Kinh tế mũi nhọn là gì

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết “Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” chỉ rõ ngành du lịch, hoạt động du lịch phải nâng tầm tư duy, chiến lược, cách làm mới!

Ảnh minh họa [nguồn: INT]

Nhìn lại chiến lược và chặng đường những năm qua, ngành du lịch đã có bước phát triển rất đáng ghi nhận. Khách du lịch trong và ngoài nước đều tăng nhanh qua từng năm. Năm 2016, lần đầu tiên ngành du lịch đón 10 triệu lượt du khách nước ngoài và 62 triệu lượt du khách nội, tăng 5,3 lần so với 15 năm trước. Du lịch không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia, mà còn đóng góp không nhỏ vào xây dựng hình ảnh đất nước, nét đẹp, cốt cách con người Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

Nhưng nhìn thẳng, du lịch Việt phát triển chưa xứng với tiềm năng. Cách làm du lịch chưa bài bản, dài xa. Người làm du lịch đây đó còn chưa chuyên nghiệp. Các sản phẩm còn đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn, tạo ra những khác biệt để “níu chân” du khách. Hoạt động du lịch chưa gắn kết vùng miền, còn bị chia cắt, còn mạnh ai nấy làm, mỗi nơi mỗi kiểu.

Nhìn ra các nước làm du lịch giỏi không khỏi không suy nghĩ. Vì sao Singapore diện tích chỉ như đảo Phú Quốc mà trở thành cường quốc du lịch? Vì sao những bãi biển đẹp như mơ chạy dài đất nước, mà du lịch biển vẫn chưa sáng lên? Cứ nói du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, nhưng nhìn nhìn thẳng chúng ta khai thác chưa được bao nhiêu.

Không thể dừng với doanh thu hơn 400.000 tỷ đồng từ du lịch như năm 2016, không thể dừng với đóng góp của du lịch cho GDP mới chỉ chưa đến 10%!

Du lịch Việt phải có chiến lược, cách làm chuyên nghiệp và đầu tư bài bản, mới nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Những gì đất nước có trong tay là tiềm năng thiên nhiên ban tặng rất tuyệt vời. Vấn đề là đổi mới thế nào, cách làm du lịch phải tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt ra sao để có sức quyến rũ, thu hút được khách nội địa, khách quốc tế đến du lịch ngày càng nhiều hơn?

Bộ máy, con người làm du lịch phải thay đổi tư duy. Lãnh đạo Tổng cục Du lịch không thể cứ “cao vút” bài ca “vẻ đẹp tiềm ẩn, với vẻ đẹp bất tận mãi”. Các vùng du lịch không thể cứ tư duy ăn xổi, chém chặt du khách trong kinh doanh. Hãy nhìn du lịch với con mắt tròn hơn, chuẩn chỉ hơn. Người đem tiền đi du lịch là “mua về” niềm vui, là mong sự thoải mái. Không thể có những bữa ăn con cua, con tôm bảo nặng một ký, nhưng thực tế chỉ 7-8 lạng. Càng không thể vào các nhà hàng với bữa ăn bị “hét” giá “trên giời”. Khách sạn phòng ốc phải sạch sẽ, chỉn chu với một đội ngũ nhân viên ân cần, chuyên nghiệp luôn làm du khách vui lòng. Ngỡ tưởng giản đơn thế, nhưng rõ ràng từ các cơ quan quản lý vĩ mô, đến cơ quan làm du lịch ở các tỉnh, thành phải chọn cho được những người am hiểu, biết làm du lịch tử tế.

Vì sao du khách trong nước “vác ngoại tệ” du lịch nước ngoài quá nhiều. Câu hỏi không chút thuận tai, nhưng rất cần phải được mổ xẻ để biết phải làm gì cho du lịch trong nước vượt lên.

Đã đến lúc phải rà soát lại quy hoạch du lịch cả nước để nhìn rõ những điểm nào là trung tâm, trọng điểm để đầu tư cho xứng tầm. Nhà nước đầu tư đến đâu, còn phải huy động cộng đồng, xã hội cùng chung tay. Phải có chính sách về đất đai, ưu đãi về vốn cho các DN làm du lịch với quy mô lớn. Phải kiến tạo chính sách thuận lợi cho các DN tư nhân bỏ tiền đầu tư vào du lịch. Phát triển kết cấu hạ tầng cho du lịch, liên kết thành những chuỗi du lịch vùng, du lịch miền, du lịch biển đảo, tâm linh, sinh thái, du lịch sông nước...

Phát triển du lịch trong nước thế nào, đón du khách nước ngoài với chiến lược mở rộng cấp visa thuận lợi cho du khách các nước đến du lịch ở ta ra sao? Phải tạo điều kiện cho du khách khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên, văn hóa đất nước và con người Việt Nam với nội dung sâu sắc và thân thiện! Đó cũng chính là cách quảng bá hình ảnh Việt Nam, du lịch Việt Nam ra thế giới không tốn “triệu đô nọ triệu đô kia”!

