Khoán chi hành chính là gì

Theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành thì được quy định như sau:

1. Nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ:

Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:

a] Ngân sách nhà nước cấp.

b] Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.

c] Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ:

2.1. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp:

Kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm, bao gồm:

a] Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên:

- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và khoán quỹ tiền lương của số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quỹ tiền lương khoán bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hoặc mức lương chức vụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định];

- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành.

Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan Trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Định mức phân bổ ngân sách nhà nước đối với cơ quan thuộc các Bộ, các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương quy định trên cơ sở cụ thể hóa định mức phân bổ dự toán chi ngân sách do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước đối với cơ quan thuộc địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

- Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013; trường hợp lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Số lao động hợp đồng làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương là số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b] Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

c] Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên: Chỉ giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với những hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết tính theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định, được cơ quan chủ quản thẩm tra tổng hợp trong phương án phân bổ giao dự toán.

2.2. Phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các khoản thu khác:

- Trường hợp cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được cấp có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí thì việc xác định mức phí, lệ phí được trích để lại bảo đảm hoạt động phục vụ thu căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy định [trừ số phí, lệ phí được để lại để mua sắm tài sản cố định và số phí, lệ phí được để lại theo các quy định khác nếu có];

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [nếu có].

3. Đối với cấp xã, phường, thị trấn:

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ cách thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ; tổng mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn, tổ dân phố đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguồn kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV.

Trân trọng!

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:13/05/2017

 Khoán chi  Khoa học công nghệ

Khoán chi trong hoạt động khoa học công nghệ là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật? Em tên là Tuấn, là sinh viên trường đại học Khoa học tự nhiên, trong quá trình tìm hiểu, em có đọc qua một số thuật ngữ pháp lý về vấn đề đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ, các thuật ngữ này khiến em hơi khó hiểu. Cụ thể, xin Ban Biên Tập Thư Ký Luật cho em biết thế nào là Khoán chi trong hoạt động khoa học công nghệ? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. []

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Vấn đề Khoán chi trong hoạt động khoa học công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều Nghị định 95/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

    Khoán chi là giao quyền tự chủ tài chính cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong việc sử dụng kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gắn với trách nhiệm về các kết quả của nhiệm vụ được giao đúng mục tiêu, yêu cầu.

    Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khoán chi trong hoạt động khoa học công nghệ. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 95/2014/NĐ-CP

    Trân trọng!


Login or register [free and only takes a few minutes] to participate in this question.

You will also have access to many other tools and opportunities designed for those who have language-related jobs [or are passionate about them]. Participation is free and the site has a strict confidentiality policy.

