Hiện có máy ngôi mộ tập thể của các tù chính trị tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Mảnh đất Tây Nguyên đất đỏ vốn có truyền thống lịch sử vô cùng hào hùng, không ít sự kiện, những trận đánh lịch sử diễn ra ở nơi đây. Di tích lịch sử ngục Kon Tum là một trong những nhân chứng cho những gian lao, những sự hi sinh anh dũng mà nhân dân Tây Nguyên đã trải qua để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Xem thêm: DU LỊCH KON TUM – VỀ VỚI VÙNG THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

Di tích lịch sử ngục Kon Tum

Hiện có máy ngôi mộ tập thể của các tù chính trị tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Khung cảnh từ ngoài vào của di tích lịch sử ngục Kon Tum (Ảnh: ST)

Nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, hạ lưu con sông Đăk Blam, di tích lịch sử ngục Kon Tum là nhà tù do người Pháp xây dựng để giam giữ các tù binh chính trị, các nhà yêu nước, chiến sỹ cách mạng của nước ta trong giai đoạn cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Sau năm 1975, khi mà chiến tranh đã kiến thúc và đất nước được trả lại độc lập tự do thù nơi đây trở thành khu di tích lịch sử của nước ta. Đến nay, nơi đây còn lại tám bia tưởng niệm và ngôi mộ của các liệt sĩ. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ tầm 500 tù binh chính trị của nước ta và gần một nửa các chí sĩ yêu nước đã nằm lại đây mãi mãi.

Hiện có máy ngôi mộ tập thể của các tù chính trị tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Thắp hương tưởng niệm ở di tích lịch sử ngục Kon Tum (Ảnh: ST)

Nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1988. Tổng thể khu di tích được chia thành 4 khu vực chính bao gồm: Nhà tưởng niệm, Nhà Truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể.

Hiện có máy ngôi mộ tập thể của các tù chính trị tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Khu di tích ngục Kon Tum cũng là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật (Ảnh: ST)

Nơi đây thực sự có nhiều ý nghĩa đối với nhân dân Tây Nguyên bởi nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Đến tham quan di tích lịch sử này du khách vừa có được thêm kiến thức lịch sử, vừa được hiểu hơn về những năm tháng gian khó của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ đây, chúng ta sẽ thêm tự hào về sức mạnh, tinh thần của con người Việt Nam và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để vừa tạo dựng cuộc sống cho bản thân, vừa để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, không phụ công lao của các bậc anh hùng đi trước.

Hiện có máy ngôi mộ tập thể của các tù chính trị tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Không gian trưng bày bên trong di tích lịch sử ngục Kon Tum (Ảnh: ST)

Nếu có cơ hội đến Kon Tum hay các tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành chút thời gian ghé qua di tích lịch sử này để hiểu hơn về những năm tháng anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như thêm tự hào về tinh thần lớn đã hình thành và kết tinh giúp đất nước ta đánh bại mọi cuộc xâm lược của các cường quốc lớn nhất Thế giới.

Xem thêm:

11/12/2021 13:01

Nhân kỷ niệm 90 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12/12/1931 - 12/12/2021), tôi có dịp tìm hiểu kỹ hơn về những giá trị lịch sử và công tác bảo tồn di tích lịch sử này. Qua tìm hiểu lịch sử và hình ảnh tượng đài sừng sững, hiên ngang tại di tích, cho thấy khí tiết người cộng sản vẫn luôn sáng ngời theo thời gian.

Theo anh Mai Văn Nhưng - Trưởng phòng Quản lý di tích (Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum), Ngục Kon Tum là một trong những nơi được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên. Đây là nơi giam giữ tù chính trị với khoảng trên 500 người và là “lò giết người” tàn bạo trong giai đoạn 1930-1933 của thực dân Pháp. Chỉ trong 6 tháng (12/1930 – 6/1931) đã có 210 người trên tổng số 295 người tù bị chết do cuộc sống hà khắc, lao động khổ sai dẫn tới ốm đau và bị giết hại. Số tù nhân chết vượt xa so với các nhà đày cùng thời như Sơn La, Buôn Ma Thuột, Lao Bảo…

Mặc dù bị đoạ đày, đàn áp dã man, nhưng những tù chính trị của ta đã biến Ngục Kon Tum trở thành “trường học cách mạng”, là nơi hun đúc ý chí cho nhiều chiến sĩ cộng sản. Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập tại Ngục Kon Tum vào tháng 9 năm 1930 với tên gọi Chi bộ binh. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng, có tính bước ngoặt, xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào đấu tranh cách mạng tại Kon Tum - tạo cầu nối giữa cách mạng Kon Tum với phong trào cách mạng trong cả nước.

