Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp là gì

Thế mới hay, cái đồng tiền thưởng nó có giá trị biết bao nhiêu[?!]. Đơn giản, là tiền nhưng nó còn hơn cả tiền! Vì sao? Vì, như các cụ ngày xưa, “miếng giữa làng” chính là cái danh, là sự ghi nhận của cộng đồng với vai trò đóng góp của người đó. Mà “danh” thì bao giờ chả hơn “thực”! Khi khó khăn, người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn [miếng giữa làng - “thực”]. Thế nhưng, với các cụ ta, cái miếng ăn đó cũng phải trang trọng, phải đàng hoàng thì mới xứng, chứ không phải là ăn rất nhiều miếng nhưng là ngay… xó bếp! Đến hiện đại, giới trẻ cũng không coi đồng tiền đơn thuần chỉ là đồng tiền, khi họ so sánh “trăm đồng tiền công” với “một đồng tiền thưởng”. Xem ra đó cũng là cái danh vậy!

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Cũng bởi là cái danh nên mới nói rằng, đồng tiền thưởng Tết bây giờ nó quý hóa quá! Nó quý hóa bởi thời buổi khó khăn, thêm được đồng nào hay đồng đó. Đó là quan niệm chung của tất cả mọi người làm công ăn lương, cả Nhà nước lẫn tư nhân. Thế nên người ta mới có quan niệm như nhà thơ Trần Đăng Khoa từng dẫn rằng: “Đói quanh năm, no ba ngày Tết”. Đồng tiền thưởng Tết trước hết là cơm áo của người lao động! Nhưng, cũng như cổ nhân, người ta còn coi đồng thưởng Tết cao hơn một bậc, khi đó là niềm vui! Vui không chỉ vì được tiền mà vui là vì được ghi nhận! Vui là bởi, đây là sự đánh giá của cấp trên, của lãnh đạo, của chủ doanh nghiệp với sự đóng góp của mình cho sự phát triển chung cộng đồng. “Một trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng là thế”! Danh khác thực là vậy!

Truyền thống ngàn năm như thế! Song bây giờ ngẫm lại mới thấy có vui nhưng vẫn buồn! Có vui là sao? Là bởi rằng, rất nhiều lãnh đạo, rất nhiều chủ doanh nghiệp dẫu ăn nên làm ra hay khó khăn túng quẫn đều cố dành một khoản tiền nhỏ để cuối năm “thưởng” cho người lao động coi như là một món quà Tết đến, tôi có chút quà tặng anh và gia đình coi như một lời cảm ơn! Đó là cái đạo nghĩa của người phương Đông ta vậy. Thế nhưng vẫn buồn. Buồn là bởi, cũng là người phương Đông, nhưng rất nhiều chủ doanh nghiệp, nhiều cán bộ lãnh đạo lại quá hời hợt với món quà tinh thần này! Người ta, hoặc vì khó khăn, hoặc vì vô tâm đã “quên” mất món quà Tết của người lao động!

Còn nữa, người ta hoặc vì coi nhẹ, hoặc vì lo hầu bao chính mình, để đến mức cái món quà tinh thần của người lao động cũng quá hẻo. Ai đời, có những người được thưởng Tết tới cả tỷ đồng [chủ ngân hàng, các CEO tập đoàn lớn…], có người chỉ là 50 - 100 ngàn đồng? Ai đời có người được cả căn nhà, có người chỉ là chai dầu ăn, lọ nước mắm! Ai đời, một “thành phố đáng sống” như Đà Nẵng, có người được những 172 triệu đồng tiền thưởng Tết Giáp Ngọ này, nhưng cũng có người chỉ được 100.000 đồng, chênh lệch 1.720 lần!

Đã đành thưởng Tết là ghi nhận sự đóng góp, ghi nhận công lao, là quà tinh thần. Nhưng, nếu tinh thần “hẻo” thử hỏi vật chất của năm mới có khá được không? Mà mọi con người, cũng là mọi lao động, yếu tố tinh thần quyết định sự thành bại của công việc. Vậy nên, năm mới nói chuyện thưởng Tết cũng là mong mọi ông chủ Á Đông nên xem lại mình”! Bởi, cũng như các cụ đúc kết: “Có thực mới thực được đạo”.

