Hco3 là gì

Ths Cao Thành Vân - Khoa ICU

Việc theo dõi và điều chỉnh các rối loạn thăng bằng toan kiềm và tình trạng oxy hóa máu đặc biệt quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ở nhiều chuyên khoa, nhất là các bệnh nhân nặng ở các khoa phòng, ở các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực. Vì vậy, xét nghiệm khí máu động mạch là hết sức cần thiết.

Có nhiều thông số ở một kết quả khí máu động mạch và mỗi thông số có một ý nghĩa riêng, trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách đánh giá nhanh kết quả khí máu.

Hco3 là gì

I/ Giá trị bình thường của một số chỉ số chính:

1/ Phân áp oxy trong máu động mạch (PaO­2):

  • Bình thường: 80 mmHg ≤ PaO2 ≤ 90 ± 5 mmHg.

2/ Phân áp Carbon dioxide trong máu động mạch (PaCO2):

  • Bình thường:        35 mmHg ≤ PaCO2 ≤ 45 mmHg.
  • Chấp nhận được:  30 mmHg ≤ PaCO2 ≤ 50 mmHg.

Tuy nhiên giới hạn này của PaO2 và PaCO2 có thể thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo bệnh lý nguyên nhân.

3/ Chỉ số pH:

  • Bình thường:        7,35 ≤ pH ≤ 7,45.
  • Chấp nhận được:  7,30 ≤ pH ≤ 7,50.

4/ Chỉ số Bicarbonate thực tế (HCO3- A):

  •  Bình thường:       22 mmol/l ≤  HCO­3-  ≤ 26 mmol/l.
  •  Chấp nhận được: 20 mmol/l ≤  HCO­3-  ≤ 28 mmol/l.

5/ Chỉ số kiềm dư dịch ngoại bào (BEecf hay SBE):

  • Bình thường:        - 3 mmol/l ≤ BEecf ≤ + 3 mmol/l.
  • Chấp nhận được:  - 5 mmol/l ≤ BEecf ≤ + 5 mmol/l.
  • Lượng acid hay base cần bù = 1/2 (BEecf x BW).

Trong đó BEecf (mmol/l) là chỉ số kiềm dư dịch ngoại bào và BW (kg) là trọng lượng cơ thể. Ban đầu chỉ nên bù 1/2 rồi làm lại khí máu động mạch sau 30 phút để điều chỉnh lại lần cuối.

6/ Khoảng trống anion (AG):

  • AG = Na+ - HCO3- - Cl- = 12 ± 2.

Lưu ý: Khoảng trống anion thường giảm 2,5 meq/l cho mỗi 10g/l albumim máu bị giảm.

II/ Các bước đánh giá kết quả khí máu động mạch:

1/ Bước 1: Xác định nhiễm toan hay nhiễm kiềm.

  • Nếu pH < 7,35 : Nhiễm toan.
  • Nếu pH > 7,45 : Nhiễm kiềm.

2/ Bước 2: Xác định rối loạn do hô hấp hay chuyển hóa.

  • Do hô hấp: pH và PaCO2 thay đổi ngược chiều.
  • Do chuyển hóa: pH và PaCO2 thay đổi cùng chiều. 

3/ Bước 3: Xác định bù trừ cho rối loạn nguyên phát đã đủ chưa.

  • Toan chuyển hóa: PaCO2 bù = [ ( 1,5 x HCO3- ) + 8] ± 2.
  • Toan hô hấp cấp: HCO3-  tăng = 0,1 x (PaCO2 – 40).
  • Toan hô hấp mạn: HCO3- tăng = 0,35 x (PaCO2 – 40).
  • Kiềm chuyển hóa: PaCO2 tăng = 40 + 0,6 x (HCO3- - 24).
  • Kiềm hô hấp cấp:  HCO3- giảm = 0,2 x (40 - PaCO2).
  • Kiềm hô hấp mạn: HCO3- giảm = 0,5 x (40 - PaCO2) đến 0,7 x (40 - PaCO2).

Nếu bù trừ không đủ thường do các rối loạn toan kiềm hỗn hợp.

4/ Bước 4: Tính khoảng trống anion (nếu có toan chuyển hóa).

  • AG = Na+ - HCO3- - Cl- = 12 ± 2.

