Tại sao lại bị ghét

Thành công là một tiến trình và sự phát triển. Tuy nhiên, đối với một số người, đó là khoảng thời gian quẳng đi những nỗi lo và tìm ra điều mà phù hợp với bạn. Khi theo đuổi điều khác lạ đó, bạn cần thiết phải biết tại sao có người ghét bạn đạt được thành công. Hơn nữa, điều đáng ngạc nhiên rằng có người ghét mình không hẳn là điều bất lợi, thay vào đó nó là một sự nhận diện đối với sự phát triển của bạn. Thật vậy, điều đó đương nhiên không phải lỗi của bạn, điều quan trọng hơn là cần biết tại sao bạn bị ghét.

1. Bạn luôn có những suy nghĩ mới mẻ

Bạn không đi theo lối suy nghĩ thông thường để giải quyết vấn đề. Thay vào đó, bạn nghĩ về các khía cạnh bao quát vấn đề đó và tìm ra hướng đi sáng tạo hơn. Sự thật là rất nhiều người cảm thấy không thoải mái với sự phá cách và muốn điều mang hướng quy tắc hơn. Đi theo hướng mà ai cũng làm có nghĩa là sự chấp nhận. Việc suy nghĩ khác đi và thực hiện một việc gì khác nằm ngoài điều thông thường sẽ tạo ra những ý kiến tiêu cực từ những người phản đối, thay vì nhìn điều đó thật tuyệt vời, tươi sáng thì lại sửng sốt và kinh ngạc bất thường.

2. Bạn có một cuộc sống thật thú vị

“Những người ghét bạn không thực sự ghét bạn đâu, họ chính là ghét chính bản thân họ, vì bạn là hình ảnh mà họ ao ước được trở thành.” — Yaira N

Người ghét bạn thì muốn là một kẻ đánh giá hơn là người tham gia. Sự thật là họ hiếm khi thành công trong cuộc sống và muốn sống trong sự thành công qua đôi mắt của bạn. Nhìn thấy bạn đạt được thành công mà họ không thể hoặc quá ung dung tự tại mà đạt được khiến họ thấy thật khó chịu, vì vậy, họ xem bạn như người bù đắp cho sự kém cỏi của mình.

3. Bạn là người dũng cảm

Bạn là một người nhiệt tình, luôn không ngừng nghỉ và thích mạo hiểm. Bạn không bao giờ chờ đợi ai đó thúc đẩy mình. Thay  vào đó, bạn tự mình hành động khi thấy cần thiết. Vì vài lý do, bạn không chấp nhận một cuộc sống bình thường mà bạn lại sẵn sàng giành lấy điều xứng đáng.

4. Bạn thu hút sự chú ý

Bạn làm những điều khiến người khác ngưỡng mộ mình. Bạn được yêu mến. Tuy nhiên, với những người khác, đó là thời điểm lấy lại sự nổi tiếng bằng cách hạ bệ bạn. Đối với nhà phê bình, tấn công một người mà họ đang làm là đúng, có nghĩa là họ có thể cũng có được sự quan tâm. Đó chính là cách cuộc sống đang vận hành.

5. Bạn trả giá để đạt được thành công của mình

Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra rất nhiều kiên nhẫn, rèn tính kỷ luật, nỗ lực và làm việc chăm chỉ, nhưng đổi lại là những điều xứng đáng. Bằng cách nào đó, bạn làm được việc mà nhiều người không bao giờ nghĩ là bạn có thể làm và làm thành công. Bạn biến những điều không thể thành những điều có thể. Vì vậy, điều này cho những người ghét bạn thấy dẫn chứng và họ sẽ tự hỏi rằng làm cách nào bạn có thể thực hiện được.

6. Bạn rất mạnh mẽ

“Một người thật sự mạnh mẽ không cần sự chấp thuận của người khác, cũng như một con sư tử không cần sự chấp thuận của con cừu.” — Vernon Howard.

Việc ghét bạn như kiểu người đó đang tìm kiếm gót chân của Achille. Họ sử dụng sự ghét bỏ của bản thân để tìm ra điểm yếu nhằm mục đích khai thác nó cho lợi ích cá nhân của chính họ. Điểm mạnh của bạn có nghĩa là bạn đã vượt lên trên các quy tắc và tiến xa hơn.

7. Bạn đấu tranh vì một điều gì đó

“Bạn có kẻ thù? Tốt. Đó có nghĩa là bạn đang đấu tranh cho một điều gì đó, một thời điểm nào đó trong cuộc đời của bạn.” — Winston Churchill.