Gia đình và Xã hội [Theo Gia đình và Xã hội]

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Buồi dài, dái trễ dễ làm ăn

  • Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị

  • Ngồi thúng khôn bề cất thúng

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Trăm khôn không bằng lồn mập

  • Vườn chớ mở ra, nhà chớ thu lại

  • Trồng một cây, xây một am

Với nhân viên, cách khích lệ hiệu quả nhất chính là phần thưởng. Tuy nhiên, trao thưởng cũng không phải dễ. Nếu sử dụng không đúng, nó không những không khích lệ được nhân viên, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả tính tích cực của họ.

Dưới đây là câu chuyện “Làm thế nào để sói chăm chỉ” sẽ giúp bạn hiểu thêm về điều đó.

Ở một khu rừng nọ, có một bầy sói được cai trị bởi vua sư tử. Sư tử làm nhiệm vụ lãnh đạo bầy sói đi săn, sau đó cả bầy cùng chia nhau chiến lợi phẩm.

Trong một lần đi săn, sư tử thấy một con sói đuổi mãi mà không bắt được một chú thỏ, liền chê cười: “cậu thật là vô dụng, có một con thỏ mà cũng không đuổi được”. Chó sói giải thích “Tại anh không biết đấy chứ, không phải là tôi bất tài, mà là mục tiêu của tôi và con thỏ khác nhau. Tôi chạy vì một bữa ăn, còn nó chạy để bảo tồn tính mạng, đương nhiên là nó sẽ chạy nhanh hơn”.

Lũ sói chạy vì bữa ăn, thỏ chạy vì mạng sống của nó

Sư tử ngẫm nghĩ: “Con sói này nói cũng đúng, nếu mình muốn có thêm nhiều thỏ, cần phải tìm cách để khắc phục tinh thần “bình quân chủ nghĩa” ở bọn sói này, bắt bọn chúng phải truy đuổi con mồi vì cả sinh mạng của mình”. Sau đó sư tử quyết định thực hiện chính sách bình xét công lao để ban thưởng. Nó tuyên bố với bầy sói: “Nếu ai bắt được một con thỏ sẽ được thưởng một cái đùi thỏ, còn kẻ không bắt được thì sẽ không có gì để ăn”.

Sau đó, tình hình cải thiện rất rõ, số lượng thỏ bắt được ngày càng nhiều, bởi chẳng có con sói nào muốn thấy con khác no nê, trong khi mình lại đứng nhìn.

Nhưng sau một thời gian, sư tử lại thấy một vấn đề khác: Số thỏ bắt được ngày càng nhiều, nhưng những con thỏ bắt được ngày càng nhỏ. Nó mới hỏi bọn sói: “Sao những con thỏ dạo này lại nhỏ như vậy”? Chó sói trả lời: “Các con thỏ lớn chạy rất nhanh, trong khi thỏ bé thì chạy chậm. Chính vì vậy bắt thỏ bé sẽ dễ hơn thỏ to. Hơn nữa ông lại qui định dù thỏ to hay nhỏ thì đều có thưởng cả, vậy chúng tôi cần gì phí công bắt thỏ to cơ chứ!”

Lũ sói không phí quá nhiều công sức để bắt những con thỏ lớn khi thưởng là tương đương

Sau khi suy nghĩ, sư tử tuyên bố: Từ nay trở đi, số lượng phần thưởng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của số thỏ bắt được, chứ không phụ thuộc vào số thỏ nữa. Tuyên bố này lại một lần nữa kích thích tính tích cực của bầy sói. Số lượng và trọng lượng của số thỏ bắt được ngày càng tăng, khiến sư tử thấy rất hài lòng. Từng con sói cũng rất hài lòng vì bản thân có nhiều thức ăn hơn.

Ngẫm từ câu chuyện cũng như thực tế trong hoạt động doanh nghiệp, nếu như chỉ chấp hành mệnh lệnh của người khác một cách bị động, không biết làm việc chủ động, sáng tạo, thì những nhân viên chỉ phát huy được từ 20-40% khả năng của mình. Nhưng nếu được khích lệ một cách thích đáng, khả năng mà họ phát huy được sẽ lên tới con số 80-90%.

Cách khích lệ hiệu quả nhất chính là phần thưởng. Trao phần thưởng cũng phải được tính toán cho kỹ. Nếu phần thưởng được sử dụng không đúng, nó không những không khích lệ được nhân viên, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả tính tích cực của họ. Đó là vấn đề mà những nhà quản lý cần phải suy nghĩ kỹ, đặc biệt khi xem xét phần thưởng cuối năm cho nhân viên.

PV – Theo Trí Thức Trẻ/Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề