Tại sao cấy que tránh thai lại tăng cân

Cấy que tránh thai và những điều cần biết

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, hiểu quả cao và an toàn. Hiện đang là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn.

Cấy que tranh thai là gì?

Những chiếc que cấy tránh thai có hình dáng là một chiếc ống nhỏ, được làm từ chất dẻo, trong đó có chứa thuốc tránh thai. Bác sĩ sẽ gây tê mặt trong của cánh tay rồi dùng thủ thuật để cấy ống nhỏ này dưới da tay [tay không thuận] của người phụ nữ. 

Ưu điểm của cấy que tranh thai

  • Hiệu quả lên đến 99%.
  • Có tác dụng lâu dài từ 3-5 năm,hoặc lâu hơn tùy theo loại thuốc
  • Que được cấy dưới da tay nên rất kín đáo, người ngoài khó nhận biết được.
  • Thủ thuật cấy que nhẹ nhàng, đơn giản và nhanh chóng. 
  • Không lo biến chứng viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
  • Không lo mang thai ngoài ý muốn.
  • Không gây ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.
  • Ngay khi tháo que cấy thì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường

Nhược điểm có thể khi cấy que tránh thai [tùy cơ địa mỗi người]

  • Rong kinh, kéo dài trong trong vài tháng đầu
  • Tăng cân,tùy thuộc cơ địa mỗi người
  • Thay đổi tâm lý

Các trường hợp không nên cấy que tránh thai:

  • Có khả năng đang mang thai: Với những trường hợp này cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn về tình trạng có thai hay không.
  • Không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
  • Phụ nữ đang sử dụng một số thuốc có nguy cơ làm giảm hiệu quả tránh thai của que tránh thai như thuốc điều trị lao, động kinh, HIV, và một số loại thuốc kháng sinh.
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh mà không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử mắc một số bệnh như ung thư vú, bệnh gan, đột quỵ.

Hiện tại BV Hoàn Mỹ Vạn Phúc 1 có dịch vụ cấy QUE TRÁNH THAI, phương pháp sẽ được đội ngũ bác sĩ khoa Sản phụ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn tư vấn và thực hiện.

------------------------------------------------------------------------------------------

BỆNH VIỆN HOÀN MỸ VẠN PHÚC 1

Địa chỉ BV: 45 Hồ Văn Cống, P.Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Hotline tư vấn: 0274 3 777 999/www.hoanmyvanphuc.com

Tăng cân, dễ cáu gắt

Từng chọn phương pháp tránh thai bằng việc uống thuốc tránh thai hàng ngày, tuy nhiên, chỉ sơ suất quên một lần uống mà chị Mai Thu Trang [Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội] nhỡ kế hoạch. Không đành bỏ, vợ chồng chị quyết định sinh đứa con thứ ba. Sau đó, chị lựa chọn cấy que tránh thai vì đơn giản là không cần phải nhớ giờ uống thuốc và hiệu quả được nhiều người ca ngợi.

Theo chia sẻ của chị Trang, ngay sau khi cấy que tránh thai, những ngày “đèn đỏ” hàng tháng cũng không xuất hiện, càng khiến chị hoàn toàn yên tâm về phương pháp này. Tuy nhiên, cơ thể có biểu hiện tăng cân, hơi đau đầu và tâm lý khá nóng nảy. Đáng nói, sau một năm “vô tư”, chị phát hoảng với ngày trở lại của nguyệt san bằng trận đau bụng kéo dài hai ngày và chu kỳ 16 ngày “ào ạt như vỡ đê”.

Tiếp tục không thấy dấu hiệu của nguyệt san thêm ba tháng nữa, chị Trang lại đón nhận 19 ngày liên tục rong kinh... và chu trình này lặp đi lại sau 19 ngày tắt kinh. Kèm theo đó là cơ thể thay đổi, dễ cáu gắt, đau bụng thường xuyên hơn và xuất hiện thêm triệu chứng nôn ói như bầu nghén. Phát hoảng, chị đành đi tháo que tránh thai.

Cùng chọn biện pháp tránh thai này, không ít chị em đã gặp tình trạng tương tự chị Trang. Dù không bị tăng cân nhưng chị Nguyễn Hoài Hương [Nguyễn An Ninh, Hoàng Mai, Hà Nội] cũng choáng vì sự trở lại của kỳ đèn đỏ đã tắt khoảng một năm sau khi cấy que tránh thai. Những ngày đầu kỳ kinh, chị buộc nghỉ việc vì đau bụng và choáng váng do lượng kinh ra quá nhiều. Kỳ “đèn đỏ” kéo dài suốt ba tuần liên tiếp khiến cơ thể rất khó chịu. Chị quyết định đi khám sản khoa và nhận được lời khuyên, nếu còn tiếp tục rong kinh kéo dài và lượng lớn bất thường thì nên tháo que tránh thai.

Lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp

Trao đổi với Báo Giao thông, BS. Nguyễn Kim Dung, chuyên Khoa Sản, Trung tâm Đa khoa Thái Hà cho biết, bất kỳ loại tránh thai nào cũng có ưu, nhược điểm riêng. Do vậy, loại tránh thai này có thể hiệu quả, phù hợp với người này nhưng có thể lại mang lại phiền phức, thậm chí nhiều tác dụng phụ với người khác.

Chia sẻ về phương pháp cấy que tránh thai, BS. Dung cho biết, que cấy tránh thai có kích thước nhỏ như que diêm chứa hormone progestin được cấy dưới da, ở mặt trong bắp tay. Sau khi đưa vào vùng da dưới cánh tay, que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể ngăn ngừa sự rụng trứng, đồng thời tiết ra nhiều chất nhờn ở cổ tử cung, bít lấy cổ tử cung, ngăn quá trình thụ tinh.

Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi và có độ tránh thai an toàn cao. Hơn nữa, que cấy không động chạm đến bộ phận sinh dục nên không ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu”. Tuy nhiên, phải thừa nhận cũng có những tác dụng phụ khá rõ rệt ở phương pháp này là hiện tượng: Vô kinh, rong kinh, đau đầu… [trong đó vô kinh là phổ biến]. Bên cạnh đó, thi thoảng có gặp hiện tượng chóng mặt, buồn nôn hay căng ngực…

Que cấy tránh thai đang lưu hành thông dụng ở Việt Nam có tên Implaton. Loại que cấy này chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ có thai, nghi ngờ có thai hoặc đang bị ung thư vú.

Chống chỉ định tương đối với phụ nữ mắc Lupus ban đỏ hệ thống; Ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân, đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm; Đau nửa đầu; Các bà mẹ đang cho con dưới 6 tuần tuổi bú…

Lý giải về hiện tượng vô kinh, bà Dung cho hay, nó xảy ra tương tự như thời kỳ vô kinh của các bà bầu. Vô kinh sau khi cấy que tránh thai không phải là bệnh lý nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. “Nhưng nếu sử dụng que cấy mà bị rong kinh hay đau đầu kéo dài, nhất là khi lượng nguyệt san lớn thì nên tới cơ sở y tế đã cấy que để thăm khám và tháo que cấy ra nếu cần”, BS. Dung cho biết.

Theo BS. Dung, rất khó để tư vấn, khuyến cáo chị em nên dùng phương pháp tránh thai nào là phù hợp nhất bởi mỗi người có một cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi đã quyết định sử dụng các biện pháp như cấy que tránh thai, đặt vòng hay tiêm thuốc tránh thai thì chị em nên lựa chọn dịch vụ ở những cơ sở có uy tín để đạt hiệu quả cao, tránh tiền mất, tật mang.

Là phương pháp ngừa thai khá hiệu quả nhưng tác dụng phụ của cấy que tránh thai khiến nhiều chị em lo ngại. Vậy những tác dụng phụ đó là gì? Nếu bạn đang có ý định cấy que tránh thai, đừng bỏ qua bài viết sau.

Tổng quát về cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai đang là phương pháp được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bởi tính hiệu quả của nó và không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai sau này. Tuy nhiên, bất kể phương pháp nào cũng đều tồn tại ưu nhược điểm. Trước khi tìm hiểu những tác dụng phụ của cấy que tránh thai, nếu chị em chưa biết đây là phương pháp ngừa thai gì thì hãy tham khảo những thông tin cơ bản sau.

Que tránh thai

Đây là những ống được làm bằng nhựa, có kích thước bằng que diêm. Vị trí cấy que là dưới da tay không thuận. Hormone chứa trong que cấy thường là nội tiết tố progesterone.

Sau khi cấy 24 giờ, que sẽ phát huy tác dụng và tùy vào loại que sử dụng mà hiệu quả có thể lên tới 3 – 5 năm hoặc lâu hơn. Khi đã dùng que tránh thai, người phụ nữ không cần tới những biện pháp tránh thai khác.

Hình ảnh que tránh thai

Những cơ chế hoạt động của que tránh thai

Ba cơ chế chính để que tránh thai hoạt động là:

– Làm chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại. Chính điều này đã ngăn tinh trùng vào tử cung.

– Ngăn cản quá trình rụng trứng.

– Hạn chế tối đa trứng làm tổ trong tử cung.

