Tại sao bà bầu không được ăn rau răm

Trong thời kỳ mang thai, Mẹ bầu cần bổ sung thêm thật nhiều dinh dưỡng, nhất là các nguồn dưỡng chất tự nhiên. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào bầu bí ăn cũng tốt. Có những loại rau, quả mẹ bầu không nên ăn nhiều trong thai kì. Bởi vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
 

6 loại rau bà bầu cần kiêng ăn

Mướp đắng

 


 
Mướp đắng là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe như giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
 
Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng trong loại quả này có thể khiến dạ dày và tử cung co bóp, dẫn tới sẩy thai.
 

Rau sam

 
 


 
Đây là loại rau rất dễ trồng, có tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nhưng cũng giống như mướp đắng nếu ăn nhiều, có thể gây kích thích tử cung, dẫn đến sẩy thai.
 

Rau ngải cứu

 


 
Ngải cứu có tác dụng lưu thông máu, giảm đau bụng, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 thánh đầu tiên, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung gây sẩy thai và sinh non.
 

Rau ngót

Trong rau ngót có chứa nhiều papaverin, nên ăn nhiều loại rau này có thể gây nên cơn co tử cung dẫn đến sẩy thai. Do dó, những ai có tiền sử sẩy thai, sinh non, hiếm muộn thì nên hạn chế ăn rau ngót, hay nước ép rau ngót.
 
Ăn nhiều rau ngót có thể gây nên các cơn co tử cung dẫn đến sẩy thai, vì trong rau có chứa nhiều Papaverin. Vì thế không nên ăn nhiều hơn 30g. Những mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non, hiếm muộn nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là nước ép rau ngót lại càng không.
 

Rau chùm ngây

 


Từ thời xa xưa, chum ngây được sử dụng như một loại thuốc tránh thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone khiến tử cung mềm để giữ thai. Tuy nhiên, chất alpha-sitosterol có nhiều trong chùm ngây khiến tử cung co lại và gây sẩy thai.
 

Rau răm

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, ăn nhiều rau răm còn khiến tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

 

4 loại quả mẹ bầu không nên ăn

 
Phụ nữ mang thai không nên ăn các loại trái cây sau đây để tránh rủi ro cho thai nhi:
 

Dứa

 


 
Theo các nhà khoa học thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn hay uống nước ép dứa. Vì trong dứa tươi có chứa chất bromelain có thể làm tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.
 

Nhãn


Theo Y học cổ truyền thì nhãn có vị ngọt, rất tốt cho sức khỏe nhiều người nhưng phụ nữ mang thai thì không nên ăn quả này. Vì nhãn thường có hiện tượng nóng trong có thể khiến động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
 

Quả táo mèo

Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo cá tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung, co giãn theo nhịp nhưng hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.
 

Đu đủ xanh

 


Trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt có và sẽ gây ra sẩy thai. Tuy nhiên, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, đu đủ xanh có thể là lựa chọn tốt cho bạn sau khi sinh chứ không phải là lúc đang mang thai.
 
Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.
 
Trên đây là danh sách những loại rau – quả mẹ nên hạn chế ăn trong thai kì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về thực phẩm dinh dưỡng để xây dựng cho mình 1 thai kì khỏe mạnh. Thường xuyên theo dõi sức khỏe thai nhi để có phương án giúp mẹ khỏe con ngoan. Chúc mẹ thành công!
 
Theo myeva.vn

Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu 3 tháng giữa ăn rau răm được không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vì sao bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau răm.

Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau răm

Bà bầu được khuyến cáo không ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ vì chiết xuất P. Oleracea có thể kích thích khiến tử cung co bóp mạnh gây xuất huyết âm đạo, sảy thai. Mặc dù chiết xuất P. Oleracea chỉ có trong rau răm thân tía, nhưng bà bầu 3 tháng đầu cũng không nên ăn cả rau răm thân trắng. Theo Đông y, rau răm có tính nóng, có thể khiến bà bầu bị chảy máu gây băng huyết, thiếu máu trong trường hợp ăn một lượng lớn hoặc ăn thường xuyên. Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu âm đạo dọa sảy thai,… nên tuyệt đối tránh xa rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ, kể cả rau răm thân trắng.

Bà bầu 3 tháng giữa ăn rau răm được không?

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đã làm tổ ổn định, bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Khi này bà bầu có thể ăn khoảng 50g rau răm mỗi tuần, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 cọng. Rau răm thường được làm gia vị ăn kèm trứng vịt lộn, cháo ngao, cháo trai, thịt bò xào, canh hến,… Đây là những món ăn bổ dưỡng, được nhiều bà bầu ưa thích. Còn rau răm lại là 1 trong những thực phẩm có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ béo phì khi muốn 3 tháng giữa ăn gì để vào con không vào mẹ. Khi sử dụng rau răm làm gia vị mẹ chỉ nên cho 1 lượng nhỏ, nên chọn rau răm trắng thay cho rau răm tía để loại bỏ nguy cơ sảy thai đồng thời giúp mẹ bầu bổ sung những dưỡng chất tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Nếu ăn nhiều hơn 120g rau răm tía mỗi tuần, bà bầu 3 tháng giữa vẫn có thể bị sảy thai. Ngoài ra bà bầu còn có thể bị nóng trong, khó tiêu, chướng bụng nếu ăn quá nhiều rau răm, kể cả loại rau răm thân trắng, kiểm soát lượng rau răm dùng trong mỗi bữa ăn là cần thiết ở mọi thời điểm và mọi đối tượng.

Bà bầu 3 tháng giữa có thể ăn 2 – 3 nhánh rau răm mỗi lần

Có thể dùng rau răm để phá thai hay không?

Người xưa thường sử dụng rau răm khi muốn phá thai. Kinh nghiệm dân gian truyền lại, một người ăn khoảng 500g rau răm thân tía sẽ bị sảy thai ngay lập tức. Tuy nhiên y học hiện đại chưa thực hiện bất kỳ một nghiên cứu nào về đề tài này để chứng minh và công nhận tính xác thực của quan điểm này. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng rau răm thân tía để làm gia vị. Cũng như cần kiểm soát lượng rau răm thích hợp cho bà bầu trong 3 tháng giữa và toàn bộ thai kỳ.

Bà bầu cần chú ý gì khi ăn rau răm?

Cùng với đó, khi ăn rau răm bà bầu 3 tháng giữa cũng cần chú ý:

  • Rửa rau thật sạch trước khi ăn
  • Chỉ sử dụng làm gia vị trong những món ăn không có loại gia vị khác thay thế với liều lượng nhỏ
  • Không chọn rau răm thay thế các loại rau thơm khác khi mang thai
  • Không ăn các món ăn có chứa rau răm cùng thời điểm uống sắt và canxi cho bà bầu để không bị giảm hấp thụ. Thay vào đó bà bầu nên uống canxi sau bữa sáng 1 – 2 giờ và uống sắt sau khi uống canxi 1 – 2 giờ.

Không uống sắt và canxi cùng các bữa ăn, bao gồm cả các bữa ăn có rau răm làm gia vị

Bài thuốc Đông y dùng rau răm chữa bệnh

Bên cạnh những nguy cơ có thể xảy ra khi bà bầu ăn rau răm, Đông y cũng sử dụng rau răm như một vị thuốc để điều trị một số bệnh lý phổ thông rất hiệu quả với người không mang thai. Cụ thể như sau:

  • Tiêu hóa kém, chướng bụng, đầy hơi: Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, tiệt trùng, giã nhỏ vắt lấy nước uống. Lấy bã xoa bụng với rốn làm trung tâm.
  • Cảm cúm: lấy 1 nắm rau răm đã được rửa sạch, tiệt trùng + 3 lát gừng sống giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Hoặc lấy 20g rau răm + 20g tía tô + 16g kinh giới + 16g xương bồ + 10g xuyên khung + 10 bạch chỉ + 10g kiện sắc lấy nước uống.
  • Nhiễm lạnh gây đau bụng tiêu chảy: 16g rau răm khô + 12g bạch truật + 16g kinh giới + 12g lương khương + 10g quế + 4g gừng nướng sắc với 2 bát nước đến khi còn 1 bát thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
  • Rắn cắn: Giã nhỏ 1 nắm rau răm vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn và băng bó chặt.
  • Nước ăn chân: rau răm giã nhỏ lấy bã đắp vào khu vực nước ăn chân hoặc lấy nước cốt thoa lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần. Giữ khô ráo khu vực bị nước ăn chân để chống bội nhiễm.

Rau răm là 1 vị thuốc Đông y dùng để chữa rắn cắn

Bà bầu 3 tháng giữa có thể ăn 2 – 3 nhánh rau răm mỗi ngày và nên chọn rau răm trắng thay cho rau răm tía. Thận trọng khi sử dụng thực phẩm là cách giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất an toàn, lành mạnh, nâng cao sức khỏe thai kỳ.

Video liên quan

Chủ Đề