Mẹ của bà cố được gọi là gì

Bài sưu tầm về cách xưng hô với họ hàng nội ngoại lưu lại đây thể tham khảo về sau.

Với họ nội [tức là họ hàng bên cha]

  • Các anh của ba và vợ của họ = bác
  • Các em trai của ba = chú.
  • Vợ của em trai của ba = thím.
  • Các em gái, chị gái của = cô.
  • Chồng của em gái, chị gái của ba = dượng.

Với họ ngoại [tức họ hàng bên mẹ]

  • Các anh, em trai của mẹ = cậu.
  • Vợ của anh trai, em trai của mẹ = mợ
  • Các chị, em gái của mẹ = dì.
  • Chồng các chị, em gái của mẹ = dượng.

Còn cách xưng hô bên gia đình sui gia

  • Vợ của em trai = em dâu.
  • Chồng của em gái = em rể.
  • Vợ của anh trai = chị dâu.
  • Chồng của chị gái = anh rể.

Đặc biệt bạn có tới 8 cố gồm 4 cố là ông bà nội ba, ông bà ngoại ba và 4 cố nữa là ông bà nội mẹ, ông bà ngoại mẹ.

Người miền Nam gộp chung các cố ông, cố bà [các cặp] thành một gọi cho dễ nhưng nên nhớ bạn chỉ có duy nhất 1 cố nội là ông bà nội của ba còn 3 cặp ông bà cố kia là cố ngoại hết theo quy định.

Thông thường, gia đình người Việt có 3 thế hệ sống chung, gồm ông bà, cha mẹ, con cái thì gọi là “tam đại đồng đường”. Nếu 4 thế hệ sống chung thì gọi là “tứ đại đồng đường”, 5 thế hệ là “ngũ đại đồng đường”.

Ngoài cách xưng hô thứ bậc trong gia đình ngày nay, xin giới thiệu thêm cách gọi xưa từ thời phong kiến, do hoàn cảnh lịch sử, ít nhiều gì cũng chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Phần lớn thứ bậc ở đây trích từ sách Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ [1768-1839], loại từ điển giải thích chữ Hán bằng chữ Nôm, do đó chúng tôi liệt kê kèm theo chữ Nôm để quý vị tiện tra cứu khi cần. Nếu lấy bản thân mình [tôi] làm chuẩn thì các thế hệ trong gia đình sẽ có thứ bậc như sau:

- Kị [忌]: đời thứ 4 trên mình là đời kị [xem ảnh dưới]: kị ông/kị bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì cao tổ phụ là ông kị, cao tổ mẫu là bà kị. Ở miền Nam, cách gọi sơ [初] tương ứng với kị. Sơ là cha mẹ của ông bà cố [ông sơ, bà sơ]. Tiên tổ là ông bà các đời trước.

Đời thứ tư trên mình là đời kị

Nhật dụng thường đàm

- Cụ [具]: đời thứ ba trên mình là đời cụ [cụ ông/cụ bà], còn gọi là “cố”[故/固], tức cha mẹ của ông bà mình [ông cố/bà cố]. Nếu dùng từ Hán Việt thì tằng tổ phụ là ông cụ, tằng tổ mẫu là bà cụ, tằng bá phụ là ông cụ bác, tằng bá mẫu là bà cụ bác, tằng thúc phụ là ông cụ chú, tằng thúc mẫu là bà cụ thím, tằng cô là bà cụ cô; tằng điệt [chắt] gọi mình là cụ chú, cụ bác; tằng điệt phụ [chắt dâu] gọi mình cụ chú, cụ bác; tằng điệt nữ [chắt gái] gọi mình cụ chú, cụ bác.

- Ông [翁] bà: đời thứ hai trên mình là ông và bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì tổ là ông; tổ bá phụ là ông bác; thúc phụ là ông chú; điệt tôn [cháu] gọi mình là ông chú, ông bác; điệt tôn phụ [cháu dâu] gọi mình ông chú, ông bác; điệt tôn nữ [cháu gái] gọi mình là ông chú, ông bác; ngoại tổ phụ là tổ ông ngoại; ngoại thái cữu là ông vợ; thân gia ông là ông nhà dâu gia; tôn thái ông là bố tôn ông thầy; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy.

