Khái quát một số đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

1. Vị trí địa lí, địa hình
– Châu Đại Dương gồm :
+ Lục đại Ôxtrâylia
+ 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
– Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
– Châu Đại Dương thời gian gần đây được gộp từ 2 Châu: Châu Đại Dương và Châu Úc.

Khái quát một số đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương

Hinh 48.1. Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương

2. Khí hậu, thực vật và động vật
– Khí hậu:
+ Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
– Thực, động vật:
+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển do nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn.
+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn …

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 145 SGK Địa lý 7) Dựa vào hình 48.2 (trang 148 SGK Địa lý 7), cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.

Khái quát một số đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương

Hinh 48.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng thuộc châu Đại Dương

+ Trạm Gu-am:
-Nhiệt độ cao nhất: 28oC (tháng 6)
-Nhiệt độ thấp nhất: 26oC (tháng 1)
-Chế độ nhiệt chênh lệch: 2oC
-Các tháng mưa nhiều: 7, 8, 9, 10.
+ Trạm Nu-mê-a:
-Nhiệt độ cao nhất: 26oC (tháng 2)
-Nhiệt độ thấp nhất: 20oC (tháng 8)
-Chế độ nhiệt chênh lệch: 6oC
-Các tháng mưa nhiều: 11, 12, 1, 2, 3, 4.
=> Nhìn chung, khí hậu các đảo thuộc châu Đại Dương mang tính nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.

? (trang 146 SGK Địa lý 7) Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.
Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương.
– Đảo lục địa : Được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.
– Đảo đại dương: Hình thành do 2 nguồn gốc :
+ Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.
+ Do sự phát triển của san hô.

? (trang 146 SGK Địa lý 7) Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.

? (trang 146 SGK Địa lý 7) Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ?
Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.

Xem thêm về Châu Đại Dương tại đây!

TRƯỜNG THCS HÒA ANMÔN: ĐỊA LÍ 7GIÁO VIÊN: VÕ THÀNH ĐƯỢC KIỂM TRA BÀI CŨ:1. Trình bày khái quát về đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực?Trả lời: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực gồm:-Vị trí, giới hạn: + Nằm ở tận vùng cực Nam của Trái Đất.+ Bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.+ Diện tích 14,1 triệu km2-Khí hậu: Lạnh giá quanh năm, nhiệt độ luôn dưới 00C.- Địa hình: Là một cao nguyên băng khổng lồ.- Sinh vật: Thực vật không tồn tại, động vật gồm: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh…- Khoáng sản: Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên… KIỂM TRA BÀI CŨ:2. Trình bày sơ lược về lịch sử khám phá và nghiêng cứu châu Nam Cực?Trả lời:- Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất.- Con người phát hiện ra châu Nam Cực vào cuối thế kỉ XIX, đến đầu thế kỉ XX mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực.- Từ năm 1957, việc nghiêng cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.- Ngày 1-12-1959 có 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực.- Là châu lục chưa có dân cư sinh sống thường xuyên. Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNGBài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH:a. Vị trí:- Quan sát lược H48.1 cho biết, châu Đại Dương nằm giữa các đại dương nào?+ Châu Đại Dương gồm mấy bộ phận hợp thành?- Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.- Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và vô số các đảo lớn nhỏ hợp thành.- Xác định trên H48.1 lục địa Ô-xtrây-li-a, các quần đảo, chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương?Lục địa Ô-xtrây-li-aCác chuỗi đảoQĐ. Niu Di-len- Châu Đại Dương có tổng diện tích là bao nhiêu?- Diện tích 8,5 triệu km2b. Địa hình: Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNGBài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH:a. Vị trí:b. Địa hình:- Dựa vào H48.1 cho biết từ tây sang đông lục địa Ô-xtrây-li-a có các dạng địa hình nào?Cao nguyênĐồng bằngNúi cao-Lục địa Ô-xtrây-li-a:+ Phía tây là cao nguyên+ Ở giữa là đồng bằng+ Phía đông là núi.- Cho biết nguồn gốc hình thành nên các đảo thuộc châu Đại Dương?- Các đảo, quần đảo phần lớn được hình thành từ san hô và núi lửa Đảo san hô Đảo núi lửa Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNGBài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG2. KHÍ HẬU, THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT:a. Khí hậu:H48.2- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng châu Đại Dương- Xác định vị trí hai trạm trên H48.1 Thảo luận nhóm:TrạmYếu tốGu-an Nu-mê-aNhiệt độ cao nhấtNhiệt độ thấp nhấtNhiệt độ chênh lệchCác tháng mưa nhiều280C tháng 5-6260C tháng 1260C tháng 1-2200C tháng 820C 60C 7, 8, 9, 1011, 12, 1, 2, 3, 4- Qua kết quả vừa phân tích, em có nhạn xét gì về đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đâị Dương? Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNGBài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG2. KHÍ HẬU, THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT:a. Khí hậu:- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hòa.- Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió và hướng núi.- Em có nhận xét gì về khí hậu trên lục địa Ô-xtrây-li-a?- Trên lục địa Ô-xtrây-li-a khí hậu rất khô hạn. Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNGBài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG2. KHÍ HẬU, THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT:a. Khí hậu:b. Thực vật và động vật:- Nêu đặc điểm về động, thực vật trên các đảo thuộc châu Đại Dương?- Trên các đảo: + Có rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng dừa “ thiên đàng xanh”+ Biển nhiệt đới trong xanh, nhiều san hô, hải sản.Thiên đàng xanh Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNGBài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG2. KHÍ HẬU, THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT:a. Khí hậu:b. Thực vật và động vật:- Nêu đặc điểm về động, thực vật trên lục địa Ô-xtrây-li-a?- Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: + Cảnh quan hoang mạc chiếm phần lớn diện tích, có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau.+ Động vật độc đáo: thú có túi, cáo mỏ vịt.Thực vậtĐộng vật- Thiên nhiên châu Đại Dương còn có những khó khăn gì? ĐÁNH GIÁ:I.Trắc nghiệm: Khoanh Tròn vào câu trả lời đúng nhất.Câu 1: “ Thiên đàng xanh” trên Thái Bình Dương là tên gọi của:a. Lục địa Ô-xtrây-li-a.b. Các đảo châu Đại Dương.c. Các đảo thuộc Thái Bình Dương.d. Quần đảo Niu Di-len. ĐÁNH GIÁ:I.Trắc nghiệm: Khoanh Tròn vào câu trả lời đúng nhất.Câu 2: Cuộc sống của người dân châu Đại Dương đang bị đe dọa bới vấn đề này:a. Hoang mạc mở rộng.b. Động đất và núi lửa.c. Mực nước biển ngày càng dân cao.d. Tất cả các ý trên. ĐÁNH GIÁ:I.Trắc nghiệm: Khoanh Tròn vào câu trả lời đúng nhất.Câu 3: Phần lớn các đảo châu Đại Dương có khí hậu:a. Nhiệt đới nóng quanh năm.b. Ôn hòa quanh năm.c. Nóng ẩm, điều hòa quanh năm.d. Nóng ẩm vào mùa hè. ĐÁNH GIÁ:II.Tự luận.Câu 1: Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương?Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “ thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?Câu 3: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:-Về nhà học bài.- Làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 146- Xem và soạn trước: Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG TRƯỜNG THCS HÒA ANCHÚC CÁC EM HỌC TỐT!