Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Nhận hàng hóa gồm những gì?

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng.

Chủ Đề