Vốn đầu tư và vốn điều lệ có giống nhau không

Chúng ta thường nghe nhiều đến khái niệm về vốn điều lệ, vốn pháp định được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn khái niệm về vốn đầu tư của doanh nghiệp thì nhiều người còn lạ lẫm và nhầm lẫn với các loại vốn khác. Để hiểu hết ý nghĩa của các loại vốn này cũng như phân biệt được vốn đầu tư và vốn điều lệ chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin sau.

1. Hiểu biết về vốn điều lệ

Vốn điều lệ công ty được hiểu là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu, trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu.

2. Hiểu biết về vốn đầu tư

Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở.

>> Xem thêm: Cách ghi nhận góp vốn kinh doanh bằng tiền mặt

3. Phân biệt vốn đầu tư và vốn điều lệ

Đối với những doanh nghiệp trong nước thì chúng ta chỉ quen với khái niệm vốn điều lệ.

Có một khái niệm quen thuộc đi liền với các doanh nghiệp FDI đó là vốn đầu tư. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay.

Có một câu hỏi đặt ra cho rất nhiều người đó là vốn góp thực hiện dự án có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không?

Một số trường hợp thì 2 số vốn này bằng nhau. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp những doanh nghiệp FDI, khi thành lập công ty ở Việt Nam với dự án đầu tiên, số vốn phải góp ít nhất bằng vốn Điều lệ trong thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy có thể hiểu thông thường thì vốn điều lệ của công ty cũng đồng thời là vốn góp để thực hiện dự án.
  • Trường hợp không bằng đó là Vốn điều lệ là phần vốn cam kết góp trong một thời hạn và được ghi vào Điều lệ của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư được quy định đối với từng dự án đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án.

Như vậy, khi một doanh nghiệp FDI lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, số vốn góp tối thiểu phải bằng vốn điều lệ, hay nói cách khác, thông thường số vốn góp thực hiện dự án sẽ bằng vốn điều lệ trong trường hợp này. Tuy nhiên số vốn góp này không bị giới hạn, nếu nhà đầu tư muốn triển khai nhiều dự án hơn trong tương lai. Vì vậy, không nên hiểu, trong mọi trường hợp, vốn điều lệ đều bằng vốn góp thực hiện dự án.

Như vậy, với những thông tin trên, các bạn đã có thể nắm và phân biệt được 2 khái niệm này để không còn nhầm lẫn.

>> Thông tin liên quan: Các doanh nghiệp đang dùng Phần mềm quản lý sản xuất nào?
>> Xem thêm: Cách phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Khi thành lập công ty tại Việt Nam, nhà đầu tư quan tâm đến số lượng tiền cần phải bỏ ra để đầu tư, số vốn tối thiểu là bao nhiêu. Các nhà đầu tư cũng có nhiều câu hỏi về vốn điều lệ là gì, vốn đầu tư là gì, có phải vốn điều lệ chính là vốn đầu tư hay không. Bài viết sau đấy công ty Luật Việt An sẽ giải đáp các thắc mắc này cho các nhà đầu tư.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Theo quy định của Luật đầu tư 2014

“Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

“Vốn đầu tư của dự án [gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động”

Như vậy, điểm giống nhau ở đây của Vốn điều lệ và Vốn đầu tư cùng là tài sản hoặc tiền mặt mà nhà đầu tư dùng vào để hoạt động kinh doanh.

Khái niệm về Vốn điều lệ thường được sử dụng trong các công ty vốn Việt Nam được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là vốn đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập của thành viên, cổ đông công ty. Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ và phải làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vốn điều lệ có thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và ghi nhận tại Điều lệ của doanh nghiệp.

Đối với các công ty vốn nước ngoài, Vốn đầu tư được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy Vốn điều lệ cũng được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp này chính là tổ chức thực hiện dự án đầu tư có thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Vốn đầu tư bằng vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án cộng với vốn huy động.

Thời hạn góp vốn của nhà đầu tư được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đối với dự án thành lập mới, thời hạn này thông thường đúng bằng thời hạn góp vốn điều lệ: 90 ngày để từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức thực hiện dự án.

Một doanh nghiệp kinh doanh có thể có nhiều dự án, mỗi dự án được ghi nhận số vốn đầu tư vào dự án riêng biệt.

Như vậy, sự khác nhau giữa Vốn điều lệ và Vốn góp của nhà đầu tư trong vốn đầu tư như sau:

Có trường hợp vốn điều lệ bằng với vốn góp của nhà đầu tư. Thông thường khi nhà đầu tư thành lập mới dự án và thực hiện thành lập tổ chức thực hiện dự án [thành lập doanh nghiệp] vốn góp của nhà đầu tư sẽ bằng với vốn điều lệ. Vốn góp của nhà đầu tư tối thiểu bằng vốn điều lệ để nhà đầu tư có tài sản góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức thực hiện dự án. Tuy vậy, không thể hiểu mặc định trong trường hợp này vốn điều lệ sẽ bằng vốn góp của nhà đầu tư.

Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư có thể tăng vốn góp của nhà đầu tư vào dự án mà không cần tăng vốn điều lệ.

Trong bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi: Vốn điều lệ là gì ? Vốn đầu tư dự án là gì? Hai loại vốn này có phải là một hay có những điểm khác nhau như thế nào?

1. Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Theo như quy định trên thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp hoặc là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty. Hiện nay Luật doanh nghiệp không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty là bao nhiêu mà cho doanh nghiệp tự lựa chọn và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh và khả năng thực tế mà doanh nghiệp. Mặc dù không quy định về mức vốn điều lệ nhưng Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về thời hạn góp vốn đối với những công ty mới thành lập là “90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

2. Vốn đầu tư dự án là gì?

Vốn đầu tư là khái niệm thường được dùng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [doanh nghiệp FDI]. Có thể hiểu vốn đầu tư là tiền hoặc những tài sản khác được dùng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư dự án là tổng các nguồn vốn góp vào một dự án đầu tư để thực hiện dự án đó. Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì “Vốn đầu tư của dự án là vốn góp của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án đầu tư được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Tuy nhiên trong một số trường hợp vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án không phải là một. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì “Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

Vốn đầu tư dự án có thể bao gồm: Vốn điều lệ của doanh nghiệp [góp một phần hoặc góp toàn bộ], Vốn vay từ ngân hàng,

Vốn góp của các nhà đầu tư khác vào dự án đó..v..v.. Một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư hoặc chỉ có 1 dự án đầu tư tùy vào tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.

3. Phân biệt vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án

Vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án đều là tài sản hoặc tiền mặt do các nhà đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hai loại vốn này lại có những điểm khác nhau như sau:

  • Vốn điều lệ là thuật ngữ thường được dùng với các doanh nghiệp trong nước còn vốn đầu tư dự án thường được dùng cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài [FDI];
  • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản đã góp hoặc cam kết sẽ góp của các thành viên công ty, tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng đăng ký mua khi thành lập công ty. Còn vốn đầu tư dự án bao gồm cả tổng phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay.
  • Vốn điều lệ là phần vốn cam kết góp trong một thời hạn không quá 90 ngày và được ghi vào Điều lệ của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư dự án của doanh nghiệp được quy định đối với từng dự án đầu tư, trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư có thể tăng vốn góp vào dự án bất kỳ lúc nào mà không cần thiết phải tăng vốn điều lệ.

Vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án là những khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, hy vọng với bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về vốn điều lệ và vốn đầu tư dự án trong doanh nghiệp. 

Video liên quan

Chủ Đề