I.ĐẶT VẤN ĐỀCải cách hành chính là một trong những mục tiêu được Nhà nước đặc biệtquan tâm trong những năm gần đây. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tài chínhđối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là mộttrong những chương trình trọng điểm, và nội dung chủ yếu là thực hiện chế độkhoán chi hành chính để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điềukiện cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chủ động trong việcsử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý, thúc đẩy việcsắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng caohiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính, tăng thu nhập chongười lao động, ngày 17/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, ngày25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và liên Bộ Tài Chính, Nội vụđã ban hành Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT/BTC-BNV hướng dẫn thực hiệnNghị định 130/2005/NĐ-CP Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 71/2006/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP.Nhằm góp phần làm rõ hơn về vấn đề nầy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài :“Tìm hiểu nội dung của chế độ khoán chi hành chính và khả năng áp dụngphương thức này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.Do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu vấn đề còn hạn chế nên bàiviết không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em kính mong nhận được những ýkiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn,chúng em cũng rất cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ trong cácgiờ tư vấn để có thể hoàn thành tốt bài tập này.I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀQua việc tìm hiểu về nội dung của khoán chi hành chính, theo nhóm chúngem, “khoán chi hành chính” là việc nhà nước giao cho cơ quan nhà nước hayđơn vị sự nghiệp công lập một khoản kinh phí trong một thời gian nhất định[thường là một năm], trong phạm vi khoản kinh phí đó, các cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập được phép tự chủ trong việc xây dựng kế hoach chitiêu phù hợp với đặc điểm của nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan,đơn vị mình.1. Tại sao phải thực hiện khoán chi hành chính?Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện khoán chi hành chính ở nướcta trong giai đoạn hiện nay. Trước hết phải kể đến gánh nặng chi tiêu của nhànước là rất lớn. Trong đó, các khoản chi phí để vận hành bộ máy nhà nướcchiếm một tỷ lệ khá lớn trong các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhànước. Việc phải mất một khoản chi phí lớn như vậy hằng năm sẽ làm cho cáckhoản chi khác dùng để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hộibị hạn chế. Do đó, để giảm bớt gánh nặng chi tiêu của nhà nước, các cơ quanhành chính nhà nước cần phải giảm thiểu chi tiêu công. Khoán chi hành chính làmột trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu chi tiêu công bằng cáchnâng cao tính tự chủ trong chi tiêu của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ.Thứ hai, bộ máy nhà nước hiện nay của nước ta còn khá cồng kềnh, nhiều cơquan, bộ, ngành các cấp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nướcvới một số lượng không nhỏ cán bộ, công chức “làm công ăn lương”. Do đó, chiphí để nhà nước trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức trong biên chế nhànước chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Mặc dù tốn một khoản chi phí lớn để trả lươngcho cán bộ, công chức, viên chức nhưng do bộ máy nhà nước khá cồng kềnh, sốlượng công chức quá đông nên mức lương cho công chức không cao, chưa đápứng được nhu cầu cuộc sống của họ. Điều này dẫn đến hoạt động của bộ máynhà nước không hiệu quả, còn nhiều hạn chế, trì trệ, kém phát triển, gây khókhăn, nhũng nhiễu cho người dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào hoạt độngcủa bộ máy nhà nước.Thứ ba, xuất phát từ lợi ích của hoạt động khoán chi hành chính là tạo điềukiện cho các cơ quan nhà nước có quyền tự hoạch định chính sách chi tiêu củacơ quan mình sao cho cân đối, hợp lý nhất; đồng thời, cũng kích thích sự tíchcực, năng động để tạo nguồn thu của các cơ quan; sắp xếp lại cơ cấu, tổ chứctheo hướng tinh gọn, đa ngành; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơquan đối với ngân sách nhà nước đã được cấp. Việc khoán chi hành chính chocác cơ quan còn giúp cho bản thân người lao động phải tích cực vận động, nângcao năng suất lao động để đạt được hiệu quả công việc một cách tốt nhất, nhờ đómà tăng thêm nguồn thu nhập cho cán bộ, công chức.2. Lợi ích của việc khoán chi hành chính:Thực hiện việc khoán chi hành chính có nhiều ưu điểm. Đó là xoá bỏ sự bìnhquân chủ nghĩa, xoá bỏ sự thiên vị trong quá trình phân bổ ngân sách khiến cơchế xin - cho không còn môi trường