\n

Trong gia đình người Việt có 3 thế hệ sống chung nhà [bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái] thì gọi là “tam đại đồng đường”, nếu 4 thế hệ sống chung thì gọi là “tứ đại đồng đường”, 5 thế hệ là “ngũ đại đồng đường”.

SHUTTERSTOCK

- Cha [吒]: đời thứ nhất trên mình là cha. Thứ bậc theo từ Hán Việt như sau: phụ thân là cách con gọi cha; thân phụ, sinh phụ là cha ruột; kế phụ là cha ghẻ, cha kế; nghĩa phụ, dưỡng phụ là cha nuôi; nghĩa phụ cũng là cha đỡ đầu; cố phụ là cha chết chưa chôn; hiển khảo là cha chết đã chôn; tiên phụ là cha chết đã lâu; thứ mẫu là hầu của cha; bá phụ là bác [anh cha]; thúc phụ là chú [em cha]; cô là cô [chị em với cha]; ngoại cữu là cha vợ; chấp bá là bạn cha [cũng là cha của bạn mình]; canh bá là bạn đồng tuế với cha hoặc cha bạn đồng tuế của mình; niên bá là bạn đồng khoa của cha hoặc cha bạn đồng khoa của mình; quyến điệt là cách mình xưng hô với bạn cha, hoặc cha của bạn mình; nhân quyến điệt là cách mình xưng hô với cha chồng, chị vợ, cha vợ, anh vợ; cữu là cha chồng.

Tổ mẫu là bà

Nhật dụng thường đàm

Trong gia đình: Mẹ [媄]: đời thứ nhất trên mình là mẹ. Cách xưng hô Hán Việt như sau: song thân là cha mẹ; mẫu thân, nội thân là mẹ; đích mẫu là mẹ chính [con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha]; thứ mẫu là mẹ thứ [con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha]; kế mẫu là mẹ ghẻ; dưỡng mẫu là mẹ nuôi; ngoại cô là mẹ vợ; nhân bá mẫu là mẹ chồng của chị vợ; thân gia thái mẫu là mẹ nhà dâu gia; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy; gia mẫu là mẹ tôi; lệnh từ là mẹ người; cô là cô, cũng là mẹ chồng; cô chương là mẹ chồng nàng dâu; giá mẫu là mẹ có chồng khác; xuất mẫu là mẹ bị cha từ bỏ; cố mẫu là mẹ chết chưa chôn; hiển tỉ là mẹ chết đã chôn; tiên mẫu là người mẹ đã chết. [Còn tiếp]

Tin liên quan

  • 'Đốt sách chôn Nho' của Tần Thủy Hoàng và nhiều vụ chấn động lịch sử thế giới
  • 'Tiếng thu' của Lưu Trọng Lư có thực sự giống 'Thu ca' nhà thơ Sarumaru no Taifu?
  • Nhân vụ 'tiêu hủy tranh', tìm hiểu những bậc thầy tiên phong tranh trừu tượng Đông - Tây
  • Thần Bạch Mi, vì sao đại thi hào Nguyễn Du xem là ‘ông tổ’ gái lầu xanh?
  • Lắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc thành ngữ “Thanh mai trúc mã”

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Thủ bút người dịch ‘Lưu Hương Ký’ ra Quốc ngữ

Căn cứ vào chữ viết tay 35 trang ra Quốc ngữ, người viết khẳng định: Nội dung bản Lưu Hương Ký này do nhà Hán học Nguyễn Đức Vân dịch.

Trò chơi Oẳn tù tì rất thông dụng tại Việt Nam có khởi nguồn từ đâu?

Oẳn tù tì là trò chơi bằng tay, phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Trò chơi này có nhiều tên gọi và biến thể khác nhau tùy theo khu vực.

Di sản thế giới thành phố ngầm thời tiền sử độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Từ năm 1985, UNESCO công nhận “Các địa điểm đá ở Cappadocia” là Di sản thế giới. Đó là những hang động có chức năng của không gian sống và làm việc, là những nhà thờ và tu viện thuộc khu vực Cappadocia, miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ.

‘Chi toán pháp’ và tiết lộ những ngón tay người biểu thị các con số 'bí ẩn'

Trên thế giới có những cách tính nhẩm bằng các ngón tay gọi là ‘Chi toán pháp’, ví dụ cách tính hệ nhị phân bằng ngón tay [Finger binary], ở đây xin giới thiệu cách tính của Hàn Quốc gọi là Chisanbop.

Hé lộ nguồn gốc tết Trung thu khiến nhiều người... giật mình

Hiện nay, có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của tết Trung thu. Nhiều người cho rằng tết Trung thu của Việt Nam không xuất phát từ tết Trung thu của... Trung Quốc. Sau đây, những tiết lộ có thể khiến nhiều người... giật mình.

‘Máy tính bỏ túi’ thẻ tre, nghệ thuật tính toán sơ khai độc đáo thời cổ đại

Ngày nay, việc sử dụng máy tính bỏ túi [calculator] là điều bình thường, song vào thời cổ đại, người xưa lại tính bằng những thẻ tre, loại công cụ này được gọi là Toán trù [Trung Quốc] và Toán mộc [Nhật Bản].

Nhân vụ 'tiêu hủy tranh', tìm hiểu những bậc thầy tiên phong tranh trừu tượng Đông - Tây

Có một số định nghĩa về nghệ thuật trừu tượng, song có thể nói đây là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ hình ảnh của hình dạng, màu sắc, đường nét..., tạo ra bố cục, tồn tại độc lập qua sự tham chiếu khác nhau của người xem.

Phế tích Châu Thành có dấu ấn của 3 nền văn hóa: Champa, Ấn Độ, Trung Hoa

Qua 3 lần khai quật phế tích Châu Thành [ở Bình Định], các nhà khảo cổ nhận định khu vực này từng là đền hoặc tháp Chăm, được xây dựng trong 2 giai đoạn, từ thế kỷ thứ 4 - 6 và thế kỷ 13.

Thần Bạch Mi, vì sao đại thi hào Nguyễn Du xem là ‘ông tổ’ gái lầu xanh?

Bạch Mi là vị thần có đôi mắt đỏ, lông mày trắng, thường cưỡi ngựa và mang kiếm. Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần Bạch Mi còn được gọi là Đạo Chích, một thủ lĩnh phiến quân nô lệ thời Xuân Thu.

Những 'bật mí' về loại cá vàng Hạc đỉnh hồng [vương miện] phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam, dòng cá vàng Oranda phổ biến nhất là Hạc đỉnh hồng [red-cap Oranda], người Trung Quốc gọi là Hạc đỉnh hồng kim ngư. Loại này có thân tròn màu trắng bạc với 4 vây, trên đỉnh đầu có một khối u màu đỏ.

'Giải mã' cá vàng đầu sư tử, cá vàng Ranchu phổ biến trong giới chơi cá cảnh

Ở Trung Quốc có loại cá độc đáo gọi là cá vàng đầu sư tử, tiền thân của loại cá vàng Ranchu Nhật Bản. Hai dòng cá này và Lionchu Thái Lan rất phổ biến trong giới chơi cá cảnh tại Việt Nam.

Bí mật về loại cá vàng mắt rồng có từ thế kỷ 17

Nhiều thế kỷ qua, người ta đã gây giống cá vàng có chọn lọc để tạo ra sự đa dạng về màu sắc. Một số cá vàng không còn màu vàng nguyên thủy nữa, tuy nhiên người ta vẫn gọi chúng là cá vàng.

Chủ Đề