Đội ngũ làm du lịch từ hướng dẫn viên, lễ tân, dọn phòng, nhân viên nhà hàng, đầu bếp không thể cứ tuyển lao động thời vụ, mà phải dạy cách làm du lịch chuyên nghiệp, chuẩn chỉ hơn.

Du lịch an toàn. Du lịch “xanh sạch đẹp”. Du lịch với những sản phẩm mới khác biệt mang đậm chất văn hóa Việt, chính là cách “níu chân” du khách, để du khách lưu trú dài ngày hơn, và tiêu tiền nhiều hơn.

Khi vẻ đẹp thiên nhiên được khai thác đúng, xây dựng được quy hoạch du lịch tổng thể, các bộ, ngành xây dựng những chính sách thiết thực cho du lịch, có cơ chế huy động được nguồn lực xã hội cùng làm du lịch thì một ngày không xa, du lịch Việt sẽ bứt phá, vượt lên, xứng đáng là mũi nhọn của kinh tế quốc gia!

Hà Phương [Báo Đại biểu nhân dân]


1322

Kinh tế mũi nhọn tiếng anh là gì? Đây là câu hỏi được các bạn đọc giả hỏi và rất thắc mắc trong thời gian gian qua. Thì để giải đáp thắc mắc của bạn thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về kinh tế mũi nhọn là gì trước và sau đó là bộ từ vựng chuyên ngành kinh tế vô cùng hữu ích.

Kinh tế mũi nhọn là gì

Kinh tế mũi nhọn có nghĩa là nền kinh tế khi được tập trung đầu tư phát triển sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối, tối ưu, tổng hợp… nền kinh tế, từ đó góp phần đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững

Kinh tế mũi nhọn tiếng anh là “Economic spearhead”

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh tế

Mọi người ai đang làm kinh tế hoặc theo đuổi ngành kinh thế thì bạn không nên bỏ qua bộ từ vựng vô vùng cần thiết này. Áp dụng và sử dụng tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày thành thạo để có thể trao đổi công việc thật thuận lợi với đối tác. Dưới đây là bộ từ vựng chuyên ngành kinh tế, hãy học ngay nhé!

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh tế 1

  • Small batches – Hàng lô nhỏ
  • Airlines –  Hãng hàng không
  • Warehouse not – Kho hàng không
  • Money for goods – Tiền hàng
  • Get before – Nhận trước
  • Verification, review –  Thẩm tra, xem xét
  • Malfunction – Trục trặc
  • Claim money –  Đòi tiền
  • Accept – Chấp nhận
  • Certificate of import –  Chứng từ nhập hàng
  • Details – Bản chi tiết
  • Port of destination – Cảng đến
  • Collect goods – Gom hàng
  • Advance –  Ứng trước
  • Steps – Các bước
  • Supply of goods –  Cung ứng hàng
  • Guaranteed –  Bảo đảm
  • Allow – Cho phép
  • Admit – Thừa nhận
  • Ready – Chuẩn  bị xong
  • Strategic goods – Hàng chiến lược

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh tế 2

  • A piece of paper – Mảnh giấy
  • Split several times – Chia nhiều lần
  • Convey – Chuyển tải
  • Incurred – Phát sinh
  • Have time – Có thời gian
  • Extended – Kéo dài thời hạn
  • Endorsement – Ký hậu
  • Modify the content – Sửa đổi nội dung
  • Move on – Chuyển vào
  • Unloading – Dỡ hàng
  • Order – Đặt hàng
  • Leave in stock – Để trong kho
  • Import declaration – Khai nhập hàng
  • Recipe – Công thức
  • Modify – Sửa đổi
  • Agree – Thỏa thuận
  • Interest rate – Lãi suất
  • Subscription fee – Tạp phí
  • Production cost – Giá thành sản xuất
  • Purchase price – Giá mua vào
  • Completely – Hoàn toàn
  • Big losses – Tổn thất lớn
  • Compare – Đối chiếu
  • Other – Khác
  • Refuse – Từ chối

Các ngành công nghiệp trọng điểm

Ở Việt Nam thế mạnh chính là giàu có các nguồn tài nguyên nên rất phù hợp phát triển những ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất, khai thác.

Công nghiệp năng lượng

Bất kì người Việt Nam nào khi bước chân vào mái trường đều biết được nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, khí hậu thuận luận. Phải nói rằng, nước ta được tự nhiên ưu ái cho rất nhiều điều tuyệt vời. Nếu biết cách khai thác, phát huy những lợi thế đó chắc chắn rằng nền kinh tế sẽ liên tục phát triển không ngừng.

Chắc chắn bạn chưa xem:

Nhà máy địa nhiệt

Ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có được sự phát triển như ngày hôm nay cũng nhờ rất nhiều vào nguồn khoáng sản tự nhiên. Một trong những nguồn khoáng sản được tập trung đầu tư khai thác để phục vụ cho công nghiệp năng lượng đó chính là than đá tại Quảng Ninh.

Nguồn: //hellosuckhoe.org/

Video liên quan

Chủ Đề