tồn tại. Thực hiện khoán chi hành chínhkhuyến khích tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng thu nhập cho cán bộ côngchức trong cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan được giao quyền tự chủtrong công tác điều hành tổ chức công việc, tự chủ trong việc sử dụng ngân sáchnhà nước dành cho đơn vị mình, đồng thời tự chịu trách nhiệm đối với các quyếtđịnh chi tiêu của mình. Thực hiện khoán chi hành chính và khoán biên chế còncó tác dụng sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnhvực gắn với cải cách thủ tục hành chính, do đó, không chỉ tinh giản biên chế màcòn nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc3. Nội dung của khoán chí hành chínhNgân sách nhà nước không chỉ bao gồm các khoản thu, mà từ các khoản thuđó, nhà nước có điều kiện để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Cáckhoản chi trong ngân sách nhà nước bao gồm: chi thường xuyên, chi cho đầutư phát triển, chi trả nợ,… Trong đó, một phần không nhỏ, ngân sách nhànước phải chi cho các công việc nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của bộmáy nhà nước, đó là các khoản chi hành chính. Tuy nhiên, khi thoát khỏi cơchế nhà nước bao cấp về kinh tế, thực hiện nền kinh tế thị trường, có nhiềuvấn đề được đặt ra như: giải quyết lạm phát, sử dụng hiệu quả nguồn thu,…Để giải quyết được bài toán này, một biện pháp được đặt ra đó là khoán chihành chính, qua đó thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụngbiên chế, kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan nhà nước, các đơnvị sự nghiệp công lập [gọi chung là chế độ tự chủ]. Chế độ khoán chi này đãđem lại kết quả không nhỏ không chỉ cho nhà nước mà cho cả nền kinh tế.Các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp bớt phụ thuộc vào nhà nước vềkinh phí hoạt động, điều đó đồng nghĩa với việc các cơ quan có thể chủ độngtrong hoạt động của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, giảmbớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước [Điều 2 Nghị định 130/2005/NĐ –CP]. Khoán chi hành chính đã và đang là một trong những nội dung cơ bảncủa tài chính công [gồm: khoán biên chế và khoán chi hành chính]. Có nhiềutranh cãi về cơ chế khoán chi hành chính, nhưng hiện nay, dưới sự chỉ đạocủa Nghị định 130/2005/NĐ – CP [NĐ 130], Thông tư liên tịch Bộ tài chính- Bộ nội vụ số 03/2006/TTLT – BTC – BNV [TT 03], Nghị định số43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 [NĐ 43], Thông tư 71/2006/TT-BTC [TT71] … chứng tỏ chế độ khoán chi hành chính ngày càng chứng minh đượcvai trò quan trọng của mình.Các nội dung cụ thể của Khoán chi hành chính cũng được qui định cụ thể tạinhiều văn bản. Theo đó, Khoán chi hành chính được chia thành hai vấn đề đó làviệc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và việc tự chủ, tự chịu trách nhiệmvề kinh phí hoạt động.3.1. Đối tượng thực hiện khoán chi hành chính.Khoán chi hành chính được thực hiện ở các cơ quan nhà nước và các đơn vịcông lập.Hai loại đối tượng này được qui định chi tiết tại NĐ 130 và NĐ 43,hướng dẫn thực hiện tại TT 03 và TT 71. Tại Điều 1 NĐ 130, qui định về phạmvi và đối tượng điều chỉnh: các cơ quan được thực hiện chế độ tự chủ phải là cáccơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng như: Các Bộ, cơ quan ngangBộ, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân các cấp,Viện kiểm sát nhân dân các cấp,… [Khoản 1 Điều 1]. Bên cạnh đó, UBND xã,phường cũng có quyền thực hiện chế độ tự chủ nhưng phải căn cứ vào điều kiệnthực tế ở địa phương để thực hiện và do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quyết định. Các cơquan thuộc Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội được xem xét và tự quyết địnhviệc thực hiện NĐ 130. Tại Điều 1 NĐ 130, cũng qui định các cơ quan khôngđược phép thực hiện chế độ tự chủ: các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Côngan, Ban cơ yếu Chính phủ. Các cơ quan này vì thế vẫn được ngân sách nhà nướccấp kinh phí quản lí hành chính. Tại các đơn vị công lập, chiếu theo hướng dẫntại TT 71, đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính làcác đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết địnhthành lập [đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máykế toán theo quy định của Luật kế toán], hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệpGiáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệpVăn hoá - Thông tin [bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương],sự nghiệp Thể dục- Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các đơn vị sựnghiệp có quy trình hoạt động đặc thù; các đơn vị sự nghiệp có các đơn vị trựcthuộc thì đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính làcác đơn vị sự nghiệp trực thuộc đảm bảo các điều kiện là đơn vị dự toán độc lập,có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kếtoán.