Lâm Đồng có bao nhiêu dân tộc thiểu số?

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2022- 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, đặt mục tiêu nâng thu nhập đầu người trong vùng dân tộc thiểu số lên 84 - 87 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2-3% mỗi năm.

  • Hỗ trợ phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

  • Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi

  • Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg về cấp ấn phẩm cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Lâm Đồng có bao nhiêu dân tộc thiểu số?
Thu hoạch chè búp tươi tại xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN

Theo Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 30/6/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu chung cho Kế hoạch này nhằm phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khai thác tiềm năng, bảo vệ môi trường, không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số; cải thiện rõ rệt đời sống, nâng cao sinh kế của nhân dân, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân của tỉnh… Mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2030, phấn đấu nâng mức thu nhập đầu người trong vùng dân tộc thiểu số  từ 84 - 87 triệu đồng, bằng 70% thu nhập bình quân đầu người của tỉnh.

Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới, có đường ô tô đến trung tâm xã rải nhựa hoặc bê tông; phấn đấu 95-99,5% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được tham gia bảo hiểm y tế và tiêm chủng mở rộng…; giải quyết cơ bản vấn đề ổn định dân di cư tự do, thiếu đất ở, đất sản xuất; 70% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số…

Để đạt được các mục tiêu này, tỉnh Lâm Đồng đặt ra 5 giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc; đảm bảo nguồn lực thực hiện Chiến lược công tác dân tộc với giải pháp ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huy động sự tham gia của các ngân hàng thương mại; đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc như cụ thể hóa hệ thống pháp luật liên quan đến công tác dân tộc, công khai minh bạch các chương trình, dự án, kế hoạch để người dân và các tổ chức chính trị- xã hội biết, tham gia quản lý; kiện toàn và đổi mới bộ máy, đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc; xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, chính sách thực hiện Chiến lược công tác dân tộc.

Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 70.655 hộ với 333.561 nhân khẩu, chiếm 25,72% dân số của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 78/124 xã phường, 478/1.376 thôn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong năm 2020, tình hình kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển; công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm thực hiện, đến cuối năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 3,58%, giảm 2% so với cuối năm 2019.

Theo Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 12/1/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo đến cuối năm 2021 thì hiện toàn tỉnh có 9.731 hộ nghèo, chiếm 2,87% dân số tỉnh. Trong số đó, có tới 6.739 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Như vậy trong tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số toàn tỉnh Lâm Đồng hiện còn 8,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số còn 10,41%.... Trước thực trạng này, tỉnh Lâm Đồng đã đặt ra mục tiêu quan trọng là cải thiện rõ rệt đời sống và nâng cao sinh kế của nhân dân, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân của tỉnh…

Chu Quốc Hùng (TTXVN)

Lâm Đồng có bao nhiêu dân tộc thiểu số?

Ninh Thuận: Để KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay, bộ mặt kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Ninh Thuận đã, đang có nhiều đổi thay rõ nét. Tuy nhiên, để vùng này phát triển một cách bền vững, nhiều bất cập cần sớm được tháo gỡ nhằm giúp người dân được hưởng lợi một cách toàn vẹn.

Trong hai ngày 18 - 19/9, tại thành phố Đà Lạt đã diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III, nhiệm kỳ 2019 - 2024.


Đại biểu tham dự Đại hội

Đến dự có các đồng chí Điểu K’Ré - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nông Quốc Tuấn - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Việt Nam; Y Dẫn Ê Ban - Phó Vụ trưởng Vụ địa phương II.

Về phía lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng có các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội; Ban Dân tộc các tỉnh bạn và 250 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 333 ngàn đồng bào của 42 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện, 02 thành phố); 147 xã, phường, thị trấn với 1.564 thôn, tổ dân phố. Dân số 1.307.163 người với 43 dân tộc cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số có 70.655 hộ với hơn 333 ngàn người, chiếm 24,1% dân số toàn tỉnh. Đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên 39.792 hộ với 196.061 người, chiếm 15,0%; có 66 xã và 468 thôn có trên 20% đồng bào DTTS sinh sống. Có nhiều thôn, buôn, xã có đồng bào DTTS chiếm trên 80%.


Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu tại hội nghị

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh; các ban, ngành, chính quyền các địa phương, cơ quan, đơn vị và toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Trung ương, Chính phủ về công tác dân tộc; đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS phát triển khá toàn diện; bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường.

Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Tính đến cuối năm 2018, GDP bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt 35,84 triệu đồng. Không còn hộ đói giáp hạt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm, giảm từ 6,67 cuối năm 2015 xuống 2,85% năm 2018; hộ nghèo DTTS giảm từ 11,56% xuống 8,56% (giảm 3%). Giai đoạn 2016 - 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước giảm bình quân 1,25%/năm (NQ 1,5 - 2%). Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo Đam Rông giảm từ 37,11% cuối năm 2015 xuống còn 27,47% năm 2017. Bình quân 2016 - 2018 ước giảm 5,2%/năm.

Đại hội đặt mục tiêu đến năm 2024 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm từ 2 - 3%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2015; 100 % thôn, buôn có điện; giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất; đạt tỷ lệ cơ cấu, bố trí cán bộ, công chức người DTTS trong hệ thống chính trị các cấp; trên 60% số người trong độ tuổi lao động là người DTTS được đào tạo nghề...

Tại đại hội, các đại biểu đã báo cáo một số tham luận về công tác xoá đói, giảm nghèo vùng DTTS ở các địa phương; vấn đề giáo dục, đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác xoá bỏ những hủ tục, thực hiện phong trào đoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; xây dựng nông thôn mới; công tác xây dựng, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc bản địa; công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội…


Đồng chí Nông Quốc Tuấn - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu tại Đại hội

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nông Quốc Tuấn - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Việt Nam đã gửi lời chào, lời chúc mừng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến Đại hội và bà con DTTS trong tỉnh; đồng thời đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc thời gian qua; đặc biệt, đồng chí biểu dương sự cố gắng vươn lên của các dân tộc anh em trong tỉnh và sự chung sức đồng lòng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân nhằm xây dựng tỉnh Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng chí khẳng định rằng, trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Chính vì vậy, đồng chí bày tỏ mong muốn, thời gian tới, cùng với lãnh đạo tỉnh, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân các dân tộc sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, khắc phục những hạn chế, khó khăn, tạo được sự đột phá về phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến cũng ghi nhận và biểu dương những thành tích mà đồng bào DTTS tỉnh nhà đã đạt được trong thời gian vừa qua; đề nghị Đại hội tiếp tục tập trung nghiên cứu cách thức để khắc phục những hạn chế trên một số lĩnh vực mà đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã nêu tại Đại hội. Đồng chí cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc nhiệm kỳ qua; yêu cầu nhiệm kỳ tới các cấp, ngành, các địa phương cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến việc thực hiện phát triển KT-XH ở vùng đồng bào DTTS sao cho tương xứng với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước; triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc; hoàn thiện các thiết chế văn hoá, xã hội; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong vùng đồng bào DTTS; quan tâm đến giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí; bảo tồn phát huy giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc…

Đại hội cũng đã trao Bằng khen của của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân và tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc. Đại hội cũng trao tặng Kỷ niệm chương vì công tác dân tộc cho các cá nhân.

Có bao nhiêu dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng?

Tỉnh Lâm Đồng có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 70.655 hộ với 333.561 khẩu, chiếm 25,72% dân số toàn tỉnh.

Dân tộc ở Lâm Đồng là dân tộc gì?

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 43 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, cư dân thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17% dân số, bao gồm các tộc người bản địa là Mạ, K'Ho, Chu Ru, M'Nông và S'Tiêng.

Lâm Đồng có bao nhiêu xã?

Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2020, tỉnh Lâm Đồng có 142 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 111 xã. Dưới đây là danh các xã thuộc tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu triệu dân?

Lâm Đồng
Diện tích
9.781,2 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng
1.543.000 người
Thành thị
703.100 người (46,69%)
Lâm Đồng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Lâm_Đồngnull