Mở 1 quán trà sữa cần bao nhiêu vốn

Kinh doanh trà sữa là loại hình ngày càng phát triển và được nhiều người lựa chọn. Bởi đây là thức uống có đối tượng khách hàng đa dạng, doanh thu tốt, nhiều món ngon khác nhau để thu hút thực khách. Vậy chi phí mở quán trà sữa cần phải bỏ ra khoảng bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.

Chi phí mở quán trà sữa bao nhiêu là đủ?

Chi phí mở 1 quán trà sữa có đắt không là thắc mắc của rất nhiều người trước khi muốn bước vào con đường kinh doanh mặt hàng này. Thực tế chi phí này sẽ không cố định mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên chỉ từ 10 triệu đồng là bạn đã có thể thử sức ngay với mô hình kinh doanh trà sữa.

Giới hạn cho chi phí mở quán trà sữa là không có, bỏ ra chi phí càng lớn thì quy mô và sự phát triển của cửa hàng càng thăng tiến nhanh. Những yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến chi phí để mở được một quán trà sữa:

  • Mô hình kinh doanh bạn chọn: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí mở quán trà sữa. Chẳng hạn nếu bạn chọn kinh doanh trà sữa online hoặc mở cửa hàng quy mô nhỏ thì chi phí mở quán trà sữa nhỏ sẽ thấp hơn nhiều so với cửa hàng quy mô lớn.
  • Quy mô và mặt bằng kinh doanh: Lựa chọn mở quán trà sữa quy mô lớn, trở thành chuỗi thương hiệu thường phải bỏ ra chi phí rất lớn, có thể lên đến hàng tỷ đồng.
  • Đối tượng khách hàng hướng đến: Nếu bạn hướng đến khách hàng bình dân, học sinh, người lao động có thể nhập nguyên liệu giá rẻ để tiết kiệm chi phí mở quán trà sữa. Còn nếu hướng đến khách hàng cao cấp hơn thì chọn các nguyên liệu chất lượng, giá thành cao.
  • Phong cách thiết kế quán trà sữa: Tuỳ vào việc bạn thuê trọn gói đội ngũ thiết kế hay làm riêng lẻ mà chi phí sẽ khác nhau.

Mở 1 quán trà sữa cần bao nhiêu vốn
Chi phí mở quán trà sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Một số bài viết hay khác bạn tham khảo:

  • 100+ Mẫu đồng phục nhân viên quán cafe – trà sữa đẹp, chuyên nghiệp

Những chi phí mở quán trà sữa bắt buộc phải bỏ ra

Trước khi muốn mở quán trà sữa để kinh doanh bạn cần hạch toán cụ thể các chi phí phải bỏ ra. Nếu không sẽ khó để cân đối tài chính, thậm chí chưa kịp khai trương cửa hàng đã phải “đóng cửa” vì hết vốn.

Chi phí mở quán trà sữa về thuê mặt bằng

Đây là khoản chi phí mở quán trà sữa chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 30% tổng số vốn. Thông thường khi thuê mặt bằng bạn sẽ phải ký hợp đồng 3 – 6 tháng hoặc 1 năm kèm tiền cọc 1 tháng. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn là trà sữa vỉa hè hay trà sữa cao cấp có cửa hàng, chỗ đậu xe rộng rãi mà tiền thuê mặt bằng sẽ rơi vào khoảng 7 – 20 triệu đồng/tháng.

Chi phí tự xây dựng thương hiệu trà sữa mới hoặc mua nhượng quyền thương hiệu

Đây cũng là điều mà nhiều bạn trẻ đau đầu khi muốn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh trà sữa. Dưới đây là những ưu/nhược điểm của việc chọn xây dựng thương hiệu và mua nhượng quyền thương hiệu trà sữa:

  • Tự xây dựng thương hiệu: chi phí mở quán trà sữa cho điều này sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu đồng bao gồm: Công thiết kế bộ nhận diện, in ấn, làm logo thương hiệu, đăng ký thương hiệu… Tuy nhiên nếu tự phát triển thương hiệu cá nhân sẽ cần có thời gian quảng cáo đến khách hàng. Và bạn phải chấp nhận rủi ro thời gian đầu không có khách hoặc kinh doanh không có lãi.
  • Mua nhượng quyền thương hiệu: Bằng cách liên hệ với những thương hiệu trả sữa đã nổi tiếng trên thị trường để mua nhượng quyền. Chi phí bỏ ra sẽ khá lớn tuỳ độ nổi tiếng của thương hiệu đó mà mức phí phải từ 100 triệu – 3 tỷ đồng. Bù lại bạn sẽ được hưởng lượng khách có sẵn, được học công thức pha chế, quy trình hoạt động, hỗ trợ setup quán…