Đến đây, một câu hỏi được đặt ra, vậy chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm vềsử dụng biên chế là gì? Chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lýhành chính là gì? Và, các qui định cụ thể của pháp luật về các mặt trên như thếnào?3.2. Khoán biên chế.Theo TT 03, Biên chế của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là “biên chế hànhchính và biên chế dự bị [nếu có] được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao,không bao gồm biên chế của các đơn vị sự nghiệp [là đơn vụ dự toán, có tàikhoản, con dấu riêng] trực thuộc”.Cơ quan có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế cho một cơ quan thực hiện chếđộ tự chủ, căn cứ trên cơ sở được đó, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chủ độngsử dụng biên chế để:“1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trícông việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quanvẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một sốchức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lýhành chính được giao.” [Điều 4 NĐ 130]Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết địnhbiên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động vàđơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căncứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêubiên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạchbiên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theothẩm quyền.Thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đốivới những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồngvà các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nướcđể đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.3.3 Khoán kinh phí hành chính.Nguồn kinh phí:Kinh phí cho quản lí hành chính có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhaunhư ngân sách nhà nước; các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ qui định;các khoản thu nhập hợp pháp khác theo qui định của pháp luật.Từ khoản kinh phíđó, các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đó,trong trường hợp có phát sinh làm thay đổi kinh phí ngân sách nhà nước giao đểthực hiện chế độ tự chủ, cơ quan đó phải có văn bản đề nghị bổ sung, điều chỉnhdự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh phí gửicơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp [trường hợpkhông phải là đơn vị dự toán cấp I] xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấpdưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. Cơ quan ở trung ương và địa phương[đơn vị dự toán cấp I] xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp vàlập dự toán chi ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chínhcùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định.Trong qui định của pháp luật hiện nay mà cụ thể là trong hai văn bản đã đượcdẫn chiếu ở trên, kinh phí được giao cho đơn vị thực hiện chế độ tự chủ bao gồmhai loại: loại dùng để thực hiện chế độ tự chủ và loại không dùng để thực hiệnchế độ này. Ở loại thứ hai, bao gồm các khoản chi để mua sắm, sửa chữa lớn tàisản cố định, chi thực hiện các nhiệm vụ có tinh chất đột xuất,… được qui địnhtại Khoản 1 Điều 6 NĐ 130. Các khoản phí này sẽ được ngân sách nhà nước bốtrí cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ hang năm.Sử dụng kinh phíĐối với kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ đượcxác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kểcả biên chế dự bị [nếu có] và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trênbiên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định.Gồm: Các khoản chi thanh toán cá nhân, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn,các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung qui định tại Điều7 NĐ 130.+ Các khoản chi cá nhân ở đây được hiểu là tiền lương, tiền công, phụ cấplương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và cáckhoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;+ Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng,vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trongnước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nướcngoài vào Việt Nam [phần bố trí trong định mức chi thường xuyên], chi phí thuêmướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định.Như đã nói ở trên, việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinhphí quản lý hành chính đem lại nhiều thuận lợi, cũng như tạo điều kiện cho cơquan thực hiện tự chủ hơn. Một trong số những thuận lợi mà chế độ khoán chicòn đem lại đó là, các cơ quan thực hiện chế độ này nếu hoạt động có hiệu quảcao thì sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm không nhỏ giúp cải thiện công tác cho cánbộ, công chức; sử dụng để khen thưởng, phúc lợi. Số tiền tiết kiệm nếu khôngđược sử dụng hết sẽ được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Bên cạnhđó, tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 NĐ 130 có qui định như sau: “Khi xét thấy khảnăng tiết kiệm kinh phí không ổn định, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có thểtrích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.”