Hiện có máy ngôi mộ tập thể của các tù chính trị tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum
Bảo dưỡng các mô hình, hiện vật tại di tích Ngục Kon Tum. Ảnh: TT

Đối lập với mục đích của kẻ thù, Ngục Kon Tum đã trở thành nơi các chiến sĩ cách mạng thể hiện khí tiết cao cả của người cộng sản, là nơi khơi nguồn cho dòng chảy văn học - nghệ thuật và báo chí cách mạng yêu nước ở Kon Tum. Từ trong ngục tù, những người cộng sản đã sáng tạo ra một hình thức sinh hoạt thơ phú lấy tên “Tao đàn ngục thất”, nhằm mục đích  nuôi dưỡng, hun đúc tinh thần cách mạng, lý tưởng yêu nước cho mọi người. Bởi vậy, nơi đây nhiều tác phẩm đã được ra đời với nội dung tố cáo tội ác thực dân Pháp, động viên, cổ vũ tinh thần đoàn kết đấu tranh chung của anh em trong chốn lao tù.

Anh Nhưng cho biết: Một trong những sự kiện lớn nhất, gắn liền với lịch sử của Ngục Kon Tum chính là Cuộc đấu tranh Lưu huyết của các tù chính trị nơi đây. Cuộc đấu tranh đã gây chấn động đối với thực dân Pháp ở ngay tại Kon Tum và toàn cõi Đông Dương dù là cuộc đấu tranh không cân sức giữa những người tù bị xiềng xích, gông cùm với binh lính địch. Sự kiện này đã ghi dấu hình ảnh các chiến sĩ ngã xuống để giữ gìn khí tiết người cộng sản. Qua đó, tạo sĩ khí cho nhân dân và các dân tộc tỉnh Kon Tum luôn hướng về Đảng để giành độc lập, tự do.

Ngày nay, di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã trở thành nơi góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho người dân, đồng thời là địa chỉ đỏ, điểm tham quan cho du khách khi đến với Kon Tum. Hàng năm, Khu di tích lịch sử đón hơn 10.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đặc biệt, năm 2015, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum được chọn là một trong ba điểm cầu truyền hình trực tiếp “Đảng và mùa xuân” chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2015).

Tuy nhiên, trải qua thời gian, khí hậu khắc nghiệt và những tác nhân khác, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum có nhiều thay đổi. Một số di tích gốc bị hư hỏng, biến dạng, xuống cấp. Tại “Nhà lao trong” là khu mộ liệt sĩ, hiện trạng chỉ còn là phế tích. “Nhà lao ngoài” với tổng diện tích 704 m2 đã bị chồng lấn với Nhà trưng bày. Dấu tích nơi thực dân Pháp bắt các tù chính trị đắp mố, định xây cầu qua sông Đăk Bla trước đây cao gần 7m, tuy nhiên do trận lũ năm 2009, gò đất bị xói lở, hiện chỉ còn cao khoảng 2m, đường kính 20m.

Cũng từ trận lũ năm 2009, hàng rào phía Nam, giáp bờ sông Đăk Bla đã bị hư hỏng hoàn toàn và đến nay vẫn chưa được làm lại. Khu di tích lại ở cách xa khu dân cư, vắng người, nên rất khó khăn cho công tác bảo vệ an ninh, tài sản, đặc biệt là hiện vật, tài liệu,… đang được lưu giữ, trưng bày tại đây.

Được biết trong những năm qua, các ngành chức năng đã đảm nhận công tác bảo tồn Ngục Kon Tum qua nhiều phần việc, hạng mục. Điển hình như từ năm 1999 – 2000 đã tôn tạo một số di tích gốc (gò đất, hai ngôi mộ chung và bảo vệ nền móng nhà lao cũ); xây dựng mới nhà trưng bày, 2 nhà đón tiếp khách và làm việc, tượng đài bất khuất, sân hành lễ. Đồng thời, năm 2007 – 2013 thông qua chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp, xây dựng mô hình trưng bày nhà lao, sa bàn và tái hiện cảnh lao động khổ sai…  

Ông Phan Văn Hoàng - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh cho biết: Mặc dù trong những năm qua, công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Ngục Kon Tum luôn được quan tâm, nhưng thực chất chưa phát huy hết được hiệu quả các yếu tố gốc của di tích này. Nguyên nhân do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế, công tác phối hợp triển khai chưa đồng bộ. Trong thời gian tới (giai đoạn 2021 – 2025), Sở VHTTDL phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện dự án tôn tạo, phục dựng di tích lịch sử Ngục Kon Tum nhằm đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum cùng du khách trong và ngoài nước đến tham quan.    

Tất Thành