Sau khi được cấy vào cơ thể, que cấy sẽ dần dần phóng hormone vào cơ thể người phụ nữ để thực hiện những chức năng trên. Khi muốn mang thai trở lại, que cấy có thể được tháo ra bất cứ lúc nào và quá trình rụng trứng sẽ diễn ra như trước.

Quy trình thực hiện cấy que tránh thai

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai có thể xảy ra nếu quy trình thực hiện không đảm bảo. Xét về quy trình, thao tác cấy que thường chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn, tầm vài phút. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ kiểm tra tính ổn định của que và thảo luận với người phụ nữ những vấn đề về sức khỏe.

Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiến hành gây tê và dùng dụng cụ vô trùng để cấy quei vào vùng da dưới cánh tay. Chỗ cấy sẽ được quấn băng cố định trong vòng 24 giờ.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn những biểu hiện bất thường có thể có sau khi cấy, nhằm nhận biết những tác dụng phụ của cấy que tránh thai sớm nếu có và căn dặn những trường hợp cần liên hệ lại ngay.

Quy trình cấy que diễn ra nhanh chóng, đơn giản

Tháo que tránh thai như thế nào?

Cũng tương tự như việc cấy que tránh thai, việc tháo que tránh thai cũng chỉ diễn ra trong vài phút. Trước hết, bác sĩ sẽ gây tê ở phần cuối que tránh thai sau đó rạch một vết nhỏ ở đây để rút que cấy ra. Vết mổ sẽ được băng lại.

Sau khi tháo, nếu có triệu chứng gì bất thường, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có những lời khuyên chính xác nhất.

Một số que tránh thai và thời gian phát huy tác dụng

Que Norplant: Bộ gồm 6 que, có tác dụng khoảng 5 – 7 năm.

Que Jadelle, Sinoplant: Bộ 2 que, có tác dụng trong khoảng 5 năm.

Que Implanon: Chỉ có 1 que, có tác dụng trong khoảng 3 năm.

Ưu điểm của que tránh thai

Mặc dù vẫn có những tác dụng phụ của cấy que tránh thai, nhưng so với những phương pháp khác, cấy que có khá nhiều điểm vượt trội như:

– Cấy kín đáo, thủ thuật nhẹ nhàng, người khác khó nhận ra.

– Thích hợp với những người bận rộn, không nhớ uống thuốc tránh thai đúng liệu trình.

– Những người không dùng được thuốc tránh thai chứa estrogen vì đang cho con bú, huyết áp cao hoặc trên 40 tuổi vẫn có thể dùng phương pháp này.

– Không bị viêm nhiễm vùng sinh dục, hay tuột vòng dẫn đến có thai ngoài ý muốn như đặt vòng tránh thai.

– Lượng máu kinh và cơn đau bụng kinh giảm đáng kể.

Cấy que có khá nhiều ưu điểm vượt trội

2. Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là gì?

Dù có hiệu quả vượt trội so với những biện pháp tránh thai khác nhưng một số tác dụng phụ vẫn xảy ra khi cấy que tránh thai. Những tác dụng phụ phổ biến nhiều người gặp phải như:

Rong kinh

Đây là tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp nhất. Sau khi cấy, nhiều người bị rong kinh, trễ kinh hoặc rỉ máu âm đạo. Tuy nhiên, đây chỉ là những tác dụng lành tính nên chị em có thể yên tâm.

Rối loạn kinh nguyệt

Do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nên sau khi cấy, một vài chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ không đều hoặc có thể không xuất hiện. Tuy nhiên, nếu sau ba tháng, chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện thì bạn nên thăm khám sớm.

Nổi mụn, nám da

Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố. Lúc này, cơ thể chưa quen với hormone trong que tránh thai.

Cũng do sự thay đổi hormone, cụ thể là progesterone khiến cơ thể chưa thích nghi kịp. Khi nội tiết tố đã ổn định, những vết nám sẽ mờ và hết dần nên bạn có thể an tâm.

Ngứa

Ngứa cũng là một trong những tác dụng phụ của cấy que tránh thai khá phổ biến. Tuy nhiên, ngứa chỉ xảy ra tạm thời và sẽ nhanh chóng hết. Nhưng nếu vị trí cấy que bị ngứa, kèm sưng tấy, đau, chảy mủ thì bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám.

Tăng cân

Nguyên nhân cũng xuất phát từ hormone progesterone. Bạn không cần quá lo lắng nếu chỉ tăng cân bình thường. Nhưng nếu tăng cân không kiểm soát, không rõ nguyên nhân thì rất có thể que cấy đã tác động đến tuyến yên, tuyến giáp. Lúc này, có thể bạn phải tháo que và dùng những biện pháp tránh thai khác.

Một số tác dụng phụ của cấy que tránh thai khác

– Vô kinh: thường xuất hiện sau một năm cấy que. Tình trạng này khoảng 30% phụ nữ mắc phải.

– Đau đầu, mệt mỏi, căng tức ngực, stress,… Tuy nhiên những hiện tượng này xảy ra khá ít.

– Giảm ham muốn tình dục.

– Xác suất mang thai vẫn có thể xảy ra.

– Que cấy có thể di chuyển vị trí nếu cấy que ở những cơ sở không có uy tín, que cấy có chất lượng thấp hay sự vận động cơ thể.

Các bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều. Bởi hầu hết tác dụng phụ của cấy que tránh thai sẽ giảm dần rồi mất hẳn theo thời gian. Nhưng trong thời gian cấy que, bạn nên dành thời gian tới những cơ sở y tế hay bệnh viện có uy tín để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn khi cấy que.

3. Làm cách nào để hạn chế tác dụng phụ của cấy que tránh thai

– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung rau, củ, quả, nhất là rau xanh. Những dưỡng chất có trong rau, củ, quả sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng thích nghi và điều tiết sự thay đổi bên trong khi cấy que tránh thai.

– Tập thể dục đều đặn: Việc tập thể dục thường xuyên, có khoa học sẽ làm bạn giảm căng thẳng – một trong những tác dụng không mong muốn khi cấy que.

– Ngoài ra, khi bạn tập thể dục, đó cũng là cách giảm cân khoa học và sức đề kháng của cơ thể tăng lên.

– Khám sức khỏe định kỳ: Nếu muốn bảo vệ sức khỏe của mình, khám định kỳ là rất cần thiết. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để nghe lời tư vấn của bác sĩ đồng thời có thể rút que cấy trong trường hợp cần thiết.

Tập thể dục là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi tác dụng phụ của cấy que tránh thai

4. Giải đáp một số thắc mắc cho chị em về cấy que tránh thai

Tín hiệu quả của que cấy tránh thai là như thế nào?

Sử dụng que cấy, hiệu quả tránh thai có thể lên đến 99% và kéo dài 3 – 5 năm tùy loại que mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, HIV/AIDS hay những bệnh lây qua đường tình dục thì que tránh thai không thể ngăn ngừa.

Khi nào có thể cấy que tránh thai và bắt đầu phát huy tác dụng khi nào?

Thủ thuật này có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Thông thường, người ta sẽ cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu vừa sinh em bé, bạn có thể cấy trong vòng 21 ngày sau đó. Nếu vừa sảy thai, có thể cấy trong vòng 5 ngày.

Que cấy tránh thai sẽ phát huy chức năng tức thì nếu bạn cấy trong khoảng thời gian trên. Nếu cấy vào những ngày khác, que thử thai sẽ có hiệu quả sau 7 ngày. Vì thế, bạn vẫn nên dùng thuốc tránh thai nếu quan hệ lúc này.

Một lưu ý cho các chị em phụ nữ trước khi thực hiện phương pháp, nhằm không bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của cấy que tránh thai là phải chắc chắn rằng mình không mang thai.

Muốn cấy que phải đảm bảo mình không có thai

Ai không nên cấy que tránh thai?

Dù được sử dụng rất rộng rãi nhưng cũng tương tự như những phương pháp tránh thai khác, việc dùng que tránh thai vẫn chống chỉ định với những đối tượng sau:

– Đang mang thai hoặc chưa xác định mình đang mang thai hay không.

– Phụ nữ đang cho con dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ.

– Xuất huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân.

– Đang bị ung thư vú hoặc đang có nguy cơ ung thư vú.

– Bị dị ứng với thành phần của thuốc.

– Đang mắc những bệnh về gan, chức năng của gan chưa trở lại trạng thái bình thường.

– Bị u bướu phụ thuộc progesterone.

– Thuyên tắc phổi,…

– Nghẽn tĩnh mạch huyết khối.

Đây cũng là lý do vì sao trước khi cấy que, bạn nên thăm khám để xem mình có phù hợp hay không, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Những tác dụng phụ của cấy que tránh thai là khó tránh nhưng đây vẫn là một biện pháp tránh thai được đánh giá rất cao vì tính hiệu quả của nó. Vì thế, trước khi chọn thực hiện phương pháp này, các bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra, đảm bảo mình đủ điều kiện thực hiện, đẩy lùi những tác dụng phụ không mong muốn. Hi vọng qua những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ tìm ra phương pháp tránh thai hiệu quả nhất .

Video liên quan

Chủ Đề