Hình ảnh so sánh và sự vật so sánh

Bài 1: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó:

a]

Quạt nan như lá

Chớp chớp lay lay

Quạt nan rất mỏng

Quạt gió rất dày.

b]

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

c] Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp.

d] Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy những dải hoa xoan đã phủ kín cành cao cành thấp, tựa như những áng mây phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc

Bài 2:Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Tán bàng xòe ra giống như.... [Cái ô, mái nhà, cái lá]

Những lá bàng mùa đông đỏ như... .................. [ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời]

Bài 3:Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Mặt nước hồ trong tựa như............………………………………………………………………….

Bài 4:Câu: "Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển." được viết theo mẫu câu nào?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

d. Cái gì thế nào?

Bài 5:Câu 'Em còn giặt bít tất' thuộc mẫu câu

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. a, b đều đúng

d. a, b đều sai

Bài 6: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

Em muốn giúp mẹ nhiều hơn, để mẹ đỡ vất vả

Bài 7: Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau:

a] Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.

b]

Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy

c] Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện

Bài 8:Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh.

a. Những chú gà con chạy như lăn tròn.

b. Những chú gà con chạy rất nhanh.

c. Những chú gà con chạy tung tăng.

Bài 9:Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

Bài 10: Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

Bài 11:Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Tiếng suối ngân nga như..........................

Bài 12: Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc [mâm khổng lồ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em] để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:

- Tiếng suối ngân nga như ........................................................................

- Mặt trăng tròn vành vạnh như..................................................................

- Trường học là...........................................................................................

- Mặt nước hồ trong tựa như ......................................................................

Bài 13:Tìm từ chỉ sự vật, từ so sánh ở các câu dưới:

a] Ai nặng nên hình b] Trời như cánh đồng

Khế chia năm cánh Xong mùa gặt hái

Khế chín đầy cây Diều em lưỡi liềm

Vàng treo lóng lánh. Ai quên bỏ lại.

Bài 14:Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Mặt trăng tròn vành vạnh như..................

Bài 15:Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Trường học là......................

Bài 16: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau:

a] Từ xa, tiếng thác dội về nghe như .............................................................

b] Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít như......................................................

c] Tiếng sóng biển rì rầm như.....................................................................

Bài 17:Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Sương sớm long lanh như ........ [những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát]

Bài 18: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Nước cam vàng như............... [mật ong,lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín]

Bài 19: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây :

a] Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc mẹ.

b] Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.

c] Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng buổi sớm.

Bài 20:Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Hoa xoan nở từng chùm như.............. [những chùm sao, chùm nhãn, chùm vải]

Bài 21:Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ''thế nào''

Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Bài 22:Gạch chân bộ phận câu trả lời câu hỏi ''thế nào''

Bạn Tuấn rất khiêm tốn và thật thà.

Bài 23: Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

Tiếng việt lớp 3 so sánh là bài học tương đối dễ. Chỉ cần các em học sinh nắm được quy tắc và dấu hiệu nhận biết là có thể làm tốt bài tập.

Bài tiếng việt lớp 3 so sánh sẽ giúp các em học sinh hiểu cơ bản về biện pháp tu từ so sánh. Đây là biện pháp tu từ phổ biến mà các em rất hay gặp và áp dụng trong chương trình tiếng việt ở bậc tiểu học. Vuihoc.vn sẽ hướng dẫn các em học bài luyện từ và câu “So sánh” dễ dàng ngay bây giờ.

1. Kiến thức về luyện từ và câu: "So sánh"

2. Giải bài tập sách giáo khoa phần luyện từ và câu: So sánh

Vuihoc.vn hướng dẫn giúp các em giải các bài tập giáo khoa tiếng việt lớp 3 hình ảnh so sánh dưới đây.

2.1. Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ

a]

Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều.

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

PHẠM CÚC

Trả lời:

Những hình ảnh so sánh là:

- Sức lực của cháu được so sánh với sức lực của ông  trong câu “Cháu khỏe hơn ông nhiều”.

- Ông được so sánh với “buổi trời chiều” vì lý do là ông đã già như buổi trời chiều xế bóng.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu khỏe mạnh, ngày một lớn mạnh.

b]

Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Những hình ảnh so sánh là:

- Trăng được so sánh với đèn

- Trăng khuya sáng hơn đèn

c]

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

TRẦN QUỐC MINH

Những hình ảnh so sánh là:

- Những ngôi sao thức được so sánh với mẹ thức

- Mẹ được so sánh với ngọn gió trong câu “mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.

2.2. Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ

Trả lời:

Các từ so sánh có trong khổ thơ là: hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là.

2.3. Tìm các sự vật được so sánh trong đoạn thơ

Trả lời:

- Quả dừa so sánh với đàn lợn

- Tàu dừa so sánh với chiếc lược.

2.4. Hãy tìm từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Trả lời

  • Câu: Quả dừa giống như đàn lợn

Quả dừa tựa đàn lợn

Quả dừa nhìn y như đàn lợn

Quả dừa chẳng khác chi đàn lợn

  • Câu: Tàu dừa như chiếc lược

Tàu dừa trông như chiếc lược

Tàu dừa giống hệt chiếc lược

Tàu dừa chẳng khác chi chiếc lược

3. Bài tập phần tiếng việt lớp 3 so sánh

Các em học sinh cố gắng học bài tiếng việt lớp 3 so sánh thật tốt để giúp các em diên đạt câu văn nhuần nhuyễn hơn. Rèn luyện tốt luyện từ và câu so sánh, các em học sinh cũng học tập làm văn hay hơn. Lên Vuihoc.vn để được các thầy cô hướng dẫn học bài tiết việt lớp 3 so sánh vừa dễ hiểu và thú vị nhé! Chúc các em học tốt!

Giúp con nắm vững kiến thức trong SGK, vận dụng tốt vào giải bài tập và đề kiểm tra. Mục tiêu điểm 10 môn Toán.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày

Video liên quan

Chủ Đề