Bị ghét bỏ có nghĩa là bạn đang lớn lên và đủ trưởng thành để đấu tranh cho một điều gì đó. Sự thật cho thấy con người sống cuộc đời vui vẻ sẽ không có lý do để ghét điều gì. Ngược lại, người đi ghét người khác thiếu trưởng thành và muốn duy trì cách mà thậm chí là đối đầu với bạn.

Tóm lại, vào cuối ngày, đó không phải thời điểm thích hợp để chỉ trích hay trở thành người căm ghét, quan trọng hơn chính là có được những người ghét mình vì nó cho thấy bạn đang đi đúng đường đến thành công. Việc bị ghét không ngăn được bạn, nó thúc đẩy bạn làm được nhiều thứ bạn muốn.

Theo Bookaholic.vn

5,674 lượt xem

Nhiều người cảm nhận khi thành công hơn trong sự nghiệp, bạn bè xung quanh sẽ ít dần đi và họ cảm thấy cô độc hơn.

Chuyên gia tâm lý Dương Tử [Trung Quốc] có bài viết phân tích và lý giải nguyên nhân "một người nào đó càng thành công, càng giỏi giang thì cũng dễ bị những người xung quanh ghét". VnExpress xin giới thiệu bài viết này.

Tôi có một người bạn tên Hoa Trân. Cô ấy có một nhóm bạn từ hồi cấp 3, thân thiết như chị em ruột. Sự nghiệp tiến triển tốt, cô được đưa đi đào tạo ở nước ngoài, thăng chức và tăng lương chỉ trong 2 năm. Có thời điểm cô gái này từ chối mọi cuộc tụ tập, dốc toàn lực cho công việc. Khi thảnh thơi hơn, có dịp hội họp với nhóm bạn, cô phát hiện mối quan hệ bắt đầu xấu đi.

Khi hội bạn tán gẫu chuyện thần tượng hay si mê diễn viên nào, Hoa Trân cảm thấy nhàm chán. "Nên đọc sách sẽ thiết thực hơn", cô nói. Khi họ thắc mắc không biết thỏi son này có đợt giảm giá tiếp theo không, Hoa Trân đã âm thầm mua và tặng cho mỗi người một thỏi. Tưởng rằng mọi người sẽ cảm kích trước tấm lòng của cô, nhưng ai nấy tỏ ra không vui và trả lại quà tặng. "Chúng tôi quen dùng son rẻ tiền rồi", họ nói với cô. Sau vụ việc này, mối quan hệ giữ Hoa Trân và những người trong nhóm trở nên xa cách. Những buổi hội họp sau thậm chí không ai gọi cô đến tham gia cùng.

Hoa Trân luôn đặt câu hỏi, tại sao khi cô thành đạt lại không nhận được lời chúc từ bạn bè. "Tôi có thể hỗ trợ họ thành công được như mình", cô nói, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Trong một vòng tròn bạn bè, những người nổi trội hơn thường bị nói xấu bởi những người còn lại.

Trong Tiểu luận cổ điển "Of Truth", nhà triết học người Anh Francis Bacon từng nói: "Khi một người thiếu đức tính nào đó, anh ta phải coi thường chính đức tính đó của người khác để đạt được sự cân bằng trong suy nghĩ". Điều này cũng giống như khi bạn đạt được thành công, sẽ có nhiều người ghét bạn. Đó là tâm lý tự nhiên.

Ba yếu tố ảnh hưởng đến cách người khác nghĩ về bạn

1. Không can tâm bị "đẩy" xuống "vai phụ"

Trong mối quan hệ đơn thuần, dù trước mặt hòa đồng nhưng trong mỗi người luôn tồn tại sự tranh giành thầm kín, bởi ai cũng muốn mình vượt trội hơn người khác.

Khi bạn là người ưu tú, mọi sự tập trung đều đổ dồn vào bản thân thì tự nhiên sẽ xuất hiện cảm giác vượt trội. Ngược lại, nếu người khác giỏi hơn mình, thứ hào quang họ tạo ra sẽ lấn át người bên cạnh. Bởi vậy, trong suy nghĩ của nhiều người, họ không muốn gần gũi với những người thành công hơn mình, vì sẽ trở nên lép vế, chuyên chỉ "đóng vai phụ" trong mọi hoàn cảnh.