Nếu AG tăng, cần xác định có rối loạn chuyển hóa nào khác không.

5/ Bước 5: Tính HCO3- điều chỉnh.

Là HCO3- trước khi xảy ra toan chuyển hóa có tăng AG.

  • HCO3- điều chỉnh = HCO3- đo + (AG – 12).
  • Nếu HCO3- điều chỉnh ≥ 24 ± 2 có kèm kiềm chuyển hóa nguyên phát.
  • Nếu HCO3- điều chỉnh < 24 ± 2 có kèm toan chuyển hóa nguyên phát.

Trên đây là các bước để đánh giá nhanh một kết quả khí máu động mạch. Tuy nhiên cần phân tích dựa trên bệnh sử, tiền sử và chế độ điều trị hiện tại để có nhận định chính xác và xử trí phù hợp.

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớcTrang kế >>

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 4 2015 09:00

Hco3 là gì

1. Rối loạn toan kiềm là gì? Rối loạn toan kiềm là tình trạng mất cân bằng các chỉ số pH, PaCO2 và HCO3 trong cơ thể.

Để duy trì sự sống, dịch trong cơ thể phải cân bằng toan kiềm (acid và base). Việc xác định toan kiềm của cơ thể dựa vào chỉ số pH máu thông qua xét nghiệm khí máu động mạch. Độ toan kiềm bình thường của dịch cơ thể là trung tính pH 7,35-7,45, toan (acid) khi pH < 7,35, kiềm (base) khi pH >7,45). Còn chỉ số pH > 7,8 và < 6,8 thì cơ thể sẽ không tồn tại sự sống.

2. Làm thế nào cơ thể điều hòa sự cân bằng toan kiềm? – Điều hòa qua các hệ đệm của cơ thể: + Hệ đệm bicarbonat (H2CO3 và NaHCO3). + Hệ đệm phosphat (NaH2PO4 và Na2HPO4). + Hệ đệm hemoglobin (H – Hemoglobin và B – Hemoglobin). + Hệ đệm protein (H – protein và B – protein (B là cation). – Điều hoà qua hô hấp. – Điều hoà qua thận.

– Điều hoà qua trao đổi ion.

3. Phân loại rối loạn toan kiềm? – Nhiễm toan chuyển hóa khi HCO3− < 24 mEq/L. Nguyên nhân là: + Tăng sản xuất acid. + Ăn vào nhiều acid. + Giảm bài tiết acid qua thận. + Mất HCO3− qua thận hoặc đường tiêu hóa. – Nhiễm kiềm chuyển hóa khi HCO3− > 24 mEq/L. Nguyên nhân là: + Mất acid. + Giữ HCO3.− – Nhiễm toan hô hấp khi PCO2> 40 mmHg. Nguyên nhân là: + Giảm thông khí. – Nhiễm kiềm hô hấp khi PCO2< 40 mmHg. Nguyên nhân là: + Tăng thông khí.

– Rối loạn toan kiềm hỗn hợp: Bao gồm ≥ 2 rối loạn chính.

4. Những bệnh lý thường gây ra rối loạn toan kiềm? – Suy hô hấp do mọi nguyên nhân: Tại phổi hoặc ngoài phổi. – Suy tuần hoàn, sốc do các nguyên nhân. – Suy thận và bệnh lý ống thận. – Bệnh nội tiết: Đái tháo đường nhiễm toan ceton, bệnh vỏ thượng thận, suy giáp. – Hôn mê, ngộ độc. – Bệnh tiêu hóa: Tiêu chảy, rò ruột, rò túi mật hoặc ruột non, tụy tạng.

– Các rối loạn điện giải: Tăng giảm Kali, Chlor máu.

5. Các xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán rối loạn toan kiềm? Xét nghiệm khí máu động mạch: – pH máu. pH máu động mạch: Bình thường 7,35 – 7,45. – PaCO2 máu động mạch: Bình thường 35 – 45 mmHg. – HCO3-: Bình thường 24 – 28 mEq/L. – Kiềm dư (Base Excess – BE): Bình thường -2 đến + 2 mEq/L. – PaO2 máu động mạch: Bình thường >80 mmHg. Xét nghiệm điện giải đồ: – Natri máu: Bình thường 135 – 145 mmol/l. – Kali máu: Bình thường 3,5 – 4,5 mmol/l.