Mở 1 quán trà sữa cần bao nhiêu vốn
Mở quán trà sữa nhượng quyền thương hiệu có chi phí cao

Chi phí mua nguyên liệu và các thiết bị cần thiết

Đây cũng là hạng mục chiếm khá nhiều trong chi phí mở quán trà sữa cần thiết. Tuỳ vào quy mô quán trà sữa bạn định mở to hay nhỏ mà ước lượng số lượng nguyên liệu, thiết bị cần phải mua. Cụ thể:

  • Bình ủ trà: Khoảng 1 triệu đồng/ bình, cần 2-3 bình
  • Máy xay đồ chuyên dụng: 3 – 5 triệu
  • Tủ lạnh: 5 – 8 triệu
  • Dụng cụ pha chế: bình lắc, thìa đong, bình xịt kem, cân, máy đánh kem: 1 triệu
  • Máy dập nắp cốc: 7 – 10 triệu
  • Cốc, ly nhựa, ống hút số lượng lớn: 1 triệu
  • Két đựng tiền, laptop, máy in bill, giấy in: 8 – 10 triệu
  • Nguyên liệu làm trà sữa: Trà, bột kem sữa, sữa tươi, đường, kem tươi, siro các loại, topping các loại: Trung bình 3 – 5 triệu cho mỗi đợt. Tuỳ vào lượng khách ít hay nhiều mà có thể điều chỉnh cho các đợt mua sau.

Chi phí thuê nhân sự và đồng phục cho nhân viên

Chi phí mở quán trà sữa cho nhân sự và đồng phục quán cũng tốn một khoản không nhỏ. Tuy nhiên đây lại là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn nên phải đầu tư bài bản. Dưới đây là nhân sự cần thuê và chi phí thuê cơ bản:

  • Quản lý: 8 – 10 triệu (bạn tự quản lý được cửa hàng có thể bỏ qua).
  • Nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ part time: 2 – 3 triệu
  • Nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ full time: 5 – 7 triệu
  • Bảo vệ trông xe: 5 triệu
  • Kế toán, nhân viên marketing (nếu có): 7-10 triệu

Chi phí cho đồng phục dựa trên số lượng cần may là bao nhiêu, đồng phục gồm những gì (áo đồng phục, mũ, tạp dề…). Ngoài ra tuỳ thuộc vào địa chỉ bạn lựa chọn để may đồng phục cho nhân viên mà chi phí cũng khác nhau. Để được tư vấn thêm về các mẫu đồng phục cũng như báo giá, hãy liên hệ đến hotline của đồng phục Bốn Mùa 0969.228.488 để được hỗ trợ.

Mở 1 quán trà sữa cần bao nhiêu vốn
Chi phí quán trà sữa về nhân viên và đồng phục

Chi phí mở quán trà sữa về marketing/quảng cáo

Nếu bạn mở cửa hàng trà sữa theo cách mua nhượng quyền thương hiệu thì chi phí mở quán trà sữa về quảng cáo sẽ giảm đi nhiều. Nhưng nếu mở thương hiệu mới cho riêng mình sẽ phải bỏ ra những loại chi phí sau đây:

  • Thiết kế, in ấn tờ rơi, biển hiệu, băng rôn: 1 – 2 triệu
  • Phí quảng cáo trên facebook, tiktok…: 5 – 10 triệu/đợt quảng cáo
  • Phí mời KOLs quảng bá cho quán: 2 – 10 triệu
  • Chi phí làm video, nội dung quảng cáo, đăng báo mạng: 5 – 7 triệu đồng.

Một số chi phí phát sinh khác

Ngoài những chi phí mở quán trà sữa cơ bản như trên thì khi mở cửa hàng kinh doanh trà sữa sẽ còn một số chi phí khác có thể phát sinh như:

  • Chi phí trong ngày khai trương: Bao gồm các hạng mục như thuê hoạt náo viên, trang trí quán, chạy quảng cáo, quà tặng cho khách hàng…
  • Chi phí vận hành: Bao gồm tiền điện nước mạng, phí vệ sinh sẽ rơi vào khoảng 10 – 18 triệu đồng.
  • Vốn dự phòng: Là quỹ dự phòng để phòng trừ trường hợp kinh doanh chưa có lãi, thưởng cho nhân viên, thay thiết bị bị hỏng… khoảng 20 – 30 triệu đồng.
  • Thi công quán: Rơi vào khoảng 15 – 30 triệu đồng tuỳ thuộc vào đơn vị thi công, diện tích, các đồ vật trang trí bạn lựa chọn.

Trên đây là tổng hợp các loại chi phí mở quán trà sữa cụ thể cho những ai đang có ý định kinh doanh mặt hàng này. Điều quan trọng là bạn phải biết quản lý dòng tiền và chi tiêu hợp lý thì mới mang lại hiệu quả cao.