Tôi nhớ khi còn nhỏ, họ hàng và bạn bè đến chơi, bố mẹ thường đưa em gái ra khoe "Con bé múa rất đẹp". Những động tác uyển chuyển, dễ thương của em gái khiến người lớn mỗi lần xem đều reo hò, cổ vũ, cô bé càng tự hào với những điệu nhảy của mình. Là chị, tôi bắt đầu có ác cảm với em mình, nghĩ rằng nó đã lấy đi sự tập trung của người lớn khỏi tôi. Thế rồi tôi đã lén làm một số hành động phá hoại nhỏ nhằm vào em gái để thu hút sự chú ý từ người lớn.

Trẻ con hay người lớn cũng vậy, không ai muốn bị cướp đi sự chú ý của người khác dành cho mình. Những lúc như vậy họ sẽ cảm thấy ghen tị, càng nhìn đối phương càng không vừa mắt.

2. Không cùng chí hướng, quan điểm

Những người ở đẳng cấp khác nhau không dễ dàng đi bên nhau. Dù miễn cưỡng ngồi với nhau, họ cũng chẳng biết cất lời thế nào. Giống như khi bạn thành công, người khác không đuổi kịp sẽ nảy sinh tâm lý chống đối.

Tiểu Phương là một cô gái đã lập gia đình nhưng ở tuổi 35 cô vẫn hoàn thành chương trình tiến sĩ. Trong số họ hàng, có năm người ngang tuổi cô, nhưng đều chỉ làm mẹ nội trợ hoặc công nhân thu nhập thấp. Có lần trong buổi họp mặt gia đình, những người này thảo luận về nuôi dạy con cái. Tiểu Phương nghe thấy họ nói sai nên bày tỏ ý kiến, nói rằng cách làm đó không đúng, sẽ gây tổn hại đến đứa trẻ. Cô cũng muốn giới thiệu một số chuyên gia nuôi dạy con cái để họ có thể tham khảo ý kiến. Không ngờ, khi Tiểu Phương vừa quay lưng đi, những người này bắt đầu bàn tán và cho rằng cô coi thường họ. Sau đó, mỗi khi cô xuất hiện, những người họ hàng đều tránh mặt, sau lưng thì nói xấu.

Khi bạn và người xung quanh khác xa nhau về trí tuệ và tầm nhìn, nhiều khi thứ bạn nhận được không phải là sự ngưỡng mộ mà chỉ là lời vu khống hoặc bôi nhọ. "Phải mất mười mấy năm để trở nên tốt hơn nhưng chỉ cần một giây để trở thành kẻ tồi tệ", Tiểu Phương từng nói về hoàn cảnh của mình. Để trở thành một người thành công rất khó nên nhiều người từ bỏ cơ hội để cải thiện bản thân, thay vào đó là cười nhạo những người giỏi hơn mình và quy tụ những người có cùng "sở thích".

Khi bị đem ra so sánh, có người thấy đó là động lực thúc giục bản thân luôn cố gắng. Trong khi số khác lại ghen tị, không sẵn sàng đối mặt với thiếu sót của bản thân để làm việc chăm chỉ hơn.

3. Không thích so sánh hơn kém

Trong một nhóm người, khi bị đem ra so sánh, có người thấy đó là động lực thúc giục bản thân luôn cố gắng. Trong khi số khác lại ghen tị, không sẵn sàng đối mặt với thiếu sót để làm việc tốt hơn. Tại sao một số người không thích những người xung quanh ưu tú hay vượt trội hơn mình, lý do là họ lo lắng bị so sánh. Họ dễ mặc cảm vì người khác nổi bật hơn, được khen ngợi nhiều hơn. Trong hoàn cảnh này, họ sẵn sàng tránh xa những người xuất sắc hơn và không thừa nhận sự yếu kém của mình.

Tâm lý con người rất phức tạp, bởi vậy những người ưu tú không cần quá chú ý đến hiện tượng này. Ở mỗi thời kỳ mỗi người sẽ có những người bạn khác nhau. Khi ở trong môi trường hoàn cảnh tốt, bạn có thể gặp những người bạn tốt. Họ có những chủ đề chung, quan điểm và sở thích giống nhau. Nếu như bạn ngày càng thành công và thấy xung quanh ngày càng ít bạn bè, cũng không phải để tâm quá nhiều, điều đó có nghĩa những người bạn tốt, cùng trình độ vẫn đang chờ đợi bạn.

Vy Trang [Theo sohu]

Video liên quan

Chủ Đề