Lương upto là gì

Deal lương là một cụm từ văn nói hiện được sử dụng khá nhiều trong đời sống, nhất là bộ phận văn phòng, những bạn trẻ vừa mới ra trường và đang trong quá trình tìm việc. Do việc sử dụng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt nên cụm từ thường mang đến sự khó hiểu cho người nghe. Vậy, Deal là gì? Deal lương là gì? CET sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.

Deal là gì? Deal lương là gì?

Theo từ điển Anh Việt, Deal có nghĩa sự thỏa thuận. Tương tự như vậy, Deal lương có nghĩa là sự thỏa thuận lương giữa người tuyển dụng và ứng viên thông qua buổi tuyển dụng. Trong thực tế, đôi khi mức lương nhà tuyển dụng đưa ra và mức lương mong muốn được trả của ứng viên sẽ không giống nhau nên quá trình deal lương sẽ được diễn ra.

Deal lương là sự thỏa thuận lương giữa ứng viên và nhà tuyển dụng
[ Nguồn: Internet]

Quản trị NHKS
Tìm hiểu ngay
Kỹ thuật chế biến món ăn
Tìm hiểu ngay
Kỹ thuật pha chế đồ uống
Tìm hiểu ngay
Kỹ thuật làm bánh
Tìm hiểu ngay
Hướng dẫn du lịch
Tìm hiểu ngay
Marketing
Tìm hiểu ngay

Một số kinh nghiệm deal lương thành công

Trong nhiều trường hợp, việc deal lương không thành công không phải do ứng viên đòi hỏi quá cao so với năng lực của mình mà chính là do không có kỹ năng deal lương khôn khéo. Một số kinh nghiệm deal lương thành công sẽ được chia sẻ dưới đây:

Hãy thực hành trước khi phỏng vấn

Trong suốt toàn bộ buổi phỏng vấn, bạn hãy thể hiện sự tự tin của mình thông qua việc trả lời những câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng, nhất là khi đàm phán lương. Để làm được điều này, bạn cần chuẩn bị và thực hành kỹ càng trước. Hãy soạn ra những thành tích, điểm mạnh, kỹ năng, kiến thức của mình. Sau đó, tập nói một cách thoải mái, tự nhiên nhất trước gương. Hoặc không, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc một thành viên trong gia đình mình sắm vai nhà tuyển dụng để đàm phán lương với bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin và thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu kỹ về mức lương

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ bản thành tích, trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về mức lương mà nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn. Để khi được hỏi về mong muốn lương, bạn có thể đề ra con số hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp so với khả năng tài chính của công ty. Bạn có thể tham khảo thông tin này từ bạn bè, người thân hoặc trên các trang web tuyển dụng

Thương lượng lương là vấn đề sau cùng khi phỏng vấn

Khi đi xin việc, lương bổng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người. Tuy nhiên, khi phỏng vấn bạn không nên nóng vội hỏi chuyện lương bổng quá sớm mà hãy để vấn đề này đến khi gần kết thúc cuộc phỏng vấn. Sau khi đã show ra những kiến thức, kỹ năng có được, bạn sẽ dễ dàng đòi hỏi hơn.

Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn

Khi đề cập đến chuyện lương bổng, chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ luôn hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu. Ở trường hợp này, bạn đừng đưa ra con số cụ thể quá. Tốt nhất, hãy trả lời bằng việc đưa ra một khoảng số nào đó, để tránh trường hợp bạn đề nghị mức lương quá thấp.

Đừng hé lộ mức lương bạn nhận được ở công ty cũ

Khi viết thư xin việc hay trong buổi phỏng vấn, bạn tránh đưa ra mức lương mà mình nhận được ở công ty cũ, thay vào đó hãy ghi là thương lượng. Vì sao cần phải thận trọng như thế? Bởi vì, khi bạn phô bày những thông tin nhạy cảm bạn sẽ có nguy cơ bị thiệt thòi trong quá trình deal lương. Nhà tuyển dụng có thể sẽ căn cứ vào đó và trả cho bạn số tiền không tương đương với mức họ dự định.

Luôn giữ thái độ chuyên nghiệp

Việc deal lương chưa bao giờ là điều dễ dàng. Do đó, dù có chuyện gì xảy ra như thế nào thì bạn cũng đừng để cho những cảm xúc quá đà lấn át. Đừng cố gắng so sánh mình với người khác và cũng đừng nên thể hiện sự kiêu ngạo hay tham lam lúc đưa ra yêu cầu. Những điều này sẽ làm cho nhà ứng tuyển không thích bạn. Hãy luôn giữ thái độ chuyên nghiệp và cư xử chừng mực, nói chuyện thật nhẹ nhàng và điềm tĩnh.

Thái độ của bạn luôn ảnh hưởng đến mọi việc, kể cả trong quá trình deal lương
[Nguồn: Internet]

Tổng kết

Trong quá trình deal lương, nếu thực hiện được những chú ý trên, chắc hẳn bạn sẽ nắm được khoảng 70 90% thành công. Với những kinh nghiệm deal lương thành công trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:
  • Lương net là gì? Những điều cần biết về lương net
  • Lương gross là gì? Cách tính khi nhận lương gross

Bạn chú ý này, khi job seeking, tất cả trên trang tìm việc đều để salary range chú ý phần àny mà tự estimate, đừng hỏi lại HR, trước khi đến interview phải có 1 con số trong đầu để HR hỏi là nói ngay dứt khoát ko ngập ngừng, thái độ dứt khoát khi nói mức lương chứng tỏ tự tin vào năng lực. Bạn ngập ngừng ngay hỏi ngược lại HR là mắc bẫy ngay, sẽ bị ép lương rất nhiều, đây là kinh nghiệm thực tiễn của mình.
Còn về mức lương bạn đưa ra 22tr cho fresher thì mình chia sẻ như sau:
1/ Như bạn đề cập là có làm vài projects, mình chưa xem qua projects của bạn, mặc khác projects của bạn ko thuộc major của mình nên có xem qua chưa chắc đánh giá đúng thực lực của bạn. Bạn nên nhờ một người chuyên backend để giúp.
2/ Nếu bạn applied EU/USA thì chắc họ đã ko nói như vậy, nhưng nếu có nói thì cứ cứng rắn khẳng định lại mong muốn của mình ko thay đổi, nếu họ vẫn cố hạ thấp mức lương của bạn sang điều 3.
3/ Nếu công ty này bạn thật sự rất thích làm việc ở đây, thì bạn thử hỏi ngược lại tại sao tôi ko xứng đáng với mức lương này, cho tôi lý do chính đáng? lúc này họ có thể trả lời theo 2 hướng:

  • Mặt bằng chung là như vậy rồi em -> mặt bằng này ai định. nghĩa? sao phải theo khuôn khổ? think different, cứ cho tôi một cơ hội để xem tôi mang lại được lợi ích gì cho công ty?
  • Vì chị nghĩ kinh nghiệm của em ko tương xứng với mức lương này -> chị dựa vào thước đo nào? thước đo này có quy chuẩn do ai đặt ra? và tại sao một công ty tuyệt vời như vậy lại quá cứng nhắc theo quy cũ? -> câu này cực kỳ lợi hại vì mình đã dùng, thứ nhất là một mặt khen cho công ty nở mũi, xong rồi lại chém thẳng ngay vô mặt.

Nếu bạn vô cùng tự tin vô khả năng của mình thì bồi thêm một câu cứng rắn và đây là điều giúp mình vô được 1 công ty Sing với position mà mình chưa đủ kinh nghiệm: Ko cần probation 2 tháng đâu chị, 1 tuần thôi là có thể đuổi việc em nếu thấy ko đạt rồi.
Cái này là thật việc probation 2 tháng chỉ làm tốn thời gian đôi bên nếu công ty thật sự cần nhân lực chớ ko phải lợi dung probation để chỉ trả 85% salary mà bắt làm 100% performance như đa số các công ty Asia đâu, qua 1 tuần là thừa sức đánh giá khả năng làm việc thật sự của bạn rồi.

Việc hỏi mức lương hiện tại/cũ là đều đang gây tranh cãi [có quốc gia ra có luật cấm viêc này, nhưng thực tế thi hành như thế nào thì mình không rõ]. Cá nhân mình cũng không ủng hộ việc này.

Tuy nhiên, trên thực tế ở VN có rất nhiều công ty hỏi thông tin này khi tuyển dụng. Đối với một số công ty thì đây là thông tin buộc phải cung cấp [không chỉ nói suông, mà phải chung cấp sao kê, bảng lương, etc], không có hoặc nói dối thì họ không nhận, dù giỏi hay phù hợp cách mấy đi nữa; một số công ty khác cũng cầu bắt buộc vậy, nhưng không cứng nhắc như thể loại bên trên; những công ty khác thì hỏi chỉ để biết, thu thập thông tin, để nhận xét về ứng viên, để thoả thuận lương, etc

Nhưng mình muốn nhấn mạnh là việc này xảy ra rất nhiều, thường nhất là các công ty Vietnam, Singapore và Nhật. Các công ty Âu Mỹ cũng hỏi chứ không phải là không có, nhưng không ở mức phát-xít như đã nói ở trên.

Còn việc mình có trả lời câu hỏi về mức lương công ty cũ hay không, nếu không dính phải công ty buộc phải cung cấp, thì phần còn lại tuỳ thuộc vào cách bạn từ chối, năng lực của bạn phù hợp/tiền năng đến mức nào cho công việc/công ty đó. Suy cho cùng, bên cạnh các quy định của công ty về các tiêu chí đánh giá khi tuyển dụng, thì đánh giá của quan của người phỏng vấn có tác động rất lớn đến kết quả phỏng vấn. Nhiều khi bạn nói 1 điều đúng, 1 lý do xác đáng, nhưng cách bạn nói, lời lẽ bạn sử dụng làm cho người ta đánh giá bạn không tốt.

Một công ty tuyển vị trí nào đó, đưa rank luong $500 - $1000, nếu bạn tự thấy mình phù hợp và tự tin về năng lực, hay bạn thấy mình chưa tới nhưng muốn thử, thì dù bạn expect mức $400 hay $1300 bạn vẫn có cơ hội được nhận. Cái này là tuỳ vào công ty, tuỳ vào người phỏng vấn, và có phần mang tính may rủi. Nói 1 cách đơn giản, là nắm bắt cơ hội, cứ không cứ mình expect ngoài rank họ đưa ra thì bỏ, không apply.

Như đã nói, thông tin và cách trình bày thông tin nó giúp người ta đánh giá năng lực, hành vi của mình có phu hợp hay không [hay đơn giản là làm cho họ thích, họ không ghét].

Nhiều khi năng lực vừa phải hay thiếu 1 chút, nhưng cty họ thấy thích cũng ok, có khi luong cao nữa ấy

Video liên quan

Chủ Đề