Để có được khả năng tiết kiệm ổn định, đồng thời tạo thế chủ động trong kinhphí tự chủ được giao, điều kiện đầu tiên cần đến là phải có kế hoạch chi tiêu cụthể, vì thế cần thiết phải lập ra một qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế quản lý sửdụng tài sản công do cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập, mà ở đây là thủtrưởng các cơ quan này ban hành sau khi có ý kiến tham khảo của công đoàn cơquan và phải được công khai và phải được công khai trong toàn cơ quan, phảigửi đến Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chitheo quy định, cơ quan quản lý cấp trên [đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủlà đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc] hoặc cơ quan tài chính cùng cấp [đối vớicơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc]để theo dõi, giám sát. Mẫu qui chế do pháp luật qui định.Bên cạnh đó, hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán củaBộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hìnhthực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thựchiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định. Căn cứ dự toánchi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấp trên [đơn vịdự toán cấp I] phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ quanthực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhànước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giaokhông thực hiện chế độ tự chủ.Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dự toán chingân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phânbổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhà nước giaothực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao khôngthực hiện chế độ tự chủ, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quyđịnh.Việc hạch toán cũng được qui định như sau: “Đối với các khoản chi thực hiệnchế độ tự chủ được hạch toán vào các mục chi của mục lục ngân sách theo quyđịnh hiện hành. Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, hạchtoán vào Mục 107 - Các khoản thanh toán cho cá nhân; khoản chi khen thưởng,hạch toán vào Mục 104 - Tiền thưởng; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoàinhững chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trìnhtổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào Mục 105 - Phúc lợi tập thể, của mụclục ngân sách nhà nước.”Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, khen thưởng.Ngoài việc qui định về nội dung của chế độ tự chủ, NĐ 130 còn qui định vềtrách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền từ Điều 10 đến Điều 13. Bao gồm:các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, các cơ quan cấp trên [ Bộ trưởng, thủtrưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ,…], UBND các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Kho bạc nhà nước các cấp.Các cơ quan cấp trên có thẩm quyền ngoài việc căn cứ vào báo cáo của cơquan thực hiện tự chủ cấp dưới để kiểm tra giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn, cònphải kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đồng thời hang năm tổ chức đánh giá báo cáokết quả thực hiện chế độ tự chủ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quátrình thực hiện,…4. Áp dụng khoán chi hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:4.1. Những thành quả đạt đượcSau hơn 5 năm thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế vàkinh phí quản lý hành chính. chế độ tự chủ đã có sự tác động tích cực đến hoạtđộng của các cơ quan. Sự phù hợp và hiệu quả của cơ chế mới đã được khẳngđịnh rõ rệt, đó là: Từng bước hạn chế tình trạng cơ quan chủ quản cấp trên canthiệp quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới; sử dụng kinh phí đúng mụcđích, tiết kiệm, có hiệu quả hơn, không còn tình trạng “chạy” kinh phí còn dưcuối năm để chi tiêu cho hết, mặc dù việc chi tiêu đó chưa thực sự cần thiết;thực hiện công khai dân chủ trong việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính đãtạo sự đồng thuận cao trong đơn vị, nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiệnquyền giám sát trong thực thi công vụ và thực hành tiết kiệm chống lãng phí…cụ thể là :Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vịtrong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trongcách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị [cũng là người chủ tài khoản củađơn vị] là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi theo thứtự ưu tiên cho đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp.Hơn thế, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nhất thiết phải đợi xin phépcơ quan cấp trên và theo đó, cơ quan cấp trên không phải “can thiệp” quá sâuvào công việc của cơ quan cấp dưới.Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức tráchnhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao. Quychế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các côngchức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi tiết,đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm,chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công.Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên mộtbước về chất lượng; quy trình xử lý công việc được xây dựng mới, hợp lý vàkhoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đạitừng bước được áp dụng.Theo báo Tiền Phong, sau 5 năm thực hiện Nghị định 130/CP về cơ chế tựchủ biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các cơ quan nhà nước của thànhphố Hà Nội chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, nên đã tiếtkiệm được hơn 600 lao động với kinh phí hơn 94 tỷ đồng, chiếm 15,14% tổngdự toán kinh phí tự chủ được giao của các năm, trong đó, tiết kiệm do thực hiệntinh giảm biên chế là 21,6 tỷ đồng, tiết kiệm chi hành chính 72,6 tỷ đồng.Trên cả nước, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có 22 Bộ, cơ quan ở trungương triển khai chế độ tự chủ cho 100% các đơn vị trực thuộc, có 44 tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ tự chủ cho 100% cơ quan, đơn vịthuộc cấp tỉnh; 48 tỉnh, thành phố đã thực hiện chế độ tự chủ cho 100% các cơquan thuộc cấp huyện, quận… các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu tráchnhiệm đã triển khai nhiều biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và sửdụng kinh phí được giao đúng mục đích, có hiệu quả, một số cơ quan trung ươngbáo cáo có số tiết kiệm tương đối cao [đạt trên 10%] như: Bộ Ngoại giao đạt26,67%; Kiểm toán Nhà nước đạt 19,86%; Bộ Công Thương đạt 14,22%; ViệnKiểm sát nhân dân tối cao đạt 10,97%; Bộ Thông tin và Truyền thông đạt14,44%; tỉnh Hà Tây, tỉnh Khánh Hoà có cơ quan đạt mức tiết kiệm 37% so vớitổng kinh phí được giao…Nhờ nguồn kinh phí tiết kiệm, một số cơ quan đã có nguồn để chi tăng thunhập cho cán bộ công chức như: Cục trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp là 2.516.000đồng [0,6 lần], Bộ Ngoại giao là 1.830.000 đồng, Bộ Nội vụ là 1.200.000đồng/người/tháng [0,5lần],Văn phòng Kiểm toán Nhà nước 1.158.000 đồng/người /tháng [0,3 lần], Bộ Xây dựng là 1.800.000 đồng/người/tháng [0,5 lần],Sở Bưu chính Viễn thông Hà Nội là 2.381.400 đồng/người/tháng; UBND huyệnGia Lâm-Hà Nội là 2.241.000 đồng/người/tháng; Sở Giao thông Vận tải tỉnhBắc Ninh là 1.200.000 đồng/người/tháng; Phòng Hạ tầng huyện Chợ Gạo - TiềnGiang 2.376.000 đồng/người/ tháng…4.2. Một số vấn đề còn tồn tại và giải phápCác vấn đề còn tồn tạiViệc thực hiện trong thực tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Theo Vụ Tài chính[Bộ NN- PTNT], việc tự chủ biên chế, thật ra đây là cách gọi cho ý tưởng mớinhưng bản chất là chưa triệt để. Tự chủ trong tổng số cố định, tự chủ nhưng thậtra chỉ là việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ.Trên thực tế, thủ trưởng không có quyền chấm dứt một cán bộ biên chếkhông có năng lực hay phẩm chất đạo đức không tốt mà chỉ là sắp xếp họ vàomột công việc khác. Hay với một nhiệm vụ mới phát sinh, đòi hỏi phải tăng cánbộ nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn không thể quyết định, nếu được thì cũng mất rấtnhiều thời gian. Như vậy, kinh phí, biên chế đều chỉ là tự chủ trong tổng cốđịnh, tự chủ mang tính tương đối nhưng công việc vẫn phải làm.Ngoài ra, với định mức cao nhất hiện nay là 42,9 triệu đồng/biên chế/năm [ápdụng cho đơn vị có số biên chế dưới 101 người], trung bình một tháng mỗi biênchế được hưởng 3,5 triệu đồng/người bao gồm tiền lương, tiền văn phòng phẩm,tiền thông tin liên lạc...Như vậy, tiền dành cho công tác phí chỉ là con số 0 vàcác nội dung chi khác đều không được đáp ứng...Những bất hợp lý này dẫn tới ở một số đơn vị đã “linh hoạt” trong việc sửdụng nguồn kinh phí không tự chủ để giải quyết cho một số nội dung chi màtheo qui định hiện hành kinh phí tự chủ phải chi trả. Từ đó, đơn vị sẽ dành rađược một khoản tiết kiệm để tăng thu nhập, thật ra kinh phí tiết kiệm được chỉ làthủ thuật xử lý về nghiệp vụ, chứ không phải do sắp xếp hiệu quả công việcmang lại. Việc thực hiện Nghị định 130 đã không mang lại mục đích như mongmuốn.Thêm vào đó, đối tượng thực hiện Nghị định 130 là tất cả cơ quan hành chínhnhà nước. Tuy nhiên, thực tế tại Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, ATVSNLS và thuỷ sản, Cục BVTV thì chức năng về quản lý nhà nước và chức năngphục vụ quản lý nhà nước chưa được tách bạch rõ. Cả 3 Cục này đều có nguồnthu phí, lệ phí lớn. Như