Lỗi time win xp không vào được mạng năm 2024

Chào các bạn, hôm nay internetvietnam.net sẽ trả lời cho các bạn một câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều từ khách hàng sử dụng dịch vụ internet fpt, vào mạng internet của chúng tôi.

Câu Hỏi: Cho tôi hỏi, tại sao máy tính của tôi lại không vào mạng internet được? hay câu hỏi, cách khắc phục sự cố máy tính không vào mạng được? xử lý việc máy tính không vào mạng được như thế nào?

Lỗi time win xp không vào được mạng năm 2024

Trả Lời: Về vấn để máy tính không thể kết nối được internet hay máy tính không vào mạng internet được thì có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không thể kết nối mạng, trong đó phổ biến nhất là những lỗi liên quan đến thiết lập tài khoản, IP, DNS, Proxy, lỗi đường truyền…

Dưới đây là những kinh nghiệm xử lý sự cố ADSL mà nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đã tổng hợp lại những nguyên nhân đơn giản nhất và cách khắc phục khi bạn gặp phải lỗi 404 trên trình duyệt. Các bạn có thể tham khảo và dựa vào đó để kiểm tra đường truyền nhà mình khi không vào mạng được.

Lỗi time win xp không vào được mạng năm 2024

  1. Nếu đèn Internet và đèn ADSL vấn sáng bình thường nhưng không vào mạng được

– Nguyên nhân máy tính không vào mạng internet:

1. Chưa cắm cáp LAN kết nối giữa modem và máy tính. 2. Chưa mở công tắt wifi trên laptop. 3. Card mạng trong máy tính bị disable (bị tắt đi). 4. Card mạng bị lỗi. 5. Trình duyệt internet (IE, Firefox, Chrome,…) hiện đang sử dụng proxy để vào internet. 6. Thiết lập IP tĩnh không đúng trong card mạng. 7. Modem bị treo. (Tắt modem khoảng 5 phút sau đó mở lại)

Cách khắc phục tình trạng không vào mạng internet: (tương ứng với từng nguyên nhân như trên).

1. Kiểm tra cáp LAN kết nối giữa modem và máy tính đã được cắm vào chưa. 2. Kiểm tra công tắc wifi trên laptop đã được mở lên hay chưa. 3. Cách kiểm tra card mạng có bị disable hay không ta làm như sau:

  1. Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP: Vào Control Panel à Network Connections (hoặc vào Start à Run à gõ lệnh ncpa.cpl) : Nếu có biểu tượng 2 máy tính (Local Area Connection) màu đen thì ta kích chuột phải và chọn Enable để kích hoạt lại card mạng.
  2. Đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7: Vào Control Panel à Network and Sharing Centerà Change adapter settings (hoặc vào Start à Run à gõ lệnhncpa.cpl): Và kiểm tra tương tự như trên máy sử dụng hệ điều hành Windows XP. 4. Nếu biểu tượng card mạng trong máy tính có dấu chéo màu đỏ hoặc dấu chấm than màu vàng hoặc không tìm thấy biểu tượng card mạng thì có thể card mạng đã bị hỏng, thiếu driver và ta nên mang máy đến nơi sửa chữa máy tính để kiểm tra lại card mạng. 5. Cách kiểm tra trình duyệt internet có bị gán proxy hay không: Mở Internet Explorer (IE) lên: Trên thanh Menu ta vào Tools à Internet Options à chọn thẻ Conections à Lan settings:Nếu trong mục Proxy sever có dấu tích chọn vào dòng dòng chữ “Use a proxy sever for you Lan” thì ta bỏ chọn đi và bấm OK. 6. Kiểm tra lại thiết lập IP tĩnh trong card mạng và nên để ở chế độ Automatic.

II. Cách Lấy lại địa chỉ IP

Khi bạn nhìn vào góc màn hình máy tính và thấy biểu tượng mạng có dấu chấm than, chắc chắn đó là tình trạng phổ biến mà chúng ta thường gặp. Tình trạng này xuất hiện khi có quá nhiều người cùng truy cập mạng, gây ra tình trạng giới hạn (limited).

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thực hiện các bước đơn giản. Một cách là tắt và bật lại kết nối mạng, hoặc thử kết nối đến mạng Wi-Fi khác nếu có sẵn. Nếu vẫn không khắc phục được, bạn có thể thử mở lại modem hoặc router và đợi một lúc trước khi kết nối lại.

Nếu thuê bao DSL hay cáp, bạn có thể đang dùng địa chỉ IP động – có nghĩa là địa chỉ kết nối PC với Internet sẽ thay đổi mỗi lần đăng nhập. Địa chỉ này được chỉ định nhờ giao thức DHCP. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DHPC có thể không cấp địa chỉ mới khi máy khởi động và bạn sẽ “kẹt” với địa chỉ IP cũ và không kết nối được Internet.

Dù hệ thống kết nối trực tiếp qua modem hay router, bước đầu tiên bạn phải làm là lấy một địa chỉ IP được chỉ định bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng kết nối mạng trên khay hệ thống, chọn Repair. Windows sẽ tự động loại bỏ địa chỉ cũ và yêu cầu địa chỉ mới từ router hoặc nhà cung cấp dịch vụ (phụ thuộc vào cách PC được kết nối). Phần lớn các trường hợp, cách này khá hiệu quả. Nhưng nếu không khắc phục được, bạn phải giải quyết bằng tay.

Nhấn vào menu Start > Run > gõ dòng cmd. (Trong Windows Vista, chỉ cần gõ cmd vào hộp thoại Start Search). Ở dấu nhắc đợi lệnh trên màn hình DOS, gõ ipconfig để xem địa chỉ IP hiện tại, subnet mask và gateway mặc định cho tất cả các adapter. Các adapter khác có thể bao gồm card Wi-Fi và Bluetooth, mặc dù chúng sẽ xuất hiện trong trạng thái không kết nối.

Bản thân câu lệnh này chỉ hiển thị thông tin chứ không làm được gì. Muốn lấy một địa chỉ IP khác, hãy gõ thêm tham số /release và /renew sau chữ ipconfig và một dấu cách. ipconfig /release sẽ điều khiển máy chủ DHCP xóa địa chỉ IP hiện có của tất cả các adapter, dù là mạng Ethernet hay không dây. Sau đó, lệnh ipconfig /renew nếu thành công thì một địa chỉ IP mới, một subnet mask mới và một gateway mặc định mới sẽ xuất hiện.

III. Vấn đề với tường lửa

Tường lửa (Firewall) tích hợp sẵn trên Windows ít có khả năng làm mất truy cập Internet của máy tính, nhưng tường lửa trên chương trình diệt virus thường là tác nhân khiến “rớt mạng”. Đối với các truy cập bị tường lửa ngăn chặn sẽ có thông báo rõ ràng, có từ khóa quan trọng là “firewall”.

Lỗi time win xp không vào được mạng năm 2024

Bạn vào phần thiết lập (Settings) của chương trình diệt virus, tìm đến thẻ Firewall, rồi thử bỏ dấu Enable, nhấn OK để xem kết quả. Nếu vẫn không truy cập vào mạng internet được thì vấn đề không phải ở đây, bạn hãy chọn Enable lại hệ thống tường lửa để đảm bảo an toàn bảo mật cho máy tính.