– Clo máu: Bình thường 90 – 110mmol/l.

6. Hậu quả lâm sàng của rối loạn toan kiềm?

7. Điều trịrối loạn toan kiềm như thế nào?
Rối loạn toan kiềm là bất thường nghiêm trọng của cơ thể, thường xuất hiện trên những nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, phức tạp nên cần được chẩn đoán sớm bằng các xét nghiệm đặc hiệu và điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện.

Xét nghiệm khí máu động mạch giúp đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của bệnh nhân. Những chỉ số để đánh giá quan trọng như: pH, PaO2, PaCO2, HCO3,...

Khí máu động mạch là xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của người bệnh.

Xét nghiệm sẽ giúp cung cấp những thông số như pH máu, áp suất khí carbonic trong máu động mạch (PaCO2), nồng độ bicarbonat trong huyết tương HCO3-, độ bão hòa oxy trong máu động mạch (SaO2) và áp suất riêng phần của oxy hòa tan trong máu động mạch (PaO­2). Kết quả khí máu bình thường khi:

  • pH: 7,35-7,45
  • PaCO2: 35-45 mmHg
  • HCO3-: 22-26 mmol/l
  • PaO2: 80-100mmHg
  • SaO2: 95-100%.

Ý nghĩa chỉ số HCO3 trong kết quả khí máu động mạch

Cách lấy mẫu xét nghiệm khí máu động mạch

Xét nghiệm khí máu động mạch được chỉ định trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị, đặc biệt là đối với những bệnh nhân nặng. Đối với bệnh nhân cần thở máy, kết quả xét nghiệm khí máu động mạch được thực hiện trước khi thở máy sẽ giúp điều chỉnh thông số thở máy.

Kết quả khí máu động mạch hầu hết đều tính giá trị HCO3- và kiềm dư nhằm tìm ra các nguyên nhân chuyển hóa trong rối loạn toan kiềm, hoặc cơ chế bù trừ của rối loạn kiềm toan chuyển hóa. HCO3- và kiềm dư đặc biệt có ích khi nguyên nhân rối loạn toan kiềm kết hợp cả chuyển hóa và hô hấp. Kết quả xét nghiệm cho giá trị của HCO3- và kiềm dư bình thường có thể loại trừ được rối loạn toan kiềm do nguyên nhân chuyển hóa.

Để đánh giá toan kiềm cần thực hiện xem xét các chỉ số:

  • pH: Toan máu khi pH<7,35,>7,45. Trong giới hạn 7,35-7,45 có thể là bình thường hoặc rối loạn toan-kiềm hỗn hợp.
  • PaCO2 và HCO3-: Nhằm xác định rối loạn toan-kiềm máu là do nguyên nhân chuyển hóa hay hô hấp.

Ý nghĩa chỉ số HCO3 trong kết quả khí máu động mạch

Đánh giá toan kiềm cần dựa vào các chỉ số tiêu chuẩn

  • Nếu nguyên nhân chuyển hóa là tiên phát thì cần đánh giá hô hấp có bù trừ không.
  • Trong trường hợp kết quả cho ra toan chuyển hóa cần tính anion gap (AG) để tìm ra nguyên nhân. Anion dư không đo được, là nguyên nhân cho các tình trạng toan như nhiễm acid lactic, toan do nhiễm ceton acid, suy thận, ngộ độc. Toan chuyển hóa với anion gap bình thường có liên quan đến tăng Cl- máu, gây ra bởi truyền dịch quá mức cũng như là mất HCO3- qua đường tiêu hóa do tiêu chảy hoặc mất HCO3- qua thận.

Tóm lại, giá trị HCO3- trong kết quả xét nghiệm khí máu động mạch nhằm tìm ra các nguyên nhân chuyển hóa trong rối loạn toan kiềm, hoặc cơ chế bù trừ của rối loạn kiềm toan chuyển hóa.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu thực hiện xét nghiệm khí máu động mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

  • Xét nghiệm khí máu động mạch để làm gì?
  • Các chỉ số PaO2, PaCO2, FiO2 trong kết quả xét nghiệm khí máu động mạch
  • Suy hô hấp cấp nguy hiểm như thế nào?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec