Luyện tập làm văn chứng minh

Trong đời sống xã hội hiện nay, nhu cầu chứng minh ngày càng lớn, ví dụ chứng minh một ý kiến hay nhận xét nào đó là đúng hay sai, chứng minh một việc làm nào đó là tốt hay xấu... Vì vậy, mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình kĩ năng chứng minh để đáp ứng nhu cầu đó. Hãy tham khảo bài viết này để nắm được các phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh nhé.

Văn nghị luân chứng mình là gì?

Văn nghị luận chứng minh là dạng văn sử dụng hàng loạt dẫn chứng có định hướng để làm rõ vấn đề. “Văn chứng minh” là một cách gọi ước lệ chỉ bài văn, đoạn văn nghị luận sử dụng phương pháp chứng minh. Trong nhà trường, kiểu bài chứng minh có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh năng lực viết bài văn, đoạn văn chứng minh.  

Phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh

Một bài làm văn nghị luận chứng minh phải đạt được các yêu cầu sau:
 - Thứ nhất: Phải xác định rõ xem mình phải chứng minh cái gì, cụ thể là mình chứng minh cho ý kiến gì, luận điểm gì. Phương pháp chứng minh là khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, hay có mặt nào đúng, mặt nào sai. Nếu không xác định điều này cho rõ sẽ là bắn tên không có đích.

 - Thứ hai: Phải có lí lẽ dẫn chứng chính xác, đáng tin cậy, đầy đủ. phù hợp để tiến hành chứng minh. Các lí lẽ, dẫn chứng mà không thuyết phục thì bài chứng minh không đứng vững được.

 - Thứ ba: Khi có ý kiến [luận điểm] và các lí lẽ dẫn chứng [luận cứ] rồi, người làm bài chứng minh còn phải biết tổ chức, phân tích sao cho các lí lẽ, dẫn chứng phát huy sức mạnh chứng minh của nó thì mới có sức thuyết phục.
 - Thứ tư: Bài văn chứng minh phải có thứ tự, lớp lang, phân biệt cái gì là chính, cái gì là phụ. Cái chính phải được nói nhiều, nói rõ, cái phụ chỉ cần nhắc đến để bổ sung cho cái chính.

 - Thứ năm: Lời văn trong bài chứng minh phải chặt chẽ, dùng từ phải chính xác, xác đáng, có mức độ. Nếu dùng từ không chính xác, không rõ ràng thì hiệu quả chứng minh không có mà có cơ bị người khác phản bác lại.

Cách làm bài văn nghị luận chứng minh:

 - Đọc kĩ đề bài để xác nhận rõ vấn để cần chứng minh là gì, diễn đạt điều ấy thành ý kiến, luận điểm.

 - Huy động các kiến thức, bao gồm các lí lẽ, các dẫn chứng cần thiết để chứng minh [chú ý huy động sao cho phù hợp].

 - Lập dàn bài để nhận rõ cái gì cần chứng minh trước, cái gì cần chứng minh sau, cái gì cần tô đậm, cái gì cần bổ sung.

 - Khi viết đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh, học sinh có thể trình bày luận điểm [ý kiến] trước, rồi nêu lí lẽ, dẫn chứng chứng minh sau, hay có thể nêu các dẫn chứng, lí lẽ rồi đưa ra luận điểm của mình.

 - Phải biết phân tích, khai thác dẫn chứng, lí lẽ, chứ không giản đơn là kể ra.
 - Bài văn nghị luận chứng minh cần biết mở bài, kết bài sao cho ấn tượng, gây được sự chú ý.

Cuối cùng để làm tốt bài văn nghị luận chứng minh, các em hãy thường xuyên học tập, tích luỹ, tập làm những đề bài chứng minh thông dụng.

Lý thuyếtSoạn bài 290 FAQ


Qua bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh giúp các em hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận và biết vận dụng được phương pháp lập luận chứng minh cho một bài văn.

ADSENSE

YOMEDIA

 

Tóm tắt bài

1.1. Đề bài

Cho đề văn: "Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

1.2. Trình tự làm bài

a. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý

  • Tìm hiểu đề:
    • Luận điểm cần phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng, là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam.
    • Yêu cầu lập luận: Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để chứng minh luận điểm đó là đúng đắn.
  • Tìm ý
    • Trong thực tế và trong thơ văn:
      • Ngày giỗ Tổ
      • Thờ cúng ông bà, tổ tiên.
      • Ngày thương binh liệt sĩ [27-7]
      • Ngày Nhà Giáo Việt Nam [20-11]
      • Ngày Quốc tế Phụ nữ [8-3]
      • ngày Thầy thuốc Việt Nam [27-2]

b. Lập dàn bài

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
  • Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
  • Chú ý: Lời văn phần kết nên hô ứng với phần mở bài.

c. Dàn bài tham khảo

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
    • ​Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
    • Đạo lí đó được đúc kết qua hai câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
    • ​Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh.
    • Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí đó.
      • ​Từ xưa:
        • ​Các lễ hội văn hóa
        • Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên.
        • Học trò biết ơn thầy, cô giáo.
      • Ngày nay, đạo lí ấy vẫn được tiếp tục phát huy.
        • ​Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ.
        • Các phong trào đền ơn đáp nghĩa.
  • Kết bài
    • ​Khẳng định giá trị và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ.
    • Tự hào và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó.

2. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh

Để hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh.

3. Hỏi đáp Bài Luyện tập lập luận chứng minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Chủ Đề