vậy, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng về lợi ích [thu nhập,công tác phí...] giữa cán bộ công chức của đơn vị này với cán bộ, công chức củađơn vị khác, do không hẳn vì hiệu quả công việc mang lại của đơn vị, mà chínhlà do nhà nước đã cho 3 Cục này một quyền nhất định và đơn vị được hưởng lợitừ những quyền đó.Hiện nay, ở một số cơ quan, đơn vị, nhận thức của chính các thủ trưởng cơquan, đơn vị vẫn còn chưa thống nhất, chưa hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa củaviệc thực hiện khoán chi. Điều này làm nảy sinh tình trạng vẫn muốn duy trì cơchế cũ - cơ chế “xin - cho”, sợ việc giao quyền tự chủ về tài chính thì kinh phí từngân sách nhà nước cấp cho đơn vị bị giảm xuống…làm cho tiến độ triển khaivà giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị còn chậm, kém hiệu quả.Mặt khác, định mức khoán chi ở các đơn vị, cơ quan hành chính vẫn cònmang tính bình quân mà chưa căn cứ vào tính đặc thù, khối lượng công việc đốivới chuyên môn từng ngành, từng cấp để có mức chi phí khoán cho phù hợp.Thu nhập qua thực hiện khoán có tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn, chưa tươngxứng với công sức của cán bộ, công chức đã bỏ ra.Giải pháp- Cần có sự đổi mới trong thực hiện cơ chế tài chính, tiến hành hoạt độngkiểm tra, giám sát thường xuyên để các đơn vị thực hiện tài chính công phải tựgiác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế trả lương, quy chế thưởng phạt…rõ ràng, hợp lý, công khai, dân chủ.Các cơ quan hành chính phải có trách nhiệm sử dụng kinh phíđúng mục đích, có hiệu quả; tăng cường quyền tự chủ trong nhiệm vụ, tổ chức,biên chế và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình.Tránh tình trạng sử dụng ngân sách được cấp một cách lãng phí, không có kếhoạch, khi có hậu quả xảy ra lại đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.Rà soát, sửa đổi, ban hành các chế độ, tiêu chuẩn định mức chihành chính [chi thường xuyên, tiêu chuẩn định mức sử dụng trang thiết bị làmviệc…].Tăng cường thực hiện công khai tài chính đối với các cơ quanhành chính, các đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, cũng tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra tài chính trong các cơ quan này nhằm sớm phát hiện và xử lý cácbiểu hiện của sự không minh bạch, cửa quyền, tham nhũng…Việc đổi mới về quản lý tài chính công là yêu cầu tất yếu đặt ra trong qúatrình hội nhập. Mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải thật sự đổi mới trong nhậnthức về mục tiêu và yêu cầu của khoán chi hành chính cũng như cần phải đổimới phương pháp điều hành và nâng cao chất lượng quản lý tài chính.III. KẾT THÚC VẤN ĐỀĐất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Vì vậy. việc đổimới về quản lý tài chính công là yêu cầu tất yếu đặt ra trong qúa trình hội nhập.Mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải thật sự đổi mới trong nhận thức về mụctiêu và yêu cầu của khoán chi hành chính cũng như cần phải đổi mới phươngpháp điều hành và nâng cao chất lượng quản lý tài chính. Bên cạnh đó, chế độkhoán chi hiện tại cũng đang còn nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng cũngnhư những vướng mắc cần khắc phục. Vì thế, cần phải đẩy mạnh cải cách tàichính .Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hànhchính nhà nước, đơn vị công lập là một trong những chương trình trọng điểm, vànội dung chủ yếu là thực hiện chế độ khoán chi hành chính, tạo thế chủ độngcho các cơ quan nhà nước, đơn vụ công lập nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động trong thời kỳ hội nhập kinh tế.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.2. Dự án Pháp – Việt về tăng cường năng lực đào tạo quản lí tài chính công,Học viện Tài chính, Giáo trình pháp luật tài chính, Nxb. Lao động – xãhội, Hà Nội, 2008.3. Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật tài chính, Nxb. Đại học quốcgia Hà Nội, Hà Nội, 2007.4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học [Phầnluật tài chính], Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.5. Bộ tài chính – Viện khoa học tài chính, Luật tài chính, ngân sách và kếtoán công ở các nước, Thông tin chuyên đề, Hà Nội, 1993.6. Trần Vũ Hải, Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb. Tư pháp,Hà Nội, 2009.7. Các website://www.mof.gov.vn//thuvienphapluat.com//vibonline.com.vn//gdt.gov.vnMỤC LỤCI.II.ĐẶT VẤN ĐỀGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Tại sao phải thực hiện khoán chi hành chính?2. Lợi ích của việc khoán chi hành chính:3. Nội dung của khoán chí hành chính3.1. Đối tượng thực hiện khoán chi hành chính.3.2. Khoán biên chế.3.3 Khoán kinh phí hành chính.4. Áp dụng khoán chi hành chính ở Việt Nam trong giai đoạnhiện nay:4.1. Những thành quả đạt được4.2. Một số vấn đề còn tồn tại